Nghẹt đường hô hấp ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp hỗ trợ tại nhà

Nghẹt đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này mặc dù thường không gây nguy hiểm nhưng đôi khi gây khó chịu, gây nghẹt mũi, thở thành tiếng hoặc thở nhanh.

Bé có thể bị tắc nghẽn ở mũi (gọi là nghẹt mũi), hoặc có thể tắc nghẽn ở ngực. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí tắc nghẽn.

Nghẹt mũi rất hay gặp và nếu bé vẫn vui vẻ, ăn uống bình thường thì điều này không đáng lo ngại. 

Tuy nhiên, người chăm sóc bé có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn bằng cách sử dụng dụng cụ bóng hút mũi bằng cao su để loại bỏ chất nhầy dư thừa. Các biện pháp khắc phục tại nhà khác, chẳng hạn như sử dụng máy tạo ẩm và nhỏ nước muối sinh lý, cũng mang lại hiệu quả. 

Bài viết này cung cấp một cái nhìn tổng quan về nghẹt đường hô hấp ở trẻ nhỏ, bao gồm: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị và thông tin trao đổi khi gặp bác sĩ. 

Video Viêm Đường Hô Hấp Trên Ở Trẻ Sơ Sinh Là Gì: Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

Nguyên nhân gây nghẹt đường hô hấp

Khói thuốc lá, virus và các chất gây kích ứng khác là một trong những nguyên nhân gây nghẹt đường hô hấp ở trẻ sơ sinh. Do cơ thể tăng sản xuất chất nhầy trong mũi và đường thở để ngăn chặn và loại bỏ những yếu tố có hại này. 

Tiếp xúc với không khí khô và các điều kiện thời tiết khác cũng có nguy cơ gây ra sản xuất quá mức chất nhầy dẫn đến nghẹt đường hô hấp. 

Trẻ sơ sinh có khả năng măc triệu chứng này cao hơn trẻ lớn vì đường hô hấp của chúng còn nhỏ và chưa trưởng thành. 

Nguyên nhân gây tắc nghẽn mũi bao gồm: 

  • Hít thở không khí khô
  • Thay đổi thời tiết
  • Nhiễm virus, như cảm lạnh
  • Hít thở không khí ô nhiễm
  • Vách ngăn lệch
  • Dị ứng.

Sự tắc nghẽn tiến triển sâu vào ngực của bé gây tắc nghẽn ngực có thể xuất phát từ nguyên nhân nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như: 

  • Hen suyễn
  • Cúm
  • Viêm phổi
  • Bệnh xơ nang
  • Viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra
  • Cơn thở nhanh thoáng qua, thường chỉ xảy ra trong hoặc hai ngày đầu tiên sau khi sinh

Trẻ sinh non có nguy cơ bị nghẹt đường hô hấp cao hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng 

Triệu chứng nghẹt đường hô hấp

Các triệu chứng nghẹt đường hô hấp thay đổi tùy theo vị trí tắc nghẽn. Đôi khi khó xác định chính xác vị trí này, vì trẻ còn nhỏ và đường thở của chúng ngắn. 

Bé bị sổ mũi hoặc nhiều chất nhày trong mũi dẫn đến trẻ có biểu hiện nghẹt mũi. Đây là một triệu chứng thường gặp. Đôi khi do bé hít thở trong không khí khô, chứ không thực sự bị bệnh.

"Tắc nghẽn ngực" thật sự khi xuất hiện chất nhày trong phổi và khí phế quản. Triệu chứng này ít gặp hơn, chủ yếu khi trẻ có bệnh. Nếu trẻ bị nghẹt đường hô hấp nhưng vẫn vui vẻ, ăn và ngủ bình thường, không bị sốt thì không đáng lo ngại. 

Khi trẻ bị nghẹt mũi, các triệu chứng có thể gặp, bao gồm: 

  • Thở thành tiếng 
  • Ngáy khi ngủ
  • Khó khăn khi cho ăn
  • Sổ mũi
  • Ho.
  • Sụt sịt mũi
Trẻ bị nghẹt mũi có thể đi kèm vớ triệu chứng sổ mũi. Nguồn: bellybelly.com.au.Trẻ bị nghẹt mũi có thể đi kèm vớ triệu chứng sổ mũi. Nguồn: bellybelly.com.au.

Khi trẻ bị tắc nghẽn ngực, bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể quan sát thấy các biểu hiện: 

  • Thở nhanh, thở khò khè
  • Thở gấp
  • Ho.
  • Ăn kém

Biện pháp điều trị nghẹt đường hô hấp tại nhà

Cho bé tắm nước ấm giúp giảm bớt tình trạng tắc nghẽn này.

Các biện pháp tại nhà chủ yếu tập trung vào việc chăm sóc, tạo sự thoải mái. Nếu nguyên nhân gây tắc nghẽn là do bệnh lý, người chăm sóc trẻ có thể giúp theo dõi, kiểm soát các triệu chứng chờ đến khi bệnh khỏi. 

Họ thường sử dụng bóng hút mũi hoặc ống hút rửa mũi để làm sạch chất nhày. 

Những dụng này được bán tại các cửa hàng thuốc hoặc một số trang trực tuyến uy tín.

Một số cách giúp bé cảm thấy tốt hơn bao gồm:

  • Phòng tắm ấm áp giúp cải thiện triệu chứng tắc nghẽn 
  • Cho trẻ bú thường xuyên, theo dõi số lần ướt tã
  • Thêm một hoặc hai giọt nước muối vào lỗ mũi bằng một ống tiêm nhỏ.
  • Đảm bảo độ ẩm không khí bằng 
  • Nhẹ nhàng xoa bóp sống mũi, trán, thái dương và gò má.
  • Loại bỏ các chất có nguy cơ gây dị ứng hoặc các chất gây ô nhiễm từ không khí bằng cách hút bụi thường xuyên, không đốt nến và không hút thuốc.
  • Hút và làm sạch mũi nhẹ nhàng, đặc biệt là trước khi cho ăn.
  • Lau sạch chất nhầy dư thừa bằng khăn giấy mềm, khăn khô hoặc vải.

Không nên dụng dầu làm ấm ngực cho trẻ sơ sinh. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng dầu làm ấm ngực có thể gây hại cho trẻ nhỏ. 

Không nên tự ý cho trẻ uống thuốc cảm lạnh hoặc cúm. Nếu tình trạng tắc nghẽn nặng hoặc có những triệu chứng bất thường khác, trẻ cần được đi khám bác sĩ.

Khi nào khám bác sĩ

Hầu hết các trường hợp nghẹt đường hô hấp ở trẻ sơ sinh là nhẹ và sẽ khỏi trong vòng vài ngày. Mọi người nên khám bác sĩ nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài, đặc biệt nếu bố mẹ lo lắng về vấn khả năng thở của con. 

Dấu hiệu cấp cứu, bố mẹ cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức như: 

  • Nhịp thở trên 60 lần một phút, gây cản trở việc trẻ bú hoặc ngủ; trẻ sơ sinh tự nhiên thở nhanh hơn, thường với tốc độ 40 nhịp thở mỗi phút hoặc 20–40 nhịp thở khi ngủ.
  • Thở nhanh hoặc khó gây khó khăn cho việc bú
  • Dấu hiệu phập phồng cánh mũi - cho thấy bé đang gặp khó khăn trong việc hít thở.
  • Rút lõm lồng ngực: dấu hiệu xương sườn của bé bị co rút mỗi khi thở
  • Thở rên, 
  • Da có màu xanh tím, đặc biệt là xung quanh môi hoặc lỗ mũi

Nếu trẻ không làm ướt tã, bắt đầu nôn hoặc sốt, hãy gọi bác sĩ nhi khoa để được khám tư vấn kịp thời. Một số trường hợp trẻ cần đưa tới các trung tâm cấp cứu ngay lập tức. 

Hãy cho trẻ khám bác sĩ nếu triệu chứng trở lên trầm trọng hơn. Nguồn: babobotanicals.com.Hãy cho trẻ khám bác sĩ nếu triệu chứng trở lên trầm trọng hơn. Nguồn: babobotanicals.com.

Đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng.

Chẩn đoán nghẹt đường hô hấp

Đưa trẻ đi khám là cần thiết nếu tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài trong một thời gian dài.

Để xác định nguyên nhân gây ra biểu hiện này, bác sĩ nhi khoa sẽ cần khám trực tiếp bé và hỏi người chăm sóc bé về bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.

Một phần của việc kiểm tra sẽ bao gồm việc đo nhiệt độ và kiển tra các dấu hiệu quan trọng khác, cũng như quan sát nhịp thở. 

Nếu bác sĩ nhi khoa không chắc chắn về nguyên nhân, họ cần thực hiện xét nghiệm chụp X-quang phổi hoặc kiểm tra các bệnh nhiễm trùng khác do virus hợp bào hô hấp hoặc cúm. 

Tổng kết

Tình trạng nghẹt mũi nhẹ đến trung bình thường gặp ở trẻ sơ sinh và chỉ kéo dài trong vài ngày. 

Nếu bố mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng về khả năng thở của trẻ hoặc trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt, họ nên tìm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt. 

Nếu tình trạng nghẹt đường hô hấp gây cản trở khả năng bú hoặc ngủ hoặc nếu trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi và bị sốt, họ cũng nên trao đổi ngay với bác sĩ nhi khoa. 

Bác sĩ giúp chẩn đoán chính xác bệnh và đưa ra các liệu pháp điều trị bổ sung nếu các triệu chứng không cải thiện.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!