Bệnh viêm gan B: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (hepatitis B virus - HBV) gây ra. Nó có thể cấp tính và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số dạng có thể là mãn tính, và những dạng này có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan.

HBV là một mối quan tâm lớn về sức khỏe toàn cầu. Trên thực tế, vào năm 2015, bệnh gan liên quan đến HBV đã gây ra khoảng 887.000 ca tử vong. Tính đến năm 2016, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính rằng 862.000 người ở Hoa Kỳ đang mắc viêm gan B mãn tính.

Với người lớn bị mắc HBV thì hầu hết là tình trạng ngắn hạn không gây tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, 2 - 6% trong số này sẽ tiến triển thành nhiễm trùng mãn tính có thể dẫn đến ung thư gan. Khoảng 90% trẻ sơ sinh có virus HBV sẽ trở thành nhiễm trùng mãn tính.

Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan B, bao gồm cách lây truyền, các triệu chứng ban đầu, cách điều trị và phòng ngừa bệnh. 

Viêm gan B là gì?

Video Viêm gan siêu vi B

Xem chi tiết: Viêm gan B và các câu hỏi thường gặp

Viêm gan B, do HBV, là một bệnh lý về gan thầm lặng - do một người có thể bị nhiễm HBV và truyền virus cho người khác mà không biết rằng họ đã mắc bệnh.

Bệnh biểu hiện rất đa dạng. Có một số người không có triệu chứng. Một số thì chỉ bị nhiễm trùng ban đầu, sau đó sẽ tự khỏi. Còn đối với những người khác, bệnh này trở thành mãn tính. Trong những trường hợp mãn tính, virus tiếp tục tấn công gan theo thời gian mà không bị phát hiện, dẫn đến tổn thương gan không thể hồi phục.

Vào năm 2017, CDC Hoa Kỳ báo cáo có 3.407 người nhiễm HBV. Tuy nhiên, tính đến những người không được báo cáo thì số ca nhiễm HBV cấp tính có thể đã lên tới gần 22.100 người.

Nguyên nhân gây viêm gan B

Nguyên nhân gây ra viêm gan B là do virus viêm gan B (HBV) xâm nhập vào cơ thể. Virus xuất hiện trong máu và dịch cơ thể. Một người có thể lây lan virus mà không hề hay biết, vì người mắc HBV có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. HBV lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo và máu. Nó cũng có thể truyền từ mẹ sang trẻ sơ sinh trong khi sinh. Dùng chung kim tiêm và quan hệ tình dục không có biện pháp tránh thai đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Mọi người cũng có thể nhiễm HBV khi họ đến thăm một nơi nào đó trên thế giới có tỉ lệ nhiễm trùng cao. 

Quá trình lây truyền của virus viêm gan B

Do dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích ma túy khác có thể gây lây truyền HBV. (nguồn: thenationalcouncil.com) Do dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích ma túy khác có thể gây lây truyền HBV.

HBV có thể lây truyền khi máu, tinh dịch hoặc chất dịch cơ thể khác từ người có virus xâm nhập vào cơ thể của người không có virus.

Cụ thể hơn, nhiễm trùng có thể xảy ra:

  • Khi phụ nữ nhiễm HBV sinh con
  • Trong hoạt động tình dục
  • Do dùng chung kim tiêm, ống tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích ma túy khác
  • Do thực hành các kỹ thuật xăm không an toàn
  • Bằng cách dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân, chẳng hạn như dao cạo râu và bàn chải đánh răng

Nhân viên y tế có thể gặp nguy cơ mắc bệnh do quá trình hành nghề không an toàn, chẳng hạn như tái sử dụng thiết bị y tế, không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc vứt bỏ vật sắc nhọn không đúng cách.

HBV không thể lây lan qua:

  • Thức ăn hoặc nước uống
  • Dụng cụ ăn uống chung
  • Cho con bú
  • Ôm, hôn nhau
  • Nắm tay
  • Ho
  • Hắt xì
  • Côn trùng cắn

Virus có thể tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất 7 ngày. Trong thời gian này, nó vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập vào cơ thể của người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. 

Các yếu tố nguy cơ của viêm gan B

Những người có nguy cơ cao mắc HBV bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh của bà mẹ nhiễm HBV
  • Bạn tình của những người nhiễm HBV
  • Người có quan hệ tình dục không an toàn và có nhiều bạn tình
  • Nam có quan hệ tình dục đồng giới 
  • Người có tiêm chích ma túy bất hợp pháp
  • Người ở chung nhà với người bị nhiễm HBV mãn tính
  • Nhân viên chăm sóc sức khỏe và an toàn công cộng, có nguy cơ tiếp xúc nghề nghiệp với máu hoặc chất dịch cơ thể bị ô nhiễm
  • Người được chạy thận nhân tạo
  • Người đang dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như hóa trị liệu cho bệnh ung thư
  • Người nhiễm HIV
  • Người đến từ vùng có tỷ lệ mắc HBV cao
  • Tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai

Viêm gan B có thể chữa được không?

Hiện không có cách chữa khỏi HBV, nhưng việc tiêm phòng có thể ngăn ngừa nhiễm trùng ban đầu. Thuốc kháng virus có thể điều trị các bệnh nhiễm trùng mãn tính. Nếu HBV mãn tính bắt đầu gây ra tổn thương gan vĩnh viễn, thì việc cấy ghép gan có thể giúp cải thiện khả năng sống sót lâu dài. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin có hiệu quả và dùng thuốc kháng virus đồng nghĩa với việc ít người có thể phải ghép gan hơn do HBV mãn tính. 

Triệu chứng của viêm gan B

Nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu là triệu chứng của các bệnh gan (nguồn: kenzen.com)Nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu là triệu chứng của các bệnh gan 

Nhiều trường hợp nhiễm HBV xảy ra trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu. Điều này là do người mẹ có thể truyền HBV cho con mình trong khi sinh. Tuy nhiên, các bác sĩ hiếm khi chẩn đoán HBV ở thời thơ ấu, vì nó gây ra ít triệu chứng rõ ràng.

Các triệu chứng của nhiễm HBV mới có thể không rõ ràng ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc ở người lớn bị suy giảm hệ thống miễn dịch. Trong số những người từ 5 tuổi trở lên, khoảng 30 - 50% sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu. Các triệu chứng cấp tính xuất hiện khoảng 60 - 150 ngày sau khi tiếp xúc với virus và có thể kéo dài từ vài tuần đến 6 tháng. 

Với một người bị nhiễm HBV mãn tính có thể xuất hiện đau bụng liên tục, mệt mỏi dai dẳng và đau nhức các khớp.

Các triệu chứng ban đầu

Nếu HBV gây ra các triệu chứng sớm, chúng có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn 
  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng
  • Nước tiểu đậm
  • Phân nhạt màu
  • Vàng da, vàng mắt

Chẩn đoán bệnh viêm gan B

Viêm gan B được chẩn đoán bằng một xét nghiệm máu đơn giản có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn có bị nhiễm viêm gan B không? Bạn có được bảo vệ khỏi bệnh viêm gan B vì đã được tiêm phòng hoặc đã khỏi bệnh sau lần nhiễm trùng trước đây không? Bạn có nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B không? Việc hiểu kết quả xét nghiệm máu viêm gan B là rất quan trọng để bạn nhận được sự chăm sóc và theo dõi phù hợp.

Xét nghiệm máu viêm gan B chỉ cần lấy một mẫu máu và bác sĩ sẽ yêu cầu bảng xét nghiệm viêm gan B, bao gồm 3 phần. Cả ba kết quả xét nghiệm này cần được biết đầy đủ để xem liệu bạn có bị nhiễm, được bảo vệ hay vẫn có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra lại máu của bạn sau 6 tháng kể từ lần khám đầu tiên để xác nhận tình trạng viêm gan B. Hãy nhớ yêu cầu một bản sao kết quả xét nghiệm máu viêm gan B để bạn hiểu đầy đủ các xét nghiệm nào là dương tính hay âm tính.

Xét nghiệm máu và bệnh viêm gan B

Có nhiều các xét nghiệm dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh viêm gan B. 

Có nhiều xét nghiệm đặc trưng cho bệnh viêm gan B. (nguồn: mdanderson.org)Có nhiều xét nghiệm đặc trưng cho bệnh viêm gan B. 

Bảng xét nghiệm viêm gan B 

Chỉ cần một mẫu máu để xét nghiệm máu viêm gan B, nhưng bảng xét nghiệm viêm gan B bao gồm 3 phần. Tất cả 3 kết quả xét nghiệm này là cần thiết để hiểu đầy đủ liệu một người có bị nhiễm bệnh hay không. Dưới đây là giải thích về 3 xét nghiệm của bảng xét nghiệm viêm gan B.

  • HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B) - Kết quả xét nghiệm HbsAg dương tính có nghĩa là người đó bị nhiễm viêm gan B. Xét nghiệm này có thể phát hiện sự hiện diện thực sự của virus viêm gan B trong máu. Nếu một người xét nghiệm dương tính, thì cần phải xét nghiệm thêm để xác định xem đây là nhiễm trùng cấp tính mới hay nhiễm trùng mãn tính. Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính có nghĩa là bạn đã bị nhiễm bệnh và có thể lây virus viêm gan B cho người khác qua đường máu của bạn.
  • Anti-HBs hoặc HBsAb (kháng thể bề mặt viêm gan B) - Kết quả xét nghiệm anti-HBs (hoặc HBsAb) dương tính cho thấy một người được bảo vệ chống lại virus viêm gan B. Sự bảo vệ này có thể là kết quả của việc tiêm vắc-xin viêm gan B hoặc phục hồi thành công sau nhiễm trùng viêm gan B trong quá khứ. Xét nghiệm này không được đưa vào xét nghiệm máu thường quy. Kết quả xét nghiệm anti-HBs (hoặc HBsAb) dương tính có nghĩa là bạn “miễn dịch” và được bảo vệ chống lại virus viêm gan B và không thể bị nhiễm bệnh. Bạn không bị nhiễm bệnh và không thể lây bệnh viêm gan B cho người khác.
  • Anti-HBc hoặc HBcAb (kháng thể lõi viêm gan B) - Kết quả xét nghiệm anti-HBc (hoặc HBcAb) dương tính cho biết bạn đã bị nhiễm viêm gan B trong quá khứ hoặc hiện tại. Kháng thể lõi không cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào chống lại virus viêm gan B (không giống như kháng thể bề mặt được mô tả ở trên). Chỉ có thể hiểu đầy đủ xét nghiệm này khi biết kết quả của 2 xét nghiệm đầu tiên (HBsAg và anti-HBs). Kết quả xét nghiệm anti-HBc (hoặc HBcAb) dương tính yêu cầu phải trao đổi với bác sĩ để được giải thích đầy đủ về tình trạng viêm gan B của bạn.

Các xét nghiệm viêm gan B khác

  • Xét nghiệm máu viêm gan B bổ sung

Viêm gan B có thể là một bệnh nhiễm trùng gan phức tạp, do đó, các xét nghiệm máu bổ sung có thể được yêu cầu để bác sĩ hiểu rõ hơn về loại chăm sóc và theo dõi nào là cần thiết.

Anti-HBc IgM hoặc anti-HBc IgG (IgM hoặc IgG lõi chống viêm gan B)

Đôi khi, xét nghiệm máu anti-HBc IgM hoặc anti-HBc IgG có thể được yêu cầu để xác định xem một người có bị nhiễm viêm gan B cấp tính mới hay mãn tính.

- Kết quả xét nghiệm kháng HBc IgM dương tính thường chỉ ra một bệnh nhiễm trùng cấp tính mới.

- Xét nghiệm kháng HBc IgG dương tính thường chỉ ra tình trạng nhiễm trùng mãn tính.

Các kết quả xét nghiệm này phải được bác sĩ giải thích vì có thể gây nhầm lẫn. Ví dụ, đôi khi gan của một người bị nhiễm viêm gan B mãn tính có thể bị viêm nhiều hơn bình thường (trong các đợt bùng phát). Vì vậy, một người bị nhiễm bệnh mãn tính cũng có thể cho kết quả dương tính với xét nghiệm máu kháng HBc IgM, mặc dù điều này thường chỉ ra một bệnh nhiễm trùng mới

Vì vậy, điều quan trọng là phải được thăm khám bởi một bác sĩ hiểu rõ về bệnh viêm gan B để bạn có được chẩn đoán chính xác và được chăm sóc và theo dõi đúng cách.

HBeAg (kháng nguyên e của virus viêm gan B) - Đây là một loại protein virus được tạo ra bởi virus viêm gan B và được giải phóng từ các tế bào gan bị nhiễm bệnh vào máu. Xét nghiệm này phát hiện có bao nhiêu virus trong máu. Kết quả xét nghiệm âm tính cho thấy virus có thể không sinh sản tích cực trong gan. Nói chung, một người được coi là rất dễ lây nhiễm khi xét nghiệm dương tính, và ít lây nhiễm hơn khi xét nghiệm âm tính. Việc mất kháng nguyên e của virus viêm gan B có thể xảy ra tự nhiên hoặc do điều trị bằng thuốc. Đôi khi kết quả xét nghiệm âm tính có thể cho thấy có virus viêm gan B đột biến. Vì vậy, sự vắng mặt của kháng nguyên e của virus viêm gan B không phải lúc nào cũng có nghĩa là có rất ít hoặc không có hoạt động nhân lên của virus. Bác sĩ có thể hiểu rõ hơn bằng các xét nghiệm bổ sung.

  • HBeAg dương tính cho thấy mức độ cao của virus trong máu và người bệnh được coi là có khả năng lây nhiễm.
  • HBeAg âm tính cho thấy có rất ít hoặc không có virus trong máu và người bệnh thường được coi là ít lây nhiễm hơn; đôi khi điều này có thể chỉ ra một người có virus viêm gan B đột biến.

Kết quả xét nghiệm kháng nguyên e của virus viêm gan B thường được sử dụng để theo dõi hiệu quả của nhiều liệu pháp điều trị bằng thuốc viêm gan B nhằm mục đích thay đổi tình trạng kháng nguyên e của người bị nhiễm mãn tính từ dương tính sang âm tính. Bằng cách đạt được kết quả kháng nguyên e âm tính có nghĩa là thuốc điều trị viêm gan B đã ngăn chặn thành công hoặc làm chậm quá trình nhân lên của virus. Mặc dù đây không phải là cách chữa trị, nhưng việc ngăn chặn hoặc làm chậm virus sẽ ít gây tổn thương cho gan hơn, làm giảm nguy cơ phát triển bệnh gan nghiêm trọng trong tương lai.

Một số người bị viêm gan B mãn tính mất đi kháng nguyên e và phát triển kháng thể e một cách tự nhiên, ngay cả khi không cần điều trị. Tuy nhiên, để làm cho mọi thứ khó hiểu hơn một chút, có một số bệnh nhân bị nhiễm mãn tính với tải lượng virus cao không được điều trị và vẫn cho kết quả âm tính với kháng nguyên e viêm gan B. Vì vậy, sự vắng mặt của kháng nguyên e không phải lúc nào cũng có nghĩa là không có hoạt động nhân lên của virus. Thay vào đó, những người này có virus viêm gan B đột biến không tạo ra kháng nguyên e. Do đó, việc điều trị một người âm tính với kháng nguyên e (nhưng có tải lượng virus cao) rất khó khăn vì virus viêm gan B đột biến có khả năng kháng các loại thuốc hiện tại hơn. Ngoài ra, việc không có kháng nguyên e làm cho việc đánh giá một loại thuốc có hoạt động hay không cũng trở nên khó khăn hơn.

Anti-HBe hoặc HBeAb (kháng thể chống lại kháng nguyên e của virus viêm gan B) - Đây không phải là kháng thể bảo vệ. Nó được tạo ra để đáp ứng với kháng nguyên e của bệnh viêm gan B. Những người bị nhiễm bệnh mãn tính ngừng sản xuất kháng nguyên e đôi khi tạo ra kháng thể. Ý nghĩa lâm sàng của kết quả này chưa được hiểu đầy đủ, nhưng nó thường được coi là một điều tốt. Đối với những người bị nhiễm trùng viêm gan B mãn tính âm tính với kháng nguyên e (có nghĩa là họ có virus đột biến), sự hiện diện của anti-HBe vẫn có thể liên quan đến sự nhân lên của virus đang hoạt động.

Định lượng DNA của virus viêm gan B (tải lượng virus) - Xét nghiệm máu này đo lượng DNA của virus viêm gan B (hoặc tải lượng virus) trong máu của những bệnh nhân bị nhiễm bệnh mãn tính. Máu được xét nghiệm bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi polymerase (PCR) rất phức tạp và chính xác. Tải lượng virus của bệnh viêm gan B cung cấp thông tin quan trọng, nhưng chỉ nên được xem xét liên quan đến các thông tin khác như tình trạng kháng nguyên e và kết quả xét nghiệm men gan. Tải lượng virus thường được đo bằng “ IU/mL, nhưng cũng có thể được đo bằng cp/ml. 

Định lượng HBsAg (định lượng kháng nguyên bề mặt viêm gan B / qHBsAg) - Xét nghiệm máu này đo lượng kháng nguyên bề mặt viêm gan B thực tế trong máu. Khi được sử dụng kết hợp với xét nghiệm đo tải lượng virus viêm gan B, qHBsAg có thể cung cấp cho bác sĩ chuyên khoa những hiểu biết bổ sung về tình trạng bệnh của một cá nhân. Nó cũng có thể được sử dụng để dự đoán và theo dõi đáp ứng điều trị.

Kháng thuốc, kiểu gen và đột biến BCP/PreCore của bệnh viêm gan B - Xét nghiệm máu này thường không được chỉ định. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định kiểu gen virus viêm gan B (A-H) của bệnh nhân cho mục đích nghiên cứu và để phát hiện đột biến virus có thể liên quan đến việc kháng lại các phương pháp điều trị hiện tại. Đây là một xét nghiêm PCR không có sẵn. 

  • Xét nghiệm máu liên quan đến gan
Xét nghiệm ALT và AST được dùng để đánh giá chức năng gan. (nguồn: mdanderson.org)Xét nghiệm ALT và AST được dùng để đánh giá chức năng gan. 

Virus viêm gan B đặc biệt tấn công gan, vì vậy các bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để theo dõi sức khỏe của gan. Một số xét nghiệm máu liên quan đến gan phổ biến nhất được mô tả dưới đây.

Các xét nghiệm máu này đo mức độ tổn thương gan tiềm ẩn (hoặc tình trạng viêm gan). Nếu một người bị nhiễm virus viêm gan B, các tế bào gan có thể bị tổn thương bởi virus và sau đó men gan có thể đi vào máu. Con số này càng cao, nguy cơ tổn thương gan tiềm ẩn càng lớn.

ALT (alanine aminotransferase) hầu như chỉ được tìm thấy trong gan và được theo dõi chặt chẽ nhất trong trường hợp nhiễm viêm gan B mãn tính. Xét nghiệm này hữu ích trong việc quyết định xem một bệnh nhân có được hưởng lợi từ việc điều trị hay không hoặc để đánh giá mức độ đáp ứng của một người với liệu pháp điều trị. Giới hạn trên của ALT bình thường ở người lớn khỏe mạnh là 35 U/L đối với nam và 25 U/L đối với nữ.

AST (aspartate aminotransferase) được tìm thấy trong gan, tim và cơ nên kém chính xác hơn ALT trong việc đo mức độ tổn thương gan. Nhưng enzym này thường được chỉ định để giúp theo dõi tổn thương gan tiềm ẩn do virus viêm gan B.

AFP (Alpha-FetoProtein) - Đây là một loại protein bình thường được sản xuất trong bào thai đang phát triển, do đó, phụ nữ mang thai sẽ có AFP cao. Tuy nhiên, những người trưởng thành khác không được tăng AFP trong máu. Xét nghiệm này được sử dụng để sàng lọc bệnh nhân ung thư gan nguyên phát với bệnh viêm gan B. Bệnh nhân mãn tính nên được theo dõi nồng độ AFP mỗi lần khám vì viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư gan. Nếu mức AFP cao, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm xét nghiệm máu và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh.

Ferritin - Sắt được dự trữ trong gan dưới dạng ferritin. Tăng lượng ferritin có thể là do tăng lượng sắt trong chế độ ăn uống (bổ sung vitamin, thức ăn nấu trong nồi sắt...). Đối với những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính, mức cao ferritin  có thể cho thấy gan bị tổn thương vì ferritin bị rò rỉ vào máu khi các tế bào gan bị tổn thương bởi virus. 

  • Các xét nghiệm máu bổ sung mà bác sĩ có thể yêu cầu

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B mãn tính, bác sĩ có thể yêu cầu bảng xét nghiệm chức năng gan và công thức máu toàn phần. Một số kết quả xét nghiệm máu có trong các bảng này rất hữu ích trong việc đánh giá bệnh gan nói chung và không nhất thiết phải cụ thể đối với bệnh viêm gan B. Bác sĩ sẽ có thể giải thích chi tiết kết quả xét nghiệm của cá nhân của bạn, nhưng biểu đồ dưới đây cung cấp một cách nhanh chóng tài liệu tham khảo để giải thích kết quả.

Xét nghiệm

Chỉ số bình thường

Chỉ số bất thường mức độ nhẹ - trung bình

Chỉ số bất thường mức độ nặng

 Enzym gan   

Aspartate aminotransferase (AST)

Nam: 30 IU/mL  

Nữ: 19 IU/mL 

40-200 IU/L

>200 IU/lL

Alanine aminotransferase
 (ALT)

Nam: 35 IU/mL 

Nữ: 25 IU/mL 

40-200 IU/L

>200 IU/L

Gamma-glutamyl transferase (GGT)

<60 IU/L

60-200 IU/L

>200 IU/L

Alkaline phosphatase

<112 IU/L

112-300 IU/L

>300 IU/L

 Chức năng gan   

Bilirubin toàn phần

<1.2 mg/dL
 (<20.5 umol/L)

1.2-2.5 mg/dL
 (20.5-43 umol/L)

>2.5 mg/dL
 (42.8 umol/L)

Albumin

3.5-4.5 g/dL

3.0-3.5 g/dL

<3.0 g/dL

Thời gian prothrombin 

<14 giây

14-17 giây

>17 giây

 Công thức máu   

Bạch cầu

>6000

3000-6000

<3000

Hematocrit (HCT)

>40

35-40

<35

Tiểu cầu

>150,000

100,000-150,000

<100,000

Đơn vị   

IU = International Unit

L = liter

dL = deciliter

mg = milligrams

umol = micromole

 



Người mới được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B

Nếu bạn hoặc người thân gần đây được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B, điều đó có thể gây nhầm lẫn hoặc choáng ngợp; nhưng hãy nhớ rằng bạn không đơn độc. Trên thực tế, gần 1/3 dân số trên thế giới sẽ bị nhiễm virus viêm gan B trong suốt cuộc đời. Sau đây là một số lời khuyên hữu ích bạn có thể thực hiện ngay sau khi biết mình mắc viêm gan B.

  1. Hiểu chẩn đoán của bạn. Bạn bị nhiễm trùng cấp tính hay mãn tính? Khi ai đó lần đầu tiên bị nhiễm viêm gan B, nó được coi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm siêu vi đều có thể tự loại bỏ virus. Nếu bạn tiếp tục cho kết quả dương tính với viêm gan B sau 6 tháng thì được coi là mắc nhiễm trùng mãn tính. Biết được bệnh viêm gan B của mình là cấp tính hay mãn tính sẽ giúp bạn và bác sĩ xác định các bước tiếp theo. Nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của kết quả xét nghiệm máu, bạn có thể thấy việc đọc lại các thông tin về các xét nghiệm máu liên quan đến bệnh viêm gan B ở trên là có ích.
  2. Ngăn chặn sự lây lan sang người khác. Viêm gan B có thể lây truyền cho người khác qua đường máu và dịch cơ thể, tuy nhiên vẫn có một loại vắc-xin an toàn và hiệu quả có thể bảo vệ người thân của bạn khỏi bệnh viêm gan B. Bạn cũng cần lưu ý các cách bảo vệ để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
  3. Tìm một bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan B mãn tính, điều quan trọng là phải tìm một bác sĩ có chuyên môn về điều trị bệnh gan. 
  4. Giáo dục bản thân. Hãy tìm hiểu thông tin về bệnh viêm gan B, bắt đầu bằng bệnh viêm gan B là gì, những ai có nguy cơ mắc bệnh và các triệu chứng có thể xảy ra. 

Điều trị viêm gan B

Xem chi tiết Điều trị bệnh viêm gan B: Thuốc và các biện pháp kiểm soát khác

Video Điều trị viêm gan B có phải điều trj suốt đời hay không

Không có phương pháp điều trị hoặc thuốc đặc hiệu cho nhiễm trùng HBV cấp tính. Chăm sóc hỗ trợ sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng.

Điều trị người bị nghi ngờ phơi nhiễm

Bất kỳ ai có khả năng tiếp xúc với HBV đều có thể trải qua phác đồ “dự phòng” sau phơi nhiễm, bao gồm tiêm phòng HBV và sử dụng globulin miễn dịch viêm gan B (hepatitis B immunoglobin - HBIG). Nhân viên y tế cung cấp thuốc dự phòng sau khi bị phơi nhiễm và trước khi bị nhiễm trùng cấp tính. Phác đồ này sẽ không chữa khỏi một nhiễm trùng đã tiến triển. Tuy nhiên, nó làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng cấp tính.

Điều trị nhiễm HBV mãn tính

Đối với nhiễm HBV mãn tính, có sẵn thuốc kháng virus. Tuy không phải là cách chữa khỏi viêm gan B mãn tính, nhưng nó có thể ngăn chặn virus nhân lên và tiến triển thành bệnh gan nặng.

Một người bị nhiễm HBV mãn tính có thể tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan nhanh chóng và không có dấu hiệu báo trước. Nếu một người không được tiếp cận với phương pháp điều trị hoặc cơ sở vật chất đầy đủ, ung thư gan có thể gây tử vong trong vòng vài tháng sau khi chẩn đoán.

Những người bị nhiễm HBV mãn tính cần được khám liên tục và siêu âm gan 6 - 12 tháng một lần. Việc theo dõi này có thể giúp các bác sĩ xác định xem tình trạng tổn thương gan có cải thiện không hay đang trở nên tồi tệ hơn. 

Phòng ngừa viêm gan B

Xem chi tiết: Vắc xin và các biện pháp phòng ngừa viêm gan B

Mọi người có thể ngăn ngừa nhiễm HBV bằng cách:

  • Đeo thiết bị bảo hộ thích hợp khi làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe hoặc đối phó với các trường hợp cấp cứu
  • Không dùng chung kim tiêm
  • Thực hiện các biện pháp tình dục an toàn
  • Lau sạch vết máu tươi hoặc khô bằng tay đeo găng và sử dụng dung dịch pha thuốc tẩy gia dụng với nước (tỉ lệ 1/10) 

Vắc xin phòng viêm gan B

Tất cả trẻ sơ sinh đều nên được tiêm phòng ngừa virus viêm gan B. (nguồn: cdc.gov)Tất cả trẻ sơ sinh đều nên được tiêm phòng ngừa virus viêm gan B. 

Vắc xin phòng ngừa viêm gan B đã có từ năm 1982.

Những người nên tiêm phòng viêm gan B bao gồm:

  • Tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên chưa được chủng ngừa trước đó
  • Tất cả nhân viên y tế
  • Người có thể đã tiếp xúc với máu và các sản phẩm của máu khi làm việc 
  • Người đang lọc máu và những người được cấy ghép nội tạng rắn
  • Cư dân và nhân viên của các cơ sở cải tạo, các khu dân cư cộng đồng
  • Người tiêm chích ma túy
  • Người ở chung nhà hoặc có quan hệ tình dục với người mắc viêm gan B mãn tính
  • Người có nhiều bạn tình
  • Người đi du lịch đến các quốc gia nơi có tỉ lệ mắc viêm gan B phổ biến

Lịch trình tiêm phòng viêm gan B

Vắc xin chủng ngừa HBV có 3 mũi tiêm. Mũi đầu tiên có thể được tiêm ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ sơ sinh nên được tiêm mũi đầu tiên ngay sau khi sinh. Mũi tiêm thứ 2 nên được thực hiện sau mũi thứ nhất ít nhất 1 tháng.

Người lớn có thể tiêm mũi thứ 3 ít nhất 8 tuần sau mũi tiêm thứ 2 và 16 tuần sau mũi tiêm thứ nhất. Trẻ sơ sinh không nên tiêm mũi thứ 3 trước 24 tuần tuổi.

Tác dụng của vắc xin kéo dài bao lâu?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm đầy đủ 3 mũi vắc xin HBV tạo ra mức kháng thể bảo vệ trên 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên được tiêm. Trí nhớ miễn dịch do vắc xin HBV tạo ra có thể kéo dài ít nhất 30 năm. Mặc dù vậy, các nghiên cứu về thời gian bảo vệ mà vắc xin HBV mang lại vẫn đang được tiến hành.

Phản ứng phụ

Nhiều người dung nạp tốt với vắc xin HBV. Theo CDC, các tác dụng phụ phổ biến nhất của vắc xin HBV là sốt và đau nhức tại chỗ tiêm. Sau tiêm cũng có thể bị sưng, tấy đỏ và cứng da ở vùng bị tiêm. Rất hiếm khi tiêm phòng HBV có thể gây ra một loại phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là phản vệ.

Vắc xin HBV có virus sống không?

Thuốc chủng ngừa HBV không chứa virus sống. Đây là lý do tại sao vắc xin an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú. 

Biến chứng của viêm gan B

Nhiễm HBV có thể gây ra một loạt các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm:

  • Xơ gan, là tình trạng gây ra sẹo trên gan và ức chế các chức năng của gan, có thể dẫn đến suy gan.
  • Suy gan, còn được gọi là bệnh gan giai đoạn cuối, bệnh này có thể tiến triển nhanh chóng hoặc trong thời gian dài hơn. Khi suy gan, gan không thể thay thế các tế bào gan hoặc các chức năng bị hư hỏng.
  • Ung thư gan, viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan.

Mặc dù viêm gan B là một mối quan tâm sức khỏe lớn trên toàn thế giới, nhưng vắc xin HBV có thể bảo vệ chống lại virus hiệu quả đối với hầu hết mọi người.

 Viêm gan B và viêm gan C

Viêm gan có nhiều loại khác nhau. Trong đó, viêm gan B và viêm gan C có cả dạng cấp tính và mãn tính.

Sự khác biệt chính giữa viêm gan B và viêm gan C là cách lây truyền từ người này sang người khác. Mặc dù viêm gan C có thể lây truyền qua hoạt động tình dục, nhưng trường hợp này rất hiếm. Nó thường lây qua đường máu, khi máu mang virus tiếp xúc với máu không mang virus. 

Viêm gan B khi mang thai

Xem chi tiết: Viêm gan B và thai kỳ: Những điều cần biết

Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ sản khoa nếu bị nhiễm HBV. (nguồn: cloudninecare.com)Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ sản khoa nếu bị nhiễm HBV. 

Nếu một phụ nữ nhiễm HBV mang thai, họ có thể truyền virus sang con. Phụ nữ mang thai nên thông báo cho bác sĩ sản khoa nếu bị nhiễm HBV. Trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh nên được tiêm ngừa HBV và HBIG sau 12 - 24 giờ sau sinh. Điều này làm giảm đáng kể nguy cơ sẽ phát triển viêm gan B cho trẻ.

Vắc xin tiêm chủng HBV là an toàn để tiêm khi đang mang thai. 

Loại viêm gan nào nguy hiểm nhất 

Có 5 loại viêm gan do virus: viêm gan A,B,C,D,E. Tất cả đều nguy hiểm vì có thể gây tổn thương gan. Viêm gan A và E, gây nhiễm trùng chủ yếu trong thời gian ngắn mà cuối cùng hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại bỏ virus. Các loại khác (viêm gan B,C và D) có thể gây nhiễm trùng cấp tính và mãn tính.

Trong viêm gan mãn tính, hệ thống miễn dịch không thể loại bỏ virus, vì vậy virus có thể tiếp tục gây tổn thương gan. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xơ gan, suy gan và thậm chí là ung thư gan.

Để ngăn ngừa các bệnh hoặc biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra từ bất kỳ loại viêm gan nào, hãy đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Bài thuốc cây An xoa Tham khảo bài thuốc cây Diệp hạ châu Áp dụng bài thuốc Actiso chữa viêm gan B Điều trị viêm gan B từ bài thuốc nghệ vàng và mật ong Chữa viêm gan B từ cây nhọ nồi Điều trị viêm gan B với cây Cà gai leo Bài thuốc chữa viêm gan B từ cây Kế sữa Tham khảo bài thuốc cây Mật nhân
Xem thêm
HBsAg là từ viết tắt của Hepatitis B surface Antigen – kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây là một trong nhiều kháng nguyên của virus viêm gan B do Blumberg tìm thấy trong huyết thanh người. Xét nghiệm HBsAg là một trong 5 hạng mục cơ bản của xét nghiệm viêm gan B. Kết quả thu được từ việc xét nghiệm máu sẽ cho biết người tham gia kiểm tra có nhiễm siêu vi B hay không. Với các phương pháp xét nghiệm HBsAg trên máy tự động, chỉ số HBsAg sẽ thể hiện bằng các con số và được so sánh đối chiếu với giá trị ngưỡng chuẩn: giá trị 1.0 SO hoặc COI. Nếu HBsAg nhỏ hơn 1.0 SO hoặc dưới chuẩn giá trị COI được xác nhận là âm tính và bình thường. Người làm xét nghiệm nếu chưa tiêm ngừa viêm gan B cần nhanh chóng tiến hành tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh. Kết quả dương tính khi nồng độ HBsAg lớn hơn 1.0 SO hoặc trên giá trị COI. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác như: HBV-DNA, HBeAg, HBeAb, men gan,…để phục vụ việc theo dõi tiến trình bệnh. Người dương tính với viêm gan B nên khuyến khích người thân, bạn bè tiến hành xét nghiệm HBsAg và có các biện pháp phòng tránh lây lan.
Xem thêm
Những đối tượng cần làm xét nghiệm phát hiện virus VGB (HBV) là: Tất cả mọi người đều cần làm xét nghiệm sàng lọc viêm gan B. Người hiến máu Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ Những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với virus HBV Người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm HBV
Xem thêm
Khả năng lây nhiễm cao Không có triệu chứng rõ ràng Nhiều người bị viêm gan B sẽ không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào khiến họ không nhận ra rằng họ đã mắc bệnh. Nhiều người đã nhiễm bệnh nhưng chỉ sau 2-3 tháng mới bắt đầu có những dấu hiệu nhưng không dễ nhận ra hoặc thường bị lầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh khác
Xem thêm
Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, việc sinh mổ là không nhất thiết. Bởi cách này không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm virus cho trẻ. Con đường lây nhiễm của virus viêm gan B từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể được qua bé khi sinh. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé.
Xem thêm
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh Không sử dụng chung đồ cá nhân Tránh lây nhiễm cho người khác Thực hiện xét nghiệm khi trong gia đình có người dương tính với viêm gan B Bà bầu nên kiểm tra và có biện pháp phòng ngừa cho bé
Xem thêm
Thuốc Lamivudine Tenofovir alafenamide (TAF) Thuốc điều trị viêm gan B thế hệ mới Entecavir (ETV) Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) Thuốc Peginterferon alfa-2a
Xem thêm
Các loại rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin C, sắt. Sữa và các chế phẩm từ sữa: Bổ sung canxi và dinh dưỡng thiết yếu. Các loại hạt: Cung cấp dinh dưỡng và chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Giảm gánh nặng cho gan. Thực phẩm giàu protein không chứa chất béo: thịt ức gà, cá hồi, thịt nạc bò, các loại hạt và đậu, cá thu,… Tăng cường các loại rau củ có màu xanh đậm hoặc màu cam, đỏ vì chứa nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho gan.
Xem thêm
1.Viêm gan mạn tính: Thông thường ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vàng da mà đôi khi còn là nữ hóa tuyến vú và teo tinh hoàn ở nam giới. 2.Viêm gan cấp tính: Dựa vào kết quả xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp như dùng thuốc hay điều trị viêm gan B tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp người bệnh có kết quả dưới đây sẽ được chỉ định bắt buộc phải điều trị viêm gan B ngay lập tức: Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính. HBeAg dương tính hoặc âm tính. HBV-DNA trên 100.000 bản sao/ml. Men gan cao gấp 2 lần so với mức bình thường. Xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, vàng da, hạ sườn đau tức,...
Xem thêm
2.1.Biến chứng với bà bầu Khi nhiễm virus viêm gan B, do sức đề kháng cơ thể mẹ trong thai kỳ giảm đi, cơ thể nhạy cảm hơn nên nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn, gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng gan cũng như sức khỏe. Cần cẩn thận viêm gan B ở bà bầu tiến triển thành xơ gan, suy gan hoặc tiểu đường thai kỳ. 2.2.Biến chứng với thai nhi Virus viêm gan B không lây qua nhau thai mà lây qua dịch tiết khi mẹ sinh. Vì thế sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ không trực tiếp bị ảnh hưởng. Song hấp thu dinh dưỡng kém, ăn uống kém ở mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến trẻ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viêm gan B
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!