Nghẹt mũi khi mang thai: Nguyên nhân và lựa chọn điều trị

Nghẹt mũi khi mang thai không phải là triệu chứng khiến bạn quá bận tậm, nhưng nó khá phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai. Hãy tiếp tục đọc để biết bốn lựa chọn điều trị mà bạn có thể cân nhắc nếu bạn bị triệu chứng này.

Video Mẹo hay chữa nghẹt mũi tại nhà

Triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai

Nếu bạn bị nghẹt mũi chỉ kéo dài một tuần hoặc lâu hơn một chút, có khả năng chỉ là do cảm lạnh. Nhiều trường hợp, bạn cũng gặp các triệu chứng khác đi kèm với nghẹt mũi, chẳng hạn như đau tai, sốt, đau đầu, đau mặt, đau nhức cơ thể nhẹ, hơi thở hôi và ngứa mắt, miệng, cổ họng hoặc mũi. Bởi vì mang thai làm suy yếu hệ thống miễn dịch, nên cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến gây ra nghẹt mũi.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghẹt mũi kéo dài hơn, đó có thể là do một tình trạng gọi là viêm mũi thai kỳ. Các dấu hiệu bao gồm hắt hơi, đau xoang, ứ đọng dịch ở tai và cảm giác nghẹt mũi. Một số người bị viêm mũi khi mang thai bị chảy máu cam do liên tục ngoáy mũi. Bệnh đôi khi kéo dài trong sáu tuần hoặc lâu hơn, và nó thường biến mất sau khi sinh. Viêm mũi thai kỳ gặp ở khoảng 39% phụ nữ mang thai. 

Sự khác biệt giữa viêm mũi thai kỳ và cảm lạnh hoặc cúm

Sự khác biệt giữa cảm lạnh và viêm mũi thai kỳ bao gồm cả các triệu chứng và thời gian mắc bệnh. Viêm mũi thai kỳ kéo dài sáu tuần hoặc lâu hơn, trong khi cảm lạnh thông thường thường chỉ kéo dài một tuần. Ngoài ra, triệu chứng duy nhất của viêm mũi thai kỳ là nghẹt mũi. Cảm cúm lại có thêm các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt và đau họng.

Ảnh hưởng của bệnh viêm mũi thai kỳ đối với người mẹ

Viêm mũi thai kỳ đôi khi còn được gọi là “chảy nước mũi thai kỳ” do tình trạng chảy nước mũi liên tục mà nó gây ra. Thông thường, bệnh khiến việc nếm thử hoặc thưởng thức món ăn trở nên khó khăn. Viêm mũi khi mang thai cũng khiến bạn khó ngủ, vì việc nằm nghiêng thường khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. 

Viêm mũi thai kỳ có thể gây chảy nước mũi liên tục. Theo nguồn: flo.health.Viêm mũi thai kỳ có thể gây chảy nước mũi liên tục. Theo nguồn: flo.health.

 Bị nghẹt mũi kinh khi mang thai là điều không nên bỏ qua. Nó có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, việc tắc nghẽn kéo dài có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang và viêm tai.

Nguyên nhân nghẹt mũi khi mang thai

Viêm mũi thai kỳ được cho là do thay đổi nội tiết tố. Sự gia tăng các hormone như estrogen, progesterone, polypeptide hoạt động trong ruột và hormone tăng trưởng nhau thai khiến lớp niêm mạc của mũi sưng lên và tăng sản xuất chất nhầy. Giả thuyết này càng được ủng hộ bởi thực tế ghi nhận một số người báo cáo các triệu chứng nghẹt mũi xuất hiện trong chu kỳ kinh nguyệt của họ hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai. 

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác là: 

  • Máu lưu thông nhiều hơn trong cơ thể khi mang thai. Điều này khiến các mạch máu trong mũi sưng lên, dẫn đến nghẹt mũi.
  • Lưu lượng máu đến màng nhầy tăng lên làm tăng sản xuất chất nhờn và gây cảm giác nghẹt mũi.
  • Đôi khi nguyên nhân là do các tĩnh mạch mũi giãn nở tự nhiên xảy ra trong thời kỳ mang thai.
  • Những người có tiền sử dị ứng cũng dễ gặp các triệu chứng dị ứng hơn trong thai kỳ.

Nghẹt mũi khởi phát thời điểm nào trong thai kỳ?

Viêm mũi thai kỳ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng phổ biến nhất là vào tuần thứ 13 hoặc 21 của thai kỳ. Nó kéo dài sáu tuần hoặc lâu hơn, thậm chí cả sau khi sinh. Thông thường, bệnh biến mất trong vòng hai tuần sau sinh. 

Đôi khi cần mất một thời gian để chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi thai kỳ. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh bằng cách khám lâm sàng, xét nghiệm máu và xem xét bệnh sử của bệnh nhân. 

Cách chữa nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai

Bị nghẹt mũi khi mang thai gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân trong một thời gian. Vì tác động xấu trực tiếp của viêm mũi thai kỳ đến chất lượng cuộc sống và gián tiếp là thai nhi, nhiều người mắc bệnh muốn điều trị bệnh. Để an toàn, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Thuốc

Một lựa chọn điều trị là thuốc thông mũi dạng viên. Có nhiều ý kiến trái chiều trong y học về việc liệu những thuốc này có an toàn cho thai nhi hay không. Một số nghiên cứu cho thấy chúng có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh, trong khi những nghiên cứu khác lại kết luận ngược lại. 

Nhiều bác sĩ không khuyên bạn dùng thuốc thông mũi khi mang thai. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem đây có phải là một lựa chọn an toàn cho bạn hay không. Dùng thuốc trong tam cá nguyệt đầu tiên thường không được khuyến khích vì sự an toàn cho con bạn. 

Thuốc thông mũi dạng xịt là một lựa chọn khác. Thuốc xịt giảm thiểu khả năng tác động đến em bé do thuốc chủ yếu tác dụng ở vùng xung quanh mũi. Thuốc dạng xịt cũng có liều lượng thấp hơn và thường được sử dụng trong thời gian ngắn hơn. 

Các loại thuốc thông mũi dạng viên hoặc dạng xịt chỉ giúp giảm đau tạm thời. Tốt hơn hết là bạn nên hỏi bác sĩ nếu sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi mang thai. 

Rửa mũi bằng nước muối

Rửa mũi bằng nước muối là một phương pháp phổ biến và an toàn sử dụng nước muối để làm sạch nghẹt mũi nếu bạn bị nghẹt mũi khi mang thai. Nước muối có tác dụng loại bỏ chất nhầy đặc hoặc khô và giúp làm sạch xoang, giảm tình trạng chảy nước lỗ mũi sau. Để thực hiện rửa mũi, bạn nghiêng đầu vào bồn rửa và bơm nước muối vào một bên lỗ mũi. Khi bạn làm như vậy, nước sẽ thoát ra ngoài qua lỗ mũi bên kia. Có thể thực hiện cách này tại nhà bằng bình xịt, bình phun hoặc bình neti pot. Nếu bạn tự pha dung dịch nước muối, hãy đảm bảo sử dụng nước đóng chai đã qua chưng cất hoặc tiệt trùng. 

Miếng dán mũi có thuốc

Miếng dán mũi có thuốc cũng là một giải pháp thay thế an toàn giúp giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai, tốt hơn hết bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng.

Mẹo hàng ngày

Dưới đây là một số mẹo đơn giản khác dành cho những ai bị nghẹt mũi khi mang thai: 

  • Uống nhiều nước.
  • Kê cao đầu bằng gối khi bạn đi ngủ.
  • Tắm dưới vòi sen hoặc bồn tắm nước ấm và sau đó ở trong phòng tắm để hít thở hơi nước ấm. Đừng ở trong phòng xông hơi ướt hoặc bồn tắm quá nóng, vì chúng không an toàn khi mang thai.
  • Lấy một chiếc khăn ấm chườm lên mũi và miệng.
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong phòng ngủ.
  • Hãy thử một số bài tập thể dục từ nhẹ đến trung bình trong khu vực có không khí sạch (nghĩa là cố gắng tránh những khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao vì nó sẽ làm các triệu chứng trầm trọng hơn).
  • Tránh khói thuốc lá và mùi sơn.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin C.
  • Nhẹ nhàng thoa một lượng nhỏ dầu khoáng vào mỗi lỗ mũi bằng tăm bông để giảm khô mũi
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Tránh những không gian có nguy cơ gây nghẹt mũi, đặc biệt nếu nghẹt mũi liên quan đến dị ứng. 

Những điều cần tránh

Viêm mũi thai kỳ do dị ứng cần liệu pháp điều trị khác nhau. Một số loại thuốc chống dị ứng an toàn trong thai kỳ, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. 

Khi nào nên khám bác sĩ

Hãy cân nhắc khám bác sĩ nếu triệu chứng của bạn trở lên trầm trọng hoặc kéo dài. Nguồn: babycenter.com.Hãy cân nhắc khám bác sĩ nếu triệu chứng của bạn trở lên trầm trọng hoặc kéo dài. Nguồn: babycenter.com.

Nếu bạn bị nghẹt mũi khi mang thai, bạn nên đi khám khi: 

  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khả năng ngủ.
  • Bạn cảm thấy đau hoặc khó chịu.
  • Bạn đang cân nhắc việc dùng thuốc.
  • Các triệu chứng của bạn đã kéo dài hơn hai tuần.

Tổng kết

Không nên bỏ qua triệu chứng nghẹt mũi khi mang thai. Viêm mũi thai kỳ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe thai nhi. Lắng nghe cơ thể và tham khảo ý kiến bác sĩ về các triệu chứng của bạn. Bạn cũng có thể thử một cách giúp làm giảm triệu chứng này.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!