7 điều cần biết về nhóm thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta là loại thuốc có thể làm giảm căng thẳng trên tim và mạch máu. Thuốc cũng có tác dụng giúp kiểm soát đau nửa đầu, lo lắng, run và các bệnh lý khác.

Các tên khác của thuốc chẹn beta như chất đối kháng beta, chất chẹn beta-adrenergic và chất đối kháng beta-adrenergic.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại thuốc chẹn beta, cơ chế tác động và công dụng điều trị.

Cơ chế tác dụng thuốc chẹn beta

Các bác sĩ chủ yếu kê đơn thuốc chẹn beta để kiểm soát các triệu chứng tim mạch, như đau thắt ngực và tăng huyết áp.

Thuốc chẹn beta hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của một số hooc môn của hệ thần kinh, như adrenaline. Với cơ chế này, thuốc giúp ngăn chặn việc kích hoạt phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.

Adrenaline và noradrenaline là các hooc môn hỗ trợ các cơ hoạt động mạnh. Đây là một phần quan trọng để ứng phó với tác nhân nguy hiểm.

Nếu cơ thể tiết ra lượng adrenaline cao, có thể làm cho nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đổ mồ hôi nhiều, lo lắng và tim đập nhanh.

Việc ngăn chặn giải phóng các hooc môn này làm giảm căng thẳng cho tim và giảm lực co bóp của cơ tim. Ngược lại cũng làm giảm áp lực lên các mạch máu trong tim, não và phần còn lại của cơ thể.

Thuốc chẹn beta cũng ức chế sản xuất angiotensin II, một loại hooc môn do thận sản xuất. Do đó giúp các mạch máu thư giãn và giãn ra, làm giảm lưu lượng máu qua chúng.

Tác dụng thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta có nhiều tác dụng. Dưới đây là công dụng của thuốc.

Các triệu chứng tim mạch

Tác dụng chính của thuốc chẹn beta là kiểm soát các triệu chứng tim mạch.

Thuốc có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa các bệnh lý như:

Năm 2012, Học viện thần kinh Hoa Kỳ và Hiệp hội đau đầu Hoa Kỳ đã khuyến nghị sử dụng hai loại thuốc chẹn beta: propranolol và metaprolol là lựa chọn hàng đầu trong điều trị phòng ngừa đau nửa đầu. 

Một đánh giá năm 2019 trên thế giới đã kết luận rằng propranolol có hiệu quả hơn giả dược trong ngừa đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng

Nhìn chung, các kết quả cho thấy rằng thuốc này có thể giảm từ 5 xuống 3 đợt khởi phát triệu chứng mỗi tháng.

Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp là tình trạng tăng áp lực nội nhãn do tích tụ dịch. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây mất thị lực ở người lớn tuổi.

Các bác sĩ thường kê đơn thuốc nhỏ mắt có chứa thuốc chẹn beta để giảm tiết dịch và giảm áp lực trong mắt.

Lo lắng

Thuốc chẹn beta ngăn chặn tác động của hooc môn căng thẳng. Do đó, cũng có thể làm giảm các triệu chứng cơ thể của lo lắng, như run và đổ mồ hôi.

Mặc dù thuốc chưa được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để điều trị chứng lo âu, các bác sĩ có thể kê đơn không theo hướng dẫn trên nhãn.

Tuy nhiên, không thể tự dùng thuốc chẹn beta để điều trị chứng lo âu. Các phương pháp điều trị khác như tư vấn, có thể giúp giải quyết các nguyên nhân cơ bản của lo lắng.

Cường giáp

Thuốc chẹn beta có thể làm giảm các triệu chứng như run và nhịp tim nhanh ở những người có tuyến giáp hoạt động quá mức.

Tác dụng của thuốc là ức chế hoạt động của hooc môn tuyến giáp trong máu.

Run vô căn

Thuốc chẹn beta như propranolol và primidone có thể giúp kiểm soát chứng run vô căn.

Các nghiên cứu cho thấy rằng 50 - 60% bệnh nhân cải thiện triệu chứng khi dùng propranolol, đặc biệt là triệu chứng run tay.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng thuốc này khi cần thiết hoặc mọi lúc, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.

Các loại thuốc và biệt dược

Thuốc chẹn beta giúp kiểm soát một loạt các tình trạng bằng cách ức chế các thụ thể beta của cơ thể.

Có ba loại thụ thể beta:

  • Thụ thể beta-1 (B1), chủ yếu xảy ra ở tim và điều chỉnh hoạt động của tim.
  • Các thụ thể beta-2 (B2), xuất hiện ở các cơ quan và đóng một vai trò trong việc thư giãn cơ trơn và hoạt động trao đổi chất.
  • Thụ thể beta-3 (B3), giúp phân hủy các tế bào mỡ.

Tác dụng của thuốc hiện nay tập trung vào các thụ thể B1 và B2.

Thuốc chẹn beta có loại chọn lọc hoặc không chọn lọc. Thuốc chẹn beta chọn lọc chủ yếu tác động vào tim, trong khi những thuốc không chọn lọc kiểm soát các triệu chứng ở các bộ phận của cơ thể.

Dưới đây là một số loại và biệt dược phổ biến

  • Acebutolol (Sectral)
  • Atenolol (Tenormin)
  • Betaxolol (Kerlone)
  • Bisoprolol / hydrochlorothiazide (Ziac)
  • Bisoprolol (Zebeta)
  • Metoprolol (Lopressor, Toprol XL)
  • Nadolol (Corgard)
  • Propranolol (Inderal)
  • Sotalol (Betapace)
  • Carvedilol (Coreg)

Tác dụng phụ thuốc chẹn beta

Thuốc chẹn beta ảnh hưởng đến các thụ thể trên khắp cơ thể và có thể có một loạt tác dụng phụ như:

Những người bị bệnh Raynaud hoặc bệnh hen có thể có các tác dụng phụ rõ rệt hơn.

Ngoài ra cũng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, đặc biệt là ở những người bị bệnh tim.

Thận trọng thuốc chẹn beta

Nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn mắc các bệnh lý sau đây trước khi dùng thuốc chẹn beta:

  • Hen, tuy nhiên vẫn một số loại có thể sử dụng
  • Co thắt phế quản
  • Bệnh động mạch ngoại biên nặng, bao gồm cả bệnh Raynaud
  • Nhịp tim chậm
  • Suy tim không kiểm soát

Những người bị suy tim ổn định có thể sử dụng thuốc chẹn beta.

Những người bị bệnh tim, đau ngực và có tiền sử dùng cocaine nên báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc chẹn beta. Do có một số tranh luận về tính an toàn khi sử dụng thuốc chẹn beta trong những trường hợp này.

Những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là hạ đường huyết cần theo dõi đường huyết thường xuyên. Điều này là do thuốc chẹn beta có thể gây khó nhận biết các dấu hiệu của hạ đường huyết như nhịp tim nhanh.

Một số loại thuốc chẹn beta có thể an toàn cho thai kỳ nếu được bác sĩ tư vấn. Bác sĩ có thể tư vấn về loại thuốc chẹn beta nào phù hợp người bệnh sau khi đánh giá tiền sử bệnh.

Tương tác thuốc chẹn beta

Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc chẹn beta có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Các thuốc như:

  • Điều trị rối loạn nhịp tim, để kiểm soát nhịp tim không đều
  • Thuốc hạ huyết áp
  • Thuốc chống loạn thần, để điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng
  • Clonidine, để điều trị tăng huyết áp và chứng đau nửa đầu
  • Mefloquine, để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh sốt rét

Các thuốc chẹn beta khác nhau có thể có các tương tác khác nhau. Dược sĩ hoặc bác sĩ có thể tư vấn về loại thuốc nào mà từng loại thuốc chẹn beta sẽ tương tác.

Vì lý do này, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc nào họ đang sử dụng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng.

Ngừng thuốc chẹn beta

Không nên đột ngột ngừng dùng thuốc chẹn beta mà không có chỉ định hoặc không được bác sĩ theo dõi.

Đột ngột ngừng thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, đặc biệt là sau nhồi máu cơ tim hoặc đang điều trị đau thắt ngực.

Tóm lại

Thuốc chẹn beta là lựa chọn điều trị đầu tiên cho nhiều bệnh lý. Chúng đặc biệt hữu ích để cải thiện các triệu chứng tim mạch, như tăng huyết áp.

Người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc chẹn beta và nên đảm bảo rằng bác sĩ biết về các bệnh lý mắc phải hoặc các loại thuốc khác đang sử dụng.


Câu hỏi liên quan

Hiện nay các thuốc chẹn beta giao cảm được chia thành 3 phân nhóm: Phân nhóm I (atenolol, bisoprolol, metoprolol); Phân nhóm II (propranolol, nadolol, timolol); Phân nhóm III (carvedilol, labetalol)
Xem thêm
Thuốc chẹn beta được phân loại như sau: Nhóm thuốc ức chế beta không chọn lọc; Nhóm thuốc ức chế chọn lọc beta1; Nhóm ức chế beta không chọn lọc và ức chế alpha1...
Xem thêm
Trong đó cần chú ý nhất là 2 tác dụng phụ sau: Gây ra hoặc làm nặng thêm suy tim; Gây co thắt phế quản
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc chẹn beta
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!