9 cách điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ hiệu quả

Một số biện pháp điều trị đơn giản tại nhà, chẳng hạn như sử dụng máy tạo ẩm, có thể giúp giảm nghẹt mũi ở trẻ nhỏ. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cảm lạnh thông thường, hoặc dị ứng.

Cảm lạnh khiến bé cảm thấy rất khó chịu. Và thật không may, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cảm lạnh thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ. Vì nguyên nhân cảm lạnh là do virus nên thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị. Trong hầu hết các trường hợp, cảm lạnh sẽ tự khỏi. 

Video Chuyên gia hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách 

Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về 9 cách để điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, nguyên nhân và khi nào nên đi khám bác sĩ. 

Làm thế nào để điều trị nghẹt mũi


Có nhiều biện pháp đơn giản tại nhà giúp hỗ trợ điều trị nghẹt mũi ở trẻ nhỏ, bao gồm: 

Xông hơi

Phòng ấm, có hơi nước giúp làm lỏng chất nhầy đặc và trẻ thở dễ dàng hơn. Thử cho trẻ tắm nước ấm trước khi ngủ. Sau đó đưa trẻ ra khỏi bồn tắm, vặn vòi hoa sen đến chế độ nóng nhất và đóng cửa lại. 

Để hơi nước bay khắp phòng. Lưu ý, phòng không được nóng đến mức khó thở. 

Máy tạo ẩm

Máy tạo ẩm, đặc biệt là máy phun sương mát, giúp không khí luôn ẩm. Điều này có khả năng giúp giảm ho khan và giảm nghẹt mũi, đặc biệt là vào ban đêm. Thử đặt máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ. 

Đảm bảo rằng trẻ không ở một mình với máy tạo ẩm và không coi nó như một món đồ chơi. Giữ máy tạo ẩm sạch sẽ vì nấm mốc có nguy cơ phát triển dễ dàng trong không gian ẩm ướt. 

Bóng hút mũi

Trẻ nhỏ gặp khó khăn nhiều hơn so với người lớn vì chúng không thể tự làm thông mũi. Thử dùng dụng cụ bóng hút mũi để làm thông mũi trẻ một cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ chống cự lại hoặc nói kêu đau khi hút, hãy thử một phương pháp điều trị khác.

Nước muối xịt mũi

Nước muối xịt mũi có tác dụng làm dịu mũi bị kích ứng, làm lỏng chất nhầy đặc. Hầu hết các cửa hàng đều bán các loại thuốc không kê đơn (OTC) này. Cha mẹ cũng có thể tự làm bằng cách kết hợp nửa thìa muối ăn với 1 cốc nước ấm. 

Nhẹ nhàng xịt vào mũi trẻ hoặc chỉ cho trẻ cách tự làm. Để dễ dàng hơn, hãy thử xịt vào mũi và sau đó hút mũi bằng ống hút mũi. Cha mẹ cũng tự nhận thấy rằng xịt mũi nước muối giúp trẻ nhẹ nhõm hơn sau khi ở trong phòng có hơi nước. 

Súp 

Súp gà là một phương thuốc dân gian có vai trò làm giảm tình trạng nghẹt mũi bằng cách giảm viêm. Một số nghiên cứu cũng cho rằng súp gà có tác dụng làm dịu triệu chứng viêm ở đường hô hấp trên, và làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi do lạnh. 

Ngoài ra, súp gà giúp đảm bảo lượng nước trong cơ thể. Khuyến khích trẻ tiếp tục ăn khi cảm thấy không khỏe.                

Súp gà giúp giảm viêm, giảm triệu chứng nghẹt mũi do lạnh. Nguồn: dailymail.co.uk.Súp gà giúp giảm viêm, giảm triệu chứng nghẹt mũi do lạnh. Nguồn: dailymail.co.uk.

Thuốc giảm đau không kê đơn

Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen và ibuprofen, mặc dù không có tác dụng giảm triệu chứng nghẹt mũi, nhưng chúng có thể giúp giảm các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau vùng hoặc sốt. Hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng những loại thuốc này ở trẻ nhỏ. 

Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trong hầu hết các trường hợp, ibuprofen an toàn cho trẻ trên 6 tháng, và acetaminophen an toàn cho trẻ ở mọi lứa tuổi. Aspirin không an toàn cho trẻ em. 

Cha mẹ nên chọn sữa công thức cho trẻ và tuân thủ hướng dẫn về liều lượng theo cân nặng. Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị sốt, hãy gọi bác sĩ nhi khoa. 

Uống nhiều nước

Nước và các chất lỏng khác hỗ trợ làm loãng chất nhầy, giúp trẻ dễ ho ra. Chất lỏng cũng giúp ngăn ngừa mất nước nếu trẻ bị sốt. 

Cho trẻ uống nhiều nước khi trẻ bị ốm. Trẻ có thể thích uống nước hơn nếu chiếc cốc có hình các nhân vật mà chúng thích hoặc có một chiếc ống hút ngộ nghĩnh Nước hỗ trợ làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho ra. Nguồn: medicalnewstoday.com. Nước hỗ trợ làm loãng đờm, giúp trẻ dễ ho ra. Nguồn: medicalnewstoday.com.

Thay đổi tư thế ngủ

Tình trạng nghẹt mũi thường trở nên trầm trọng hơn vào ban đêm. Do dịch trong các xoang dễ bị ứ đọng khi nằm. Một số trẻ cũng hay cảm thấy khát vào ban đêm nếu chúng bị nghẹt mũi và há miệng khi ngủ.

Trẻ em có thể thích ngủ với tư thế kê cao đầu trên một vài chiếc gối để giảm bớt các triệu chứng này, thậm chí một số trẻ thích ngủ ngồi ở tư thế thẳng lưng.

Giữ không khí trong lành 

Cha mẹ không nên hút thuốc khi ở gần trẻ. Không nên đưa trẻ đến thăm những nơi có khói. 

Mặc dù khó kiểm soát hơn nhưng ô nhiễm không khí ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của trẻ em. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, trẻ em sống trong khu vực có không khí sạch sẽ ít có các triệu chứng về hô hấp hơn, chẳng hạn như đờm, nghẹt mũi và ho. 

Thuốc chữa nghẹt mũi

Cha mẹ không nên tự ý dung thuốc thông mũi cho trẻ nhỏ thuốc thông mũi không kê đơn. 

Nguồn tin cậy của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) khuyên không nên sử dụng thuốc thông mũi ở trẻ em dưới 2 tuổi và khuyến cáo không sử dụng thuốc thông mũi có chứa codeine hoặc hydrocodone cho trẻ dưới 18 tuổi. 

Học viện Nhi Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng thuốc thông mũi ít hoặc không có lợi cho trẻ em dưới 4 tuổi, thậm chí có nguy cơ gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. 

Một số nghiên cứu về thuốc thông mũi ở trẻ nhỏ và trẻ nhỏ đã phát hiện ra rằng những loại thuốc này không giúp giảm đau hơn giả dược. 

Thuốc kháng sinh không thể chữa khỏi cảm thông thường nhưng giúp chữa các bệnh nhiễm trùng khác có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi, chẳng hạn như viêm xoang. Tuy nhiên, viêm xoang cần điều trị kháng sinh rất hiếm ở trẻ nhỏ. 

Cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể cải thiện trong vài ngày. Nếu các triệu chứng của trẻ trầm trọng hơn, trẻ bị sốt hoặc tình trạng nghẹt mũi không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị. 

Các nguyên nhân và triệu chứng khác của nghẹt mũi

Đôi khi, khó để phân biệt được giữa cảm lạnh và các bệnh khác. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh đều dễ lây lan, vì vậy cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ nên thực hành rửa tay thường xuyên và các biện pháp vệ sinh khác để kiểm soát sự lây lan của tất cả các bệnh nhiễm trùng. 

Một số nguyên nhân tiềm ẩn khác của biểu hiện này bao gồm: 

  • Dị ứng: Dị ứng có thể gây ngứa, chảy nước mắt và thường không gây sốt.
  • Cúm: Cúm gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh, mặc dù các triệu chứng này có xu hướng nặng hơn và trẻ có nguy cơ bị ốm nặng trong nhiều ngày.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Viêm xoang do vi khuẩn là một trong các nguyên nhân gây ra nghẹt mũi. Bệnh lý này có thể khởi phát sau cảm lạnh.
  • Bất thường về cấu trúc: Đôi khi, trẻ có bất thường cấu trúc của hệ hô hấp. Chúng có vách ngăn lệch hoặc u tuyến phì đại. Những trẻ thường xuyên có biểu hiện nghẹt mũi nên đi khám bác sĩ. 

Khi nào khám bác sĩ

Đi khám bác sĩ nếu: 

  • Trẻ có vẻ ốm nặng hoặc không thuyên giảm trong vài ngày với các biện pháp điều trị tại nhà.
  • Trẻ sốt rất cao.
  • Trẻ có biểu hiện lờ đờ hoặc lú lẫn.
  • Trẻ dưới 3 tháng bị sốt. 

Quan điểm

Hầu hết cảm lạnh sẽ tự biến mất trong vòng 7-10 ngày Nếu tình trạng nhiễm trùng không biến mất, hãy đến gặp bác sĩ vì trẻ nhỏ có khả năng bị dị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm xoang.  

Phòng ngừa nghẹt mũi

Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm lạnh và hầu hết các bệnh khác là vệ sinh thường xuyên. Điều này đôi khi khó thực hiện đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trong các môi trường nhà trẻ, nơi chúng tiếp xúc gần với những đứa trẻ khác. Một số chiến lược để ngăn ngừa sự lây lan của cảm lạnh bao gồm:

  • Thực hiện rửa tay thường xuyên trước bữa ăn và sau khi đi vệ sinh. Làm cho việc rửa tay trở thành hành động thú vị.
  • Khi trẻ ốm không đưa trẻ đến trường, nhà trẻ và không cho người ốm đau đến thăm.
  • Dạy trẻ che miệng khi ho bằng cách ho vào vùng khuỷu tay.
  • Khử trùng các bề mặt thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như tay nắm cửa, mặt bàn, tay nắm bồn rửa và bộ xả bồn cầu. 

Tổng kết

Trẻ mới biết đi trung bình thường xuyên bị cảm lạnh, nhiều nhất khoảng 8-10 lần mỗi năm trước khi chúng được 2 tuổi. Cha mẹ có thể thử một số các phương pháp điều trị tại nhà nếu trẻ hợp tác. Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được tư vấn thêm về các biện pháp khắc phục tại nhà giúp làm giảm các triệu chứng cụ thể mà trẻ mắc phải.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!