Nghẹt mũi liên quan đến thai nghén, không phải dị ứng, cũng có thể là nguyên nhân đằng sau tất cả những lần hắt hơi và nghẹt mũi đó. Nhưng làm thế nào để có thể nhận ra sự khác biệt? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh dị ứng khi mang thai bao gồm cả những loại thuốc an toàn để dùng trong giai đoạn này.
Video bà bầu bị dị ứng nổi mề đay, dị ứng thuốc, dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn phải làm sao?
Bạn có thể bị dị ứng khi mang thai?
Tình trạng dị ứng khi đang mang thai rất phổ biến trong thai kì. Bạn có thể mới mắc lần đầu tiên và sẽ là chắc chắn nếu bạn đã mắc bệnh trước đó. Không phải tất cả phụ nữ gặp phải dị ứng trong thai kì đều là bị dị ứng lâu dài. Nhiều phụ nữ chưa từng bị dị ứng trước đó chỉ phàn nàn về các triệu chứng khi mang thai.
Dị ứng có thể ảnh hưởng đến thai kỳ và em bé như thế nào?
Nếu bị dị ứng, bạn hoàn toàn có thể có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh. Trên thực tế, em bé sẽ không nhận thấy một thứ gì cả, ngay cả khi bạn cảm thấy khá tệ.
Hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng của bạn và luôn kiểm tra trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào - ngay cả những loại thuốc bạn thường dùng trước khi có thai (một số được coi là an toàn trong thai kỳ, trong khi những loại khác sẽ không). Ngoài ra, hãy cố gắng hết sức có thể để tránh xa các tác nhân gây dị ứng đã biết (đặc biệt là khi thủ phạm là phấn hoa hoặc cỏ vào thời điểm cao điểm của mùa dị ứng).
Dị ứng có nặng hơn khi đang mang thai?
Khoảng 1/3 số người bị dị ứng thấy các triệu chứng dị ứng của họ khỏi tạm thời khi mang thai, 1/3 khác nhận thấy các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và 1/3 cuối cùng cho biết các triệu chứng vẫn như cũ.
Các triệu chứng của dị ứng khi mang thai?
Nếu bị dị ứng như viêm mũi dị ứng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Nghẹt mũi
- Sổ mũi
- Hắt xì
- Đau đầu
- Ngứa mắt, da, miệng
Bệnh viêm mũi dị ứng thường bùng phát vào đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu. Nhưng nó không phải lúc nào cũng tuân theo một lịch trình có thể đoán trước được, vì phụ thuộc vào các chất gây dị ứng môi trường cụ thể gây ra sự nhạy cảm của bạn. Các tác nhân khác như nấm mốc, bụi và lông vật nuôi gây ra các phản ứng dị ứng vào các thời điểm khác nhau trong năm hoặc cũng có thể là suốt cả năm.
Dị ứng và nghẹt mũi khi mang thai?
Nghẹt mũi thường bắt đầu vào khoảng thời gian 3 tháng giữa thai kì, vì nồng độ cao của estrogen và progesterone làm tăng lưu lượng máu khắp cơ thể - bao gồm cả trong mũi - khiến niêm mạc mũi bị sưng lên. Điều này có thể khiến bạn bị nghẹt mũi như thể bị cảm lạnh hoặc dị ứng, dẫn đến chảy máu cam và/hoặc chảy nước mũi khi mang thai và gây ra ho hoặc thậm chí nôn khan vào ban đêm.
Vì vậy, làm thế nào để phân biệt giữa dị ứng và một trường hợp xấu của nghẹt mũi liên quan đến thai kỳ? Nếu bạn đang bị dị ứng, rất có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khác như đã đề cập ở trên (hắt hơi, ngứa mắt...) kèm theo nghẹt mũi và ho gây khó chịu cho bạn. Nếu tình trạng ngứa ngáy và hắt hơi không làm bạn khó chịu thì đó có thể là do tắc nghẽn liên quan đến thay đổi nội tiết tố của thai kỳ. Nếu không chắc chắn, hãy trao đổi với bác sĩ.
Khi mang thai có được dùng thuốc trị dị ứng không?
Kiểm tra với bác sĩ để xem những loại thuốc bạn có thể sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ, ngay cả với các thuốc theo đơn hay thực phẩm chức năng. Không tiếp tục sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong số chúng cho đến khi nhận được sự hướng dẫn từ bác sĩ.
Mặc dù vậy, có một số điều nên làm và không nên làm về thuốc dị ứng khi mang thai:
- Thuốc kháng histamine có thể an toàn hoặc không an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai, vì vậy hãy nhớ kiểm tra với bác sĩ của bạn. Diphenhydramine thường được khuyên dùng nhất. Loratadine thường được coi là an toàn, nhưng hãy kiểm tra với bác sĩ - một số loại sẽ chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kì. Một số bác sĩ kê chlorpheniramine và triprolidine trên cơ sở hạn chế, tuy nhiên hầu hết đều khuyên bạn nên tìm một giải pháp thay thế khác.
- Thuốc thông mũi thông thường có chứa các thành phần pseudoephedrine hoặc phenylephrine chống chỉ định cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kì. Sau đó, một số bác sĩ cho phép sử dụng hạn chế (1 hoặc 2 lần trong một ngày hoặc lâu hơn), vì sử dụng thuốc thông mũi thường xuyên hơn có thể hạn chế lưu lượng máu đến nhau thai. Đừng lo lắng nếu đã dùng chúng – bạn chỉ cần cho bác sĩ biết trước khi dùng lại.
- Thuốc xịt mũi có chứa steroid thường được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng hãy kiểm tra với bác sĩ để biết nhãn hiệu và liều lượng. Thuốc xịt nước muối luôn tốt. Bạn hãy tránh xa thuốc xịt mũi không steroid có chứa ozymetazoline, trừ khi được bác sĩ đồng ý.
Bạn có thể tiêm phòng dị ứng khi mang thai không?
Các mũi tiêm phòng dị ứng được coi là an toàn cho phụ nữ mang thai, nhưng chỉ cho những người đã tiêm mũi đầu một thời gian trước khi thụ thai. Hầu hết các chuyên gia về dị ứng cho biết không nên bắt đầu tiêm phòng dị ứng khi mang thai vì việc đó sẽ kích hoạt những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, có thể gây ra các phản ứng không mong muốn.
Cách ngăn ngừa dị ứng khi mang thai?
Hãy thử các biện pháp sau để ngăn ngừa hoặc giảm bớt các triệu chứng dị ứng khi bạn đang mang thai:
- Tránh xa những người đang hút thuốc: Khói thuốc có thể làm cho tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn và việc tiếp xúc với khói thuốc khi mang thai sẽ không tốt cho bạn và thai nhi.
- Nếu bị dị ứng với phấn hoa: Cố gắng ở trong nhà có không khí được lọc và điều hòa nhiệt độ. Nếu đi ra ngoài, hãy thử đeo kính râm bao quanh để tránh phấn hoa bay vào mắt. Khi từ ngoài vào trong nhà, hãy cởi giày, rửa tay và mặt, thay quần áo để phấn hoa không bám vào người. Tắm và gội đầu trước khi ngủ cũng có thể giúp giảm các triệu chứng ban đêm.
- Nếu bị dị ứng với bụi: Hãy nhờ người khác dọn dẹp giúp bạn! Sử dụng máy hút bụi, cây lau ướt để tránh bụi bay lên. Cũng cố gắng tránh xa gác mái, tầng hầm và những nơi ẩm mốc khác.
- Nếu bị dị ứng với vật nuôi: Hãy cho những người bạn nuôi chó và mèo biết về chứng dị ứng của bạn trước khi ghé qua, để họ có thời gian sắp xếp.
Dị ứng thực phẩm khi mang thai?
Bạn đang tự hỏi liệu bơ đậu phộng có an toàn cho thai nhi không? Tin tốt lành là các nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng ăn đậu phộng khi đang mang thai không những không gây ra bệnh dị ứng đậu phộng và các bệnh dị ứng khác ở trẻ sơ sinh, mà còn có thể ngăn ngừa chúng. Vì vậy, miễn là bạn không bị dị ứng với đậu phộng thì không có lý do gì để bỏ qua chúng. Tương tự đối với sữa và các thực phẩm dễ gây dị ứng khác.
Tuy nhiên, nếu bản thân đã từng bị dị ứng thực phẩm, hãy trao đổi với bác sĩ về việc bạn có nên nghĩ đến hạn chế chế độ ăn uống của mình khi bạn đang mang thai và cho con bú hay không.
Xem thêm:
- Viêm mao mạch dị ứng: Tác nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và biến chứng
- Dị ứng thuốc: Nguyên nhân, triệu chứng, loại thuốc gây dị ứng phổ biến và điều trị
- Dị ứng hải sản: Các loại, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa
- Các phương pháp điều trị dị ứng phổ biến
- Phản ứng dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa