Khi cơ thể phản ứng với một số chất không xác định - chẳng hạn như bụi, chất gây dị ứng hoặc virus- nó sẽ khởi động phản ứng miễn dịch cơ thể và hình hành viêm.
Nghẹt mũi xuất hiện khi tình trạng viêm tác động đến các mạch máu bên trong mũi và niêm mạc. Sự tích tụ chất nhầy cũng có thể xảy ra.
Video Trị nghẹt mũi tại nhà với những cách đơn giản
Bài viết này đề cập đến một loạt các mẹo để kiểm soát ngạt mũi, từ xông hơi đến ăn cải ngựa...
Xông hơi
Nhiều người bị nghẹt mũi nhận thấy xông hơi khiến họ cảm thấy dễ chịu hơn. Họ có thể dùng một bát nước lã, thêm dầu hoa cúc hoặc bạc hà hoặc tắm nước ấm.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý không sử dụng nước sôi và luôn đặt bình chứa trên mặt phẳng.
Hơi ấm và độ ẩm giúp làm dịu các màng bên trong mũi, giúp giảm đau tạm thời. Cũng có giả thuyết cho rằng hơi nước có tác dụng làm chất nhầy thoát ra tốt hơn và giúp tiêu diệt virus. Tuy nhiên, khoa học đã không xác nhận những điều này, và không có bằng chứng nào cho thấy nó giúp cải thiện các triệu chứng.
Ngoài ra, một đánh giá năm 2017 không tìm được bằng chứng nào cho thấy xông hơi có lợi hoặc gây hại cho người bị cảm lạnh thông thường.
Xịt nước muối
Sử dụng nước muối sinh lý dạng xịt giúp giảm viêm niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi.
Một thử nghiệm tương tự năm 2016 xem xét hiệu quả của việc xông hơi cũng như tác động của việc xịt mũi. Các tác giả kết luận rằng việc rửa mũi bằng xịt nước muối dường như đem lại một số lợi ích đối với những người bị nghẹt mũi do viêm xoang mãn tính.
Sản phẩm nước muối dạng xịt chỉ chứa muối không chứa thuốc, vì vậy chúng thường an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai.
Bình Neti pot
Mọi người có thể sử dụng bình rửa Neti pot để rót dung dịch nược muối hoặc nước muối sinh lý vào mũi. Quá trình này có tác dụng làm sạch các dịch nhầy, ngăn nghẹt mũi và làm ẩm lỗ mũi.
Tuy nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) cảnh báo mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng:
- Chỉ sử dụng nước cất, nước vô trùng hoặc nước đã đun sôi để nguội trước đó.
- Làm theo các hướng dẫn sử dụng của từng thiết bị một cách cẩn thận.
- Đảm bảo rằng thiết bị sạch sẽ và khô hoàn toàn khi không sử dụng.
- Rửa và lau khô tay trước khi sử dụng.
- Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thiết bị nếu người đó bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc là trẻ em.
- Nước máy có nguy cơ chứa vi khuẩn. Nó không thích hợp để sử dụng trong bình Neti pot hoặc bất kỳ thiết bị rửa mũi nào khác.
Gạc ấm
Chườm ấm có khả năng giúp giảm đau do nghẹt mũi và tăng cường lưu thông trong xoang.
Cách để chuẩn bị một miếng gạc ấm:
- Nhúng khăn vào nước ấm nhưng không quá nóng.
- Vắt hết nước thừa.
- Đắp lên mũi hoặc trán.
Một số người thích cho gừng tươi thái lát vào nước trước khi ngâm khăn.
Dầu bạch đàn
Dầu bạch đàn được chiết xuất từ lá của cây bạch đàn. Trong lịch sử, mọi người đã sử dụng nó trong y khoa.
Một số thành phần trong dầu bạch đàn có đặc tính chữa bệnh như
- Một chất kháng khuẩn
- Một chất chống viêm
- Thuốc giảm đau
- Thuốc an thần
Hít dầu bạch đàn trong hơi nước hoặc qua máy khí dung giúp giảm các triệu chứng về mũi. Để sử dụng, thêm một vài giọt dầu vào bát nước nóng hoặc làm theo hướng dẫn trên máy khí dung
Viên ngậm và thuốc xoa có chứa bạch đàn hoặc metol cũng có tác dụng thông mũi.
Không bao giờ thoa dầu bạch đàn hoặc các loại dầu khác trực tiếp lên da, vì điều này có nguy cơ gây ra phản ứng.
Mặc dù nghiên cứu cho thấy rằng tinh dầu có lợi cho sức khỏe, nhưng điều quan trọng cần nhớ là Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không giám sát hoặc điều chỉnh độ tinh khiết hoặc chất lượng của chúng. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Chất lượng sản phẩm của thương hiệu cần nghiên cứu, đảm bảo an toàn. Mọi người luôn phải thử test áp trước khi thử một loại tinh dầu mới.
Thuốc kháng histamine
Đôi khi, phản ứng dị ứng gây ngạt mũi. Thuốc trị dị ứng thường chứa chất kháng histamine có tác dụng ngăn chặn phản ứng này.
Một đánh giá của Cochrane năm 2015 kết luận rằng thuốc kháng histamine có thể giúp kiểm soát mức độ nghiêm trọng các triệu chứng ở người lớn bị cảm lạnh thông thường trong một hoặc hai ngày đầu tiên của bệnh. Tuy nhiên, trong những ngày tiếp theo, chúng không có hiệu quả hơn so với một giả dược.
Điều cần thiết là phải đọc hướng dẫn sử dụng trên bao bì và lưu ý các tác dụng phụ. Ví dụ, một số loại thuốc dị ứng có khả năng gây buồn ngủ, vì vậy mọi người không nên lái xe khi sử dụng chúng.
Thuốc thông mũi
Thuốc thông mũi khiến các mạch máu nhỏ trong mũi thu hẹp lại. Điều này làm giảm sưng trong niêm mạc mũi và giảm cảm giác nghẹt mũi.
Một đánh giá của Cochrane năm 2016 chỉ ra rằng một liều duy nhất không giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở người lớn, nhưng nhiều liều có mang một lợi ích nhỏ.
Mọi người không nên sử dụng thuốc thông mũi lâu hơn một tuần
Các tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra bao gồm: nhịp tim, nhức đầu và khô miệng. Thuốc thông mũi dạng xịt đôi khi gây hắt hơi và nóng rát bên trong mũi.
Bất kỳ ai bị huyết áp cao, tiểu đường, cường giáp, tăng nhãn áp hoặc một tình trạng khác nên hỏi bác sĩ xem việc sử dụng thuốc thông mũi có an toàn không trước khi thực hiện. Chúng không thích hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi và có thể không phù hợp trong thời kỳ mang thai.
Thuốc thông mũi có bán trực tuyến hoặc không kê đơn, và một số loại cần được kê đơn. Chúng có dạng thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ, viên nén hoặc siro.
Máy tạo ẩm
Một số người nhận thấy rằng việc bổ sung độ ẩm cho không khí từ máy tạo ẩm phun sương mát hoặc ấm sẽ giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào cho thấy cách này có tác dụng làm dịu cảm lạnh thông thường.
Điều quan trọng là phải giữ máy tạo độ ẩm sạch sẽ và làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để ngăn vi khuẩn hoặc nấm mốc phát triển.
Duy trì nước trong cơ thể
Uống nhiều nước luôn là một ý kiến hay và một số người nói rằng điều này giúp giảm nghẹt mũi.
Tuy nhiên, các chuyên gia không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy việc uống nước có tác dụng giảm các triệu chứng và họ khuyên mọi người chỉ nên uống theo nhu cầu cầnthiết của cơ thể
Họ lưu ý rằng uống nước ấm hoặc nước chanh có thể giúp dịu triệu chứng.
Các phương pháp khác
Một số mẹo khác hữu ích bao gồm:
- Ăn rau gia vị, chẳng hạn như cải ngựa
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ miết nhẹ lên sống mũi
- Nhẹ nhàng xoa bóp xoang bằng các ngón tay
- Uống một cốc nước có pha một thìa cà phê giấm táo
- Sử dụng bạc hà hoặc trà gừng
- Đun sôi hai hoặc ba nhánh tỏi trong nước và uống hỗn hợp này hai lần mỗi ngày.
- Dùng gối hỗ trợ để nâng đầu khi ngủ
Nguyên nhân gây ngạt mũi
Các bệnh và tình trạng khác nhau gây ra nghẹt mũi, bao gồm:
- Nhiễm virus, chẳng hạn như cúm hoặc cảm lạnh thông thường
- Viêm xoang
- Viêm mũi dị ứng và các loại viêm mũi khác
- Lệch vách ngăn
- Polyp mũi
Khi nào cần liên hệ với bác sĩ
Nghẹt mũi thường là tạm thời và hầu hết mọi người có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tồn tại hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng khác, bạn nên đi khám bác sĩ.
Một số tình trạng gây nghẹt mũi cũng dẫn đến các biến chứng. Ví dụ, nếu một người bị nhiễm virus, họ cũng có nguy cơ bị viêm tai, viêm phế quản hoặc viêm xoang.
Các triệu chứng cho thấy một tình trạng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Chất nhày màu xanh lá cây
- Đau mặt
- Đau trong tai
- Đau đầu
- Sốt
- Ho khan
- Tức ngực
Những người xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong số này nên liên hệ với bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nguyên nhân hoặc biến chứng khác.
Tổng kết
Nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến của cảm lạnh thông thường, dị ứng theo mùa và các bệnh khác. Nó gây ra cảm giác khó chịu, nhưng nhiều biện pháp hỗ trợ tại nhà và thuốc không kê đơn có tác dụng làm thuyên giảm biểu hiện này.
Không phải tất cả các phương pháp nếu trên đều có bằng chứng khoa học nhưng nhiều người nói rằng chúng mang lại hiệu quả.
Bất kỳ ai bị nghẹt mũi dai dẳng hoặc có các triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, nên đi khám.
Xem thêm: