Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh: Các biện pháp chữa trị

Nghẹt đường hô hấp xảy ra khi chất lỏng (chất nhầy) dư thừa, tích tụ trong mũi và đường thở. Đây là một cách cơ thể chống lại các yếu tố lạ bên ngoài như virus hay các chất gây ô nhiễm không khí. Tình trạng này có thể khiến bé bị nghẹt mũi, thở thành tiếng hoặc khó bú mức độ nhẹ.

Tình trạng nghẹt mũi nhẹ khá phổ biến và không đáng lo ngại ở trẻ sơ sinh. Đôi khi, trẻ cần được trợ giúp để đẩy đờm và chất nhày ra vì phổi của chúng còn non nớt và đường thở của chúng rất nhỏ. Việc chăm sóc của bạn sẽ tập trung vào việc làm sạch chất nhầy ở mũi của con để con cảm thấy dễ chịu. 

Video Chuyên gia hướng dẫn cách vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách 

Nếu bé bị nghẹt đường hô hấp mức độ nhẹ, bé có thể thở nhanh hơn bình thường. Nhưng trẻ sơ sinh có xu hướng thở khá nhanh với nhịp thở trung bình là 40 lần mỗi phút, trong khi người lớn hít thở từ 12 đến 20 nhịp mỗi phút. 

Tuy nhiên, nếu trẻ thở trên 60 lần mỗi phút, hoặc trẻ có vẻ khó thở, hãy đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. 

Tắc nghẽn ngực ở trẻ sơ sinh

Tắc nghẽn ngực ở trẻ sơ sinh thường khiến bé cảm thấy khó chịu. Theo nguồn: verywellfamily.comTắc nghẽn ngực ở trẻ sơ sinh thường khiến bé cảm thấy khó chịu. Theo nguồn: verywellfamily.com

Các triệu chứng của tình trạng này bao gồm: 

  • Ho khan
  • Thở khò khè
  • Cáu gắt, khó chịu 

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây tắc nghẽn ngực ở trẻ bao gồm: 

  • Hen suyễn
  • Sinh non
  • Viêm phổi
  • Cơn thở nhanh thoáng qua (chỉ trong một hoặc hai ngày đầu sau khi sinh)
  • Viêm tiểu phế quản
  • Virus hợp bào hô hấp (RSV)
  • Cúm
  • Bệnh xơ nang
Nghẹt mũi trẻ sơ 
Một em bé bị nghẹt mũi có một số triệu chứng sau:
  • Nước mũi đặc
  • Nước mũi đổi màu
  • Ngáy hoặc thở thành tiếng khi ngủ
  • Sụt sịt
  • Ho khan
  • Khó ăn, vì nghẹt mũi gây khó thở khi bú

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây nghẹt mũi cho bé bao gồm: 

  • Dị ứng
  • Virus, cảm lạnh
  • Không khí khô
  • Chất lượng không khí kém
  • Lệch vách ngăn, lệch sụn ngăn cách hai lỗ mũi .

Phương pháp điều trị nghẹt đường hô hấp ở trẻ sơ sinh

Chế độ ăn

Bạn có thể biết con bạn có ăn đủ chất hay không bằng cách bé quấn tã ướt mỗi ngày. Trẻ sơ sinh nên làm ướt tã ít nhất 6 giờ một lần. Nếu chúng bị ốm hoặc bú không tốt, chúng có nguy cơ bị mất nước và cần đi khám ngay. 

Lưu ý an toàn

Các dụng cụ giúp giữ tư thế và đệm lót không được khuyến khích trong khi cho con bú hoặc ngủ. Những dụng cụ này nhằm mục đích giữ đầu và cơ thể của trẻ ở một vị trí, nhưng không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm khuyên dùng do nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). 

Chăm sóc

Thật không may, chưa có phương pháp hiệu quả nào để điều trị các loại virus thông thường. Nếu trẻ bị nhiễm virus nhẹ, trẻ sẽ phải tự phải vượt qua nó cùng với sự hỗ trợ chăm sóc yêu thương của bạn. Để trẻ ở nhà, tạo cảm giác thoải mái và tuân thủ thói quen của chúng, cho bú thường xuyên và đảm bảo giấc ngủ chất lượng tốt. 

Tắm

Em bé đã biết ngồi có thể thích được tắm nước ấm. Thời gian vui chơi khiến chúng không còn cảm thấy khó chịu và nước ấm có tác dụng làm thông mũi. 

Máy tạo ẩm và hơi nước

Chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của trẻ khi trẻ ngủ để giúp làm lỏng chất nhầy. Phun sương mát là an toàn nhất vì không có nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Nếu bạn không có máy tạo ẩm, hãy tắm với nước nóng và ngồi trong phòng tắm đầy hơi nước vài phút nhiều lần mỗi ngày. 

Chạy máy tạo ẩm giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Theo nguồn: hellomissniki.com.Chạy máy tạo ẩm giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Theo nguồn: hellomissniki.com.

Nhỏ nước muối sinh lý

Hãy hỏi bác sĩ các chế phẩm nước muối nhỏ mũi đáng tin cậy. Nhỏ một hoặc hai giọt nước muối vào mũi giúp làm lỏng chất nhầy. Nhỏ thuốc bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ được các nhầy đặc. Bạn nên thực hiện cách này ngay trước khi cho ăn.

Nhỏ sữa mẹ vào mũi

Một số người cảm thấy rằng việc nhỏ sữa mẹ vào mũi trẻ cũng giống như việc nhỏ nước muối để làm mềm chất nhầy. 

Cẩn thận nhỏ ngay một ít sữa vào mũi con bạn trong khi bú. Khi bạn đỡ trẻ ngồi dậy sau khi ăn, có khả năng chất nhầy sẽ chảy ra ngoài. Không sử dụng kỹ thuật này nếu nó cản trở việc bú của bé. 

Mát xa

Nhẹ nhàng thoa lên sống mũi, lông mày, gò má, chân tóc.  

Chất lượng không khí trong nhà

Tránh hút thuốc gần bé; sử dụng nến không mùi; nếu nuôi thú cưng, cầngiữ vệ sinh bằng cách hút bụi thường xuyên; đảm bảo bạn thay bộ lọc không khí tại nhà thường xuyên nếu cần. 

Không sử dụng thuốc hoặc dầu bôi ấm ngực

Hầu hết các loại thuốc cảm không an toàn hoặc không hiệu quả cho trẻ sơ sinh. Các loại dầu bôi ấm ngực (thường chứa tinh dầu bạc hà, bạch đàn hoặc long não) được chứng minh là nguy hiểm đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Hãy nhớ rằng tăng sản xuất chất nhầy là cách cơ thể loại bỏ virus và nó không phải là vấn đề nguy hiểm trừ khi nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ăn hoặc thở của trẻ 

Điều trị y khoa

Nếu tình trạng nghẹt đường hô hấp của bé quá nghiêm trọng, bé có nguy cơ thiếu oxy và cần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị y khoa khác. Các bác sĩ cần làm xét nghiệm X quang phổi để chẩn đoán trong một số trường hợp 

Triệu chứng nghẹt đường hô hấp vào ban đêm

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi vào ban đêm thường hay bị tỉnh giấc, ho nhiều hơn và trở nên cáu gắt. 

Việc đặt trẻ nằm trên mặt bằng và mệt mỏi khiến bé khó đẩy được chất nhầy ra ngoài và cảm thấy nghẹt mũi nhiều hơn.

Xử lý nghẹt đường hô hấp ban đêm giống như bạn làm vào ban ngày. Điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh để giữ cho bé bình tĩnh. 

Không tựa con trên gối hoặc đặt nệm của chúng nằm nghiêng. Làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử khi ngủ và ngạt thở. Nếu bạn muốn giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khi ngủ, bạn cần thức và thay phiên nhau bế trẻ. 

Các yếu tố nguy cơ gây nghẹt đường hô hấp

Trẻ sơ sinh sống ở vùng khí hậu khô hoặc vùng cao có khả năng bị cao hơn. Các yếu tố nguy cơ khác, bao gồm: 

  • Tiếp xúc với các chất kích thích, như khói thuốc lá, bụi hoặc nước hoa
  • Sinh non
  • Sinh bằng phương pháp mổ lấy thai
  • Sinh ra bởi những bà mẹ bị bệnh tiểu đường
  • Sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI)
  • Được chẩn đoán mắc hội chứng Down 

Khi nào khám bác sĩ

Hy vọng rằng tình trạng tắc nghẽn của con bạn sẽ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và giúp hệ miễn dịch của chúng mạnh hơn trước. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu mọi thứ không trở nên tốt hơn sau một vài ngày. 

Dấu hiệu cần xử trí cấp cứu nếu bé của không làm ướt đủ tã (dấu hiệu của tình trạng mất nước), hoặc nếu trẻ bắt đầu nôn mửa hoặc sốt, đặc biệt nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi. 

Gọi 115 hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất nếu con bạn có dấu hiệu khó thở nghiêm trọng, chẳng hạn như: 

  • Trẻ có biểu hiện nhìn hoảng sợ
  • Cáu gắt hoặc thở rên vào cuối mỗi hơi thở
  • Phập phồng cánh mũi
  •  Rút lõm lồng ngực
  • Thở khó hoặc thở nhanh khi bú
  • Da có màu xanh tím, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay.

Tổng kết

Nghẹt đường hô hấp là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân là do một số yếu tố môi trường và di truyền

Bạn thường có thể điều trị tại nhà. Đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn bị mất nước hoặc khó thở.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!