Đặt vòng tránh thai: Hướng dẫn và những gì mong đợi

Vòng tránh thai là dụng cụ nhỏ hình chữ T được bác sĩ đặt vào tử cung của phụ nữ. Đây là một trong những biện pháp tránh thai tạm thời hiệu quả nhất với tỷ lệ mang thai dưới 1%. Đặt vòng là một thủ thuật đơn giản chỉ diễn ra trong vòng vài phút.

Video: Đặt vòng tránh thai là như thế nào?

Theo một nghiên cứu đánh giá về mức độ đau khi đặt vòng tránh thai, từ không đau đến cực kỳ đau, những phụ nữ tham gia nghiên cứu cho biết đặt vòng không đau như họ nghĩ.

Bài viết đề cập đến quy trình đặt vòng, tác dụng phụ có thể gặp và tháo vòng tránh thai.

Tóm tắt quy trình đặt vòng. Nguồn ảnh: www.medicalnewstoday.comTóm tắt quy trình đặt vòng. Nguồn ảnh: www.medicalnewstoday.com

Chuẩn bị trước khi đặt vòng tránh thai

Trước khi đưa ra quyết định đặt vòng, bạn nên tìm hiểu về các loại vòng tránh thai và trao đổi với bác sĩ loại nào phù hợp với mình. Hiện nay, vòng tránh thai chia làm hai loại: 

  • Vòng tránh thai bằng đồng: Có khả năng tiêu diệt tinh trùng và ngăn không cho tinh trùng gặp trứng. 
  • Vòng tránh thai nội tiết: Có khả năng giải phóng progestin, rất giống với progesterone, một loại hormone của cơ thể. 
Có hai loại vòng tránh thai là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai nội tiết. Nguồn ảnh: intermountainhealthcare.orgCó hai loại vòng tránh thai là vòng tránh thai bằng đồng và vòng tránh thai nội tiết. Nguồn ảnh: intermountainhealthcare.org

Progestin có khả năng ngăn cản quá trình rụng trứng, tức là không có trứng để tinh trùng thụ tinh. Đồng thời làm đặc chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển để gặp trứng hơn trong trường hợp có trứng rụng.  

Vòng tránh thai nội tiết có thể giúp điều trị một số triệu chứng tiền kinh nguyệt và nội tiết tố, chẳng hạn như kinh nguyệt ra nhiều hoặc đau bụng kinh

Vòng tránh thai bằng đồng không có bất kỳ tác dụng nào khác ngoài tránh thai. Vì vậy, các bác sĩ thường không khuyên dùng vòng tránh thai bằng đồng cho những người kinh nguyệt ra nhiều hoặc đau bụng kinh dữ dội. 

Vòng tránh thai an toàn đối với hầu hết các chị em. Tuy nhiên, những người bị dị ứng với đồng không nên sử dụng vòng tránh thai bằng đồng. 

Vòng tránh thai có thể ngừa thai nhưng không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Không nên sử dụng vòng tránh thai trong bất kỳ trường hợp nào sau đây: 

  • Chảy máu âm đạo bất thường
  • Ung thư âm đạo hoặc cổ tử cung
  • Nhiễm trùng vùng chậu hoặc đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 

Phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có thai không nên đặt vòng tránh thai, mặc dù đặt vòng tránh thai sớm sau khi sinh con sẽ an toàn hơn cho bạn. 

Ở một số phụ nữ, progestin làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở chân hoặc gây cao huyết áp. Vì vậy, nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là các vấn đề tim mạch, hãy trao đổi với bác sĩ.  

Nhiều người sợ đau khi đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 nhận thấy rằng đặt vòng tránh thai không đau như chúng ta tưởng.  

Một số nghiên cứu cho thấy rằng chính sự lo lắng có thể làm cho bạn cảm thấy đau hơn. Vì vậy, nếu bác sĩ giải thích quy trình rõ ràng, đồng cảm và trấn an bệnh nhân sẽ rất thuận lợi cho việc đặt vòng.  

Bạn hoàn toàn có thể chia sẻ về trải nghiệm đặt vòng tránh thai trước đây với bác sĩ hoặc chia sẻ cảm xúc bây giờ, lo lắng hay đã sẵn sàng cho thủ thuật.  

Một số chị em nói rằng uống thuốc giảm đau không kê đơn trước khi làm thủ thuật, chẳng hạn như Ibuprofen, sẽ giúp giảm đau sau đó. 

Trong khi đặt vòng 

Để thực hiện đặt vòng, bạn sẽ phải nằm trên bàn với tư thế phụ khoa: nằm ngửa, hai chân dạng ra và để trên giá đỡ. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn bộc lộ toàn bộ từ thắt lưng trở xuống và phủ lên một tấm khăn để bạn cảm thấy thoải mái hơn.  

Tư thế bệnh nhân khi đặt vòng. Nguồn ảnh: www.gardenobgyn.comTư thế bệnh nhân khi đặt vòng. Nguồn ảnh: www.gardenobgyn.com

Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng chậu bằng các ngón tay, sau đó làm sạch âm đạo và đáy cổ tử cung bằng dung dịch sát khuẩn. 

Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo để bộc lộ và giúp bác sĩ dễ dàng quan sát. Vòng tránh thai được đưa vào trong tử cung thông qua một lỗ nhỏ ở cổ tử cung. 

Một số người cảm thấy cơn co thắt tử cung hoặc đau bụng kinh dữ dội. Nếu cảm thấy cơn đau bất thường hoặc không thể chịu đựng được, bạn hãy nói với bác sĩ. Toàn bộ quá trình đặt vòng thường chỉ mất vài phút. 

Sau khi đặt vòng

Một số bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu sau khi đặt vòng tránh thai. Vì vậy, bạn nên nhờ người nhà đưa về.

Thông thường, bạn có thể tiếp tục công việc ngay sau khi đặt vòng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc có những cơn co tử cung, bạn nên nghỉ ngơi thêm một ngày. 

Sau khi đặt vòng tránh thai, âm đạo có thể ra đốm máu li ti. Theo Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Hoa Kỳ, hiện tượng này có thể kéo dài đến 3-6 tháng. 

Bạn cũng nên hỏi bác sĩ xem bao lâu thì có thể quan hệ tình dục mà không sử dụng thêm biện pháp tránh thai nào khác. Vòng tránh thai không thể ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy, hãy lưu ý nếu quan hệ với bạn tình mới.  

Chăm sóc sau khi đặt vòng 

Một trong những ưu điểm chính của đặt vòng là không cần chăm sóc gì đặc biệt. Trong những ngày sau khi đặt vòng, bạn thường bị co thắt tử cung và có thể ra đốm máu li ti. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng này. Mọi cơn đau sẽ biến mất sau vài ngày. 

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng sau khi đặt vòng. Nguồn ảnh: www.pharmatimes.comThuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng sau khi đặt vòng. Nguồn ảnh: www.pharmatimes.com

Vòng tránh thai gắn vào một sợi dây để bác sĩ có thể lấy ra khi cần thiết. Một số phụ nữ có thể sờ thấy sợi dây này. Tốt nhất là không làm gì cả. Kéo sợi dây không gây nguy hiểm nhưng có thể làm vòng bị di lệch, thậm chỉ là tuột vòng tránh thai. 

Nếu sợi dây gây kích ứng hoặc bạn tình có thể cảm thấy sợi dây trong khi quan hệ, bạn có thể nhờ bác sĩ cắt bớt. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, vòng tránh thai có thể tự rơi ra. Khi đó, bạn có thể mang thai. Tốt nhất là bạn nên liên hệ với bác sĩ và không nên quan hệ tình dục không an toàn.  

Tác dụng phụ 

Vòng tránh thai có thể gây ra các tác dụng phụ, tuy nhiên, các triệu chứng này thường hết sau vài tháng. 

Các tác dụng phụ của vòng tránh thai nội tiết như: 

  • Ra đốm máu li ti
  • Trễ kinh hoặc vô kinh
  • Đau đầu
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Căng tức ngực
  • Thay đổi kích thước ngực
  • Thay đổi tâm trạng
  • Chán nản
  • Giảm ham muốn
  • Tăng cân
Sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn,... Nguồn ảnh: warragulchiropracticcentre.com.auSau khi đặt vòng tránh thai nội tiết, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn,... Nguồn ảnh: warragulchiropracticcentre.com.au

Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp tác dụng phụ kể trên. 

Các tác dụng phụ của vòng tránh thai bằng đồng: 

Một số biến chứng rất ít khi xảy ra khi đặt vòng tránh thai: 

  • Vòng tránh thai rơi ra ngoài.
  • Các vấn đề liên quan đến vòng tránh thai nội tiết tố, chẳng hạn như thay đổi huyết áp hoặc hình thành cục máu đông.
  • Chửa ngoài tử cung
  • Nhiễm trùng sau khi đặt vòng
  • Viêm nhiễm vùng chậu nếu bệnh nhân đã bị nhiễm trùng trước khi đặt vòng tránh thai. 
  • Tổn thương tử cung 

Những người có tiền sử bệnh tim mạch, những người hút thuốc lá và những người trên 35 tuổi thường dễ gặp biến chứng khi đặt vòng tránh thai nội tiết. 

Người ta lầm tưởng rằng vòng tránh thai có thể di chuyển đến các khu vực khác của cơ thể, chẳng hạn như não hoặc phổi. 

Tháo vòng tránh thai 

Vòng tránh thai có hiệu quả từ 3 đến 12 năm và đôi khi lâu hơn. Bạn có thể tháo vòng tránh thai bất cứ lúc nào.

Trong quá trình tháo vòng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nằm lên bàn khám và đặt chân lên giá đỡ giống như khi đặt vòng.  

Tiếp đó, bác sĩ sẽ đưa mỏ vịt vào để mở âm đạo sau đó giật nhẹ dây vòng tránh thai. Động tác này làm cho vòng tránh thai gấp lại và dễ dàng đi qua cổ tử cung. Bạn có thể bị co thắt trong khi tháo vòng, nhưng quy trình này chỉ diễn ra trong vài phút. 

Đôi khi vòng tránh thai có thể hơi khó lấy ra. Khi đó, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nhỏ hơn. Rất hiếm khi vòng tránh thai bị kẹt. Nếu bị kẹt có thể cần phẫu thuật để lấy bỏ. 

Tháo vòng tránh thai khi đến thời hạn hoặc khi bạn muốn có em bé. Nguồn ảnh: www.salon.comTháo vòng tránh thai khi đến thời hạn hoặc khi bạn muốn có em bé. Nguồn ảnh: www.salon.comKhi nào cần đến gặp bác sĩ

Các chị em nên đi khám nếu những triệu chứng sau xuất hiện ngay sau khi đặt vòng tránh thai:

  • Sốt trên 38,5°C
  • Ớn lạnh
  • Cơn co tử cung dữ dội hoặc không thể chịu đựng được
  • Đau dữ dội, đau nhói ở dạ dày
  • Chảy máu nhiều

Liên hệ với bác sĩ nếu có những triệu chứng này xuất hiện bất kỳ lúc nào sau khi đặt: 

  • Trễ kinh với vòng tránh thai bằng đồng
  • Phát hiện có thai bằng que thử
  • Vòng tránh thai bị rơi ra ngoài hoặc cảm giác như đi qua cổ tử cung. 
Liên hệ bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện có thai khi đã đặt vòng. Nguồn ảnh: www.sitarambhartia.orgLiên hệ bác sĩ ngay nếu bạn phát hiện có thai khi đã đặt vòng. Nguồn ảnh: www.sitarambhartia.org

Tổng kết 

Vòng tránh thai là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em nào muốn tránh thai lâu dài mà không cần nhớ uống thuốc, tiêm thuốc hoặc sử dụng bao cao su. 

Cũng giống với bất kỳ biện pháp tránh thai nào, vòng tránh thai mang lại cả lợi ích và rủi ro. Nếu bạn không chắc liệu đó có phải là sự lựa chọn phù hợp với mình hay không, hãy trao đổi thêm với bác sĩ. 

Việc đặt vòng tránh thai có thể gây đau hoặc khó chịu, nhưng cơn đau thường sẽ biến mất sau đó không lâu. Đặt vòng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ do cơ thể cần phải làm quen với thiết bị mới. 

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu như bạn gặp phải tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai và tác dụng phụ này ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!