Áp xe: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Áp xe là những ổ mủ chứa đầy xác bạch cầu, đại thực bào, vi khuẩn cũng như các mảnh vụn hữu cơ. Nó là kết quả của phản ứng giữa các tế bào miễn dịch với tác nhân gây bệnh.

Video Áp xe

Áp xe thường hình thành dưới da hoặc dưới niêm mạc (do các ổ nhiễm khuẩn răng miệng). Tổn thương thường xuất hiện dưới dạng khối mềm với nhiều kích thước khác nhau, sưng, nóng đỏ và chứa đầy mủ.  

Áp xe da thoạt đầu nhìn có thể giống những bệnh lý da liễu khác, chẳng hạn như mụn nhọt hoặc côn trùng cắn. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, bạn hãy đi khám bác sĩ ngay. 

Các phương pháp điều trị áp xe bao gồm: sử dụng thuốc kháng sinh, phẫu thuật hoặc kết hợp cả hai. Trong những ca bệnh nặng, bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật đễ dẫn lưu và gửi bệnh phẩm đến phòng thí nghiệm để xác định các loại vi khuẩn có mặt. Hầu hết các trường hợp áp xe đều được điều trị hiệu quả và để lại ít biến chứng. Tuy nhiên, những ổ áp xe sâu hoặc áp xe nội tạng có thể khiến người bệnh chịu biến chứng lâu dài. 

Các thể áp xe

 Áp xe da là thể bệnh thường gặp nhất. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com Áp xe da là thể bệnh thường gặp nhất. Nguồn ảnh: Medicalnewstoday.com

Áp xe có thể hình thành ở bất kì vị trí nào trên cơ thể. Từ những trường hợp xuất hiện ngay dưới da, dễ dàng nhận thấy đến nằm sâu bên trong cơ thể, gây ra các biến chứng nghiêm trọng. 

Sau đây là các thể áp xe thường gặp:  

  • Áp xe da. Nguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn (phổ biến nhất là Staphylococcus), viêm nang lông, nhọt hoặc các vết thương bị nhiễm trùng.  
  • Áp xe quanh răng. Các tổn thương tổ chức cứng như sâu, nứt răng có thể làm chết tủy. Từ đó, vi khuẩn sẽ lan rộng xuống mô chóp răng dẫn đến áp xe.  

Một số thể áp xe hiếm gặp: 

  • Áp xe ổ bụng có thể hình thành bên cạnh hoặc trong các cơ quan như gan, tụy hoặc thận. Nguyên nhân gây bệnh thường là do tình trạng viêm nhiễm hoặc vỡ tạng (ruột thừa hoặc buồng trứng). 
  • Áp xe gan do amip xảy ra khi amip đường ruột xâm nhập vào gan. Ngoài ra, gan có thể bị nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột như Entamoeba histolytica, lây lan qua thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Bệnh lý này thường gặp ở những người có mức sống thấp, ở trong môi trường kém vệ sinh.  
  • Áp xe hậu môn trực tràng thường khởi phát do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, vết thương hở, bít tắc các tuyến hoặc chấn thương hậu môn.
  • Áp xe tuyến Bartholin hình thành do tắc các tuyến ở hai bên âm đạo. Theo thời gian, dịch tiết tích tụ lại dẫn đến nhiễm khuẩn và hình thành áp xe. 
  • Áp xe não hình thành khi nhu mô não bị vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập. Áp xe làm tăng áp lực nội sọ, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như co giật, mất ngôn ngữ và rối loạn chức năng cơ. Vì vậy, đây là một cấp cứu y khoa và cần được điều trị ngay lập tức. 
  • Áp xe ngoài màng cứng, một trường hợp hiếm gặp do nhiễm trùng vùng giữa màng não (màng bao phủ não và tủy sống) và xương sọ hoặc cột sống. Nếu bên trong hộp sọ, đó là áp xe ngoài màng cứng nội sọ. Nếu ở cột sống thì là áp xe ngoài màng cứng cột sống, đây là loại áp xe ngoài màng cứng thường gặp nhất. 
  • Áp xe quanh amidan thường do vi khuẩn Streptococcus tan huyết beta nhóm A, cùng loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm họng gây ra. Tuy nhiên, áp xe quanh amidan rất hiếm gặp do thuốc kháng sinh có thể làm cho viêm amidan biến mất nhanh chóng. 
  • Áp xe gan nhiễm khuẩn là một thể bệnh trong đó một phần của gan bị vi khuẩn xâm nhập và sinh mủ. Nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn đường mật hoặc chấn thương gan. 
  • Áp xe tủy sống là một thể rất hiếm gặp, thường là biến chứng của áp xe ngoài màng cứng. 

Triệu chứng của áp xe

Sưng là một triệu chứng dễ nhận thấy của áp xe. Nguồn ảnh: Pedsinreview.aappublications.orgSưng là một triệu chứng dễ nhận thấy của áp xe. Nguồn ảnh: Pedsinreview.aappublications.org

Các triệu chứng áp xe khác nhau tùy thuộc vào vị trí khởi phát, mức độ nghiêm trọng hay các bệnh lý kèm theo.

Các triệu chứng biển hiện trên da có thể là: 

  • Chảy dịch hoặc mủ
  • Đau 
  • Loét hoặc bong da
  • Sưng, nóng đỏ

Một số triệu chứng toàn thân có thể gặp là:

  • Nổi hạch
  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh hoặc đổ mồ hôi
  • Đau đầu
  • Đau khớp
  • Chán ăn hoặc sút cân nhanh chóng
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
  • Các triệu chứng thần kinh (nếu khối áp xe chèn ép lên dây thần kinh hay các cấu trúc của não)
  • Viêm họng 

Trong một số trường hợp, áp xe có thể gây ra các triệu chứng đe dọa đến tính mạng. Do đó, hãy gọi cấp cứu ngay nếu bạn hoặc người thân có các biểu hiện như:

  • Khó nói
  • Thay đổi trạng thái tâm thần như hôn mê hoặc ngất xỉu
  • Vàng da, vàng mắt
  • Co giật
  • Yếu liệt cơ

Nguyên nhân gây áp xe

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây áp xe. Nguồn ảnh: Dentistchannel.onlineNhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến gây áp xe. Nguồn ảnh: Dentistchannel.online

Áp xe là kết quả của sự phản ứng giữa hệ miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Trong đó, vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất. Mặc dù ký sinh trùng ít gây hình thành áp xe hơn nhưng chúng, tuy nhiên chúng có thể mang đến những biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, bất kì vật thể lạ nào cũng có thể gây áp xe. 

Những nguyên nhân phổ biến của áp xe là:

  • Dị vật như gai, mảnh kim loại vỡ 
  • Nhiễm khuẩn túi thừa đại tràng
  • Nhiễm trùng hậu phẫu
  • Nhiễm trùng da
  • Nhiễm khuẩn răng miệng
  • Vết thương hở trên da

Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn là:

  • Nhiễm amip
  • Nhiễm ký sinh trùng 
  • Nhiễm trùng não

Hỏi bệnh 

Để chẩn đoán bệnh lý bạn đang mắc phải, bác sĩ sẽ đặt ra một số câu hỏi như:

  • Triệu chứng đầu tiên xuất hiện vào khi nào?
  • Có các triệu chứng khác kèm theo không?
  • Đã sử dụng thuốc gì tại nhà chưa?
  • Gần đây bạn có bị thương ở khu vực xung quanh áp xe không?

Điều trị áp xe

 Dẫn lưu là phương pháp điều trị áp xe thường được sử dụng. Nguồn ảnh: Emrap.org Dẫn lưu là phương pháp điều trị áp xe thường được sử dụng. Nguồn ảnh: Emrap.org

Các phương pháp điều trị áp xe tập trung vào việc dẫn lưu mủ và tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Chúng bao gồm uống thuốc kháng sinh, chích rạch dẫn lưu hay phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe. Với tổn thương nhỏ, bệnh nhân có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, người bị suy giảm miễn dịch cần đi khám ngay lập tức khi xuất hiện bất kì triệu chứng nào.        

Khi nào cần đến gặp nha sĩ để điều trị áp xe quanh răng 

Áp xe răng gây ra những cơn đau dữ dội cho người bệnh. Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chỉ định chụp phim x quang.

Mục tiêu của điều trị áp xe răng là làm sạch vi khuẩn, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các biến chứng như mất răng. Các bước cụ thể sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và kích thước của ổ nhiễm khuẩn.

Áp xe quanh răng sẽ không tự khỏi nếu không được điều trị. Thậm chí, nó có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng như nhiễm khuẩn huyết. 

Các bác sĩ có thể thực hiện các điều trị bao gồm:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để diệt khuẩn
  • Nhổ bỏ các răng không thể giữ lại
  • Điều trị tủy
  • Phẫu thuật dẫn lưu áp xe

Ngoài ra, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu cơn đau. 

Điều trị áp xe trên da tại nhà

Các ổ áp xe có thể tự tiêu bằng cách chườm một miếng gạc hoặc khăn ấm, ẩm nhiều lần trong ngày. Đảm bảo rửa tay kỹ và thay gạc, giặt sạch khăn sau mỗi lần thực hiện. 

Không tự ý nặn áp xe vì việc làm này có thể khiến nhiễm khuẩn lan rộng hơn. 

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Hãy đi khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Sưng, nóng đỏ quanh áp xe
  • Các triệu chứng xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể
  • Các vệt đỏ xung quanh tổn thương (do nhiễm trùng lan vào hệ thống bạch huyết) 

Bác sĩ sẽ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra các phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh
  • Rạch dẫn lưu hoặc chọc hút mủ
  • Phẫu thuật rộng khi ổ áp xe phát triển quá lớn. Sau đó, bac sĩ có thể gửi mẫu bệnh phẩm để xác định loại vi khuẩn có mặt, từ đó đưa ra được loại kháng sinh phù hợp.  

Hầu hết các trường hợp áp xe trên da đều được điều trị thành công và ít xảy ra biến chứng. 

Biến chứng của áp xe

Các biến chứng áp xe là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và vị trí khởi phát. Áp xe da nhỏ được điều trị kịp thời thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào ngoài một vết sẹo nhỏ. Tuy nhiên, ổ áp xe lớn hoặc nằm sâu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương cho cơ quan bị ảnh hưởng hoặc nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

Phòng tránh áp xe

 Hãy rửa tay thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nguồn ảnh: Nbcnews.com Hãy rửa tay thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn. Nguồn ảnh: Nbcnews.com

Giữ vệ sinh cá nhân tốt là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa hình thành áp xe trên da. Do đó, bạn có thể thực hiện những thói quen hàng ngày sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:

  • Tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt, dao cạo râu hoặc các vật dụng tiếp xúc với da khác.
  • Rửa tay thường xuyên
  • Thận trọng khi sử dụng cạo râu. Nếu da bị tổn thương, hãy rửa sạch bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó, băng vết thương lại bằng gạc và thay mới thường xuyên. 

Nếu bạn mắc các bệnh mạn tính làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn như đái tháo đường, hãy trao đổi với bác sĩ để có cách chăm sóc da tốt nhất. 

Nếu áp xe đã hình thành, bạn không được nặn nó vì việc này có thể khiến nhiễm trùng xâm nhập sâu hơn vào da. Mủ chảy ra từ ổ viêm cần được lau bằng khăn sạch và rửa tay ngay sau đó. Không dùng chung các đồ dùng cá nhân hay đến phòng tập thể dục, bể bơi khi bạn vẫn chưa khỏi bệnh. Nếu có các triệu chứng bất thường nào, hãy đến khám bác sĩ ngay. 

Các ổ áp xe nằm sâu hoặc trong các cơ quan thường là hậu quả của một bệnh lý khác. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp sau có thể giúp giảm nguy cơ tiến triển của bệnh:

  • Có một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Không hoặc bỏ hút thuốc lá
  • Thăm khám định kỳ

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!