Trắc nghiệm Toán 10 Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ có đáp án

Dạng 3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn

  • 431 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn x2 + y2 – 1 = 0 tiếp xúc với đường thẳng nào trong các đường thẳng dưới đây?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: A

Đường tròn có tâm O(0; 0) bán kính R = 1.

Điều kiện để đường thẳng tiếp xúc với đường tròn là khoảng cách từ tâm tới đường thẳng bằng bán kính.

Xét phương án A: đường thẳng ∆: 3x – 4y + 5 = 0.

dO,Δ=3040+532+42=55=1=R.

Do đó đường thẳng 3x – 4y + 5 = 0 tiếp xúc với đường tròn.


Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, đường tròn nào sau đây tiếp xúc với trục Ox?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) tiếp xúc với trục Ox khi d(I, Ox) = R với I và R lần lượt là tâm và bán kính của đường tròn (C).

Xét phương trình đường tròn: x2 + y2 + 6x + 5y + 9 = 0 có I3;52 R=52.

d(I, Ox) = 52=R. Vậy (C) tiếp xúc với trục Ox.


Câu 3:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y + 3 = 0. Tiếp tuyến của đường tròn (C) song song với đường thẳng Δ: 3x + 4y + 1 = 0 có phương trình là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (C): x2 + y2 – 2x – 4y + 3 = 0 có tâm I(1; 2) và bán kính R=2.

Do d song song với đường thẳng Δ nên d có phương trình là 3x + 4y + k = 0 (k ≠ 1).

Để đường thẳng d tiếp xúc với đường tròn (C) thì d(I, d) = R

31+42+k32+42=211+k=5211+k=5211+k=52k=5211k=5211

Vậy có hai phương trình tiếp tuyến cần tìm là 3x+4y+5211=0 3x+4y5211=0.


Câu 4:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C): (x – 2)2 + ( y + 4)2 = 25 vuông góc với đường thẳng 3x – 4y + 5 = 0 là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: B

Đường tròn (C): (x – 2)2 + (y + 4)2 = 25 có tâm I(2; –4), bán kính R = 5.

Đường thẳng vuông góc với đường thẳng d: 3x – 4y + 5 = 0 có phương trình dạng: 4x + 3y + c = 0.

Đường thẳng Δ là tiếp tuyến của đường tròn (C) khi và chỉ khi d(I, Δ) = R tức là

4.2+3.4+c42+32=5c4=25c4=25c4=25c=29c=21.

Vậy có hai tiếp tuyến cần tìm là: 4x + 3y + 29 = 0 và 4x + 3y – 21 = 0.


Câu 5:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 và điểm P(3; 2) nằm ngoài đường tròn. Từ điểm P kẻ các tiếp tuyến PM và PN tới đường tròn (C), với M, N là các tiếp điểm. Phương trình đường thẳng MN là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải :

Đáp án đúng là : D

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 và điểm P(–3; –2) nằm ngoài đường tròn.  (ảnh 1)

Đường tròn (C): (x – 3)2 + (y – 4)2 = 36 tâm I(3; 4) và bán kính R = 6.

Với P(3; 2) và I(3; 4) ta có PI=6;6 nên ta có PI=62+62=62.

Xét ∆PIM vuông tại M, theo định lí Pythagore ta có :

PM=PI2MI2=62262=6.

Do đó ∆PIM vuông cân tại M, suy ra tứ giác IMPN là hình vuông nên đường thẳng MN nhận n=16PI=1;1 làm vectơ pháp tuyến đồng thời đường thẳng MN đi qua trung điểm K(0; 1) của IP.

Vậy phương trình đường thẳng MN là : 1(x – 0) + 1. ( y – 1) = 0 hay x + y – 1 = 0.


Câu 6:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường tròn (C) có phương trình: x2 + y2 – 4x + 8y + 18 = 0. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn (C) đi qua A(1; 3) là

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Đáp án đúng là: D

Đường tròn (C) có tâm I(2; 4) và bán kính R=2

Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường tròn ta thấy điểm A thuộc đường tròn (C). Do đó tiếp tuyến của đường tròn (C) đi qua A chính là tiếp tuyến tại A của đường tròn (C).

Với A(1; –3) và I(2; 4) ta có AI=1;1. Khi đó tiếp tuyến tại A nhận AI=1;1. làm vectơ pháp tuyến.

Phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua A(1; –3):

1(x – 1) – 1(y + 3) = 0 hay x – y – 4 = 0.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương