Chứng liệt dạ dày do biến chứng đái tháo đường: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Chứng liệt dạ dày, còn được gọi là chậm tiêu hóa ở dạ dày, là một rối loạn của đường tiêu hóa khiến thức ăn ở lại trong dạ dày trong một khoảng thời gian dài hơn bình thường.

Biến chứng bệnh tiểu đường: Liệt dạ dày

Điều này xảy ra do các dây thần kinh có chức năng vận chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị tổn thương, do đó các cơ không hoạt động bình thường. Kết quả là thức ăn nằm trong dạ dày và không được tiêu hóa.

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng liệt dạ dày là bệnh tiểu đường. Nó có thể phát triển và tiến triển theo thời gian, đặc biệt là ở những người có lượng đường ở trong máu không kiểm soát được. 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến những kiến thức cơ bản về bệnh liệt dạ dày, bao gồm các triệu chứng, cách phòng tránh và nhiều hơn thế. 

Các triệu chứng của chứng liệt dạ dày

Đầy hơi. Nguồn ảnh: https://www.gastroenterologyadvisor.com/Đầy hơi. Nguồn ảnh: https://www.gastroenterologyadvisor.com/

Sau đây là các triệu chứng của chứng liệt dạ dày:

  • Ợ nóng
  • Buồn nôn
  • Nôn ra thức ăn không tiêu
  • Dễ no sau một bữa ăn nhỏ
  • Giảm cân
  • Đầy hơi
  • Ăn không có cảm giác ngon miệng
  • Mức đường huyết không ổn định
  • Co thắt dạ dày
  • Trào ngược axit 

Các triệu chứng viêm dạ dày có thể nhẹ hoặc nặng, tùy thuộc vào tổn thương dây thần kinh lang thang, đây là một dây thần kinh sọ dài kéo dài từ thân não đến các cơ quan trong ổ bụng, bao gồm cả các cơ quan của đường tiêu hóa. 

Các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nhưng sẽ phổ biến hơn sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ hoặc nhiều chất béo, vì chúng làm chậm quá trình tiêu hóa. 

Các yếu tố nguy cơ gây ra chứng liệt dạ dày

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Các tình trạng bệnh khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn này, bao gồm cả tiền sử phẫu thuật vùng bụng hoặc tiền sử rối loạn ăn uống. 

Các bệnh và tình trạng khác ngoài bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng liệt dạ dày như: 

  • Nhiễm virus
  • Bệnh trào ngược axit
  • Rối loạn cơ trơn 

Một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra triệu chứng của chứng liệt dạ dày, bao gồm các bệnh: 

  • Bệnh Parkinson
  • Viêm tụy mãn tính
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh thận
  • Hội chứng Turner 

Đôi khi không thể tìm ra nguyên nhân mắc chứng bệnh này, kể cả khi có dùng các phương pháp xét nghiệm rộng rãi. 

Nguyên nhân của chứng liệt dạ dày 

Những người bị bệnh này có tổn thương ở dây thần kinh lang thang. Nó làm suy yếu chức năng thần kinh và tiêu hóa vì các xung động cần thiết để nhào trộn và tiêu hoá thức ăn bị chậm hoặc dừng lại. Liệt dạ dày rất khó chẩn đoán và thường không chẩn đoán được. 

Chứng rối loạn này thường xảy ra hơn ở những người có lượng đường huyết cao, không kiểm soát được trong thời gian dài. Lượng glucose cao trong máu kéo dài gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể. 

Lượng đường trong máu cao kinh niên cũng làm hỏng các mạch máu cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các dây thần kinh và cơ quan của cơ thể. Bao gồm dây thần kinh lang thang và đường tiêu hóa, cả hai đều dẫn đến chứng liệt dạ dày. 

Vì đây là một bệnh tiến triển và một số triệu chứng của nó như ợ nóng mãn tính hoặc buồn nôn đều phổ biến, nên bạn có thể không nhận ra mình đang mắc chứng rối loạn này. 

Các biến chứng liệt dạ dày

Khi thức ăn không được tiêu hóa bình thường, nó có thể tồn đọng trong dạ dày, gây ra các triệu chứng đầy hơi và chướng bụng. Thức ăn không được tiêu hóa cũng có thể tạo thành khối rắn được gọi là dị vật Bezoar, và nó có thể góp phần gây ra: 

Chứng liệt dạ dày gây ra nhiều vấn đề đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường vì sự chậm trễ trong quá trình tiêu hóa làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn. 

Căn bệnh này làm cho quá trình tiêu hóa khó theo dõi, vì vậy chỉ số glucose có thể dao động. Nếu bạn có kết quả đo đường huyết thất thường, hãy chia sẻ với bác sĩ cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn đang gặp phải. 

Chứng liệt dạ dày là một tình trạng mãn tính và có thể khiến bạn cảm thấy quá tải. 

Hãy thực hiện thay đổi chế độ ăn uống và cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu nếu cảm thấy mệt mỏi, hoặc là kiệt sức vì nôn. Những người bị chứng liệt dạ dày thường cảm thấy thất vọng và chán nản. 

Chẩn đoán liệt dạ dày

Bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi chẩn đoán bạn mắc chứng bệnh liệt dạ dày do biến chứng bệnh tiểu đường. Họ sẽ xem xét tiền sử bệnh và các triệu chứng của bạn, đồng thời thực hiện khám sức khỏe để kiểm tra các dấu hiệu của chứng liệt dạ dày. Các dấu hiệu có thể bao gồm: 

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra bất kỳ biến chứng nào của bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bất kỳ dị vật nào trong ổ bụng. 

Một số xét nghiệm khác mà bác sĩ có thể thực hiện bao gồm nội soi thực quản hoặc xạ hình khả năng tiêu hóa ở dạ dày. 

Nội soi thực quản có thể loại trừ nhiễm trùng và phát hiện sự xuất hiện của bất kỳ thức ăn nào còn sót lại trong dạ dày. Xạ hình khả năng tiêu hóa ở dạ dày là một công cụ được sử dụng để đánh giá quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Nó được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh liệt dạ dày. 

Điều trị chứng liệt dạ dày

Bác sĩ có thể sẽ điều chỉnh chế độ tiêu thụ insulin của bạn nếu cần. Họ có thể đề xuất những phương pháp sau:

  • Dùng insulin thường xuyên hơn hoặc thay đổi loại insulin bạn dùng
  • Dùng insulin sau bữa ăn, thay vì trước đó
  • Kiểm tra mức đường huyết thường xuyên sau khi ăn và dùng insulin khi cần thiết

Bác sĩ sẽ có thể hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức và thời điểm dùng. 

Kích thích điện dạ dày là một phương pháp điều trị khả thi cho các trường hợp liệt dạ dày nghiêm trọng. Trong quy trình này, một thiết bị được phẫu thuật cấy vào bụng của bạn. Nó cung cấp các xung điện đến các dây thần kinh và cơ trơn của phần dưới dạ dày, giúp làm giảm buồn nôn và nôn mửa. 

Trong trường hợp nặng, người bệnh liệt dạ dày lâu năm có thể dùng ống thức ăn và thức ăn lỏng để bổ sung dinh dưỡng. 

Hướng dẫn chế độ ăn để ngăn ngừa chứng liệt dạ dày

Những người bị bệnh liệt dạ dày nên tránh ăn thức ăn giàu chất xơ, nhiều chất béo vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Bao gồm: 

  • Thực phẩm sống
  • Trái cây và rau quả giàu chất xơ như bông cải xanh
  • Các sản phẩm từ sữa phong phú như sữa nguyên chất và kem
  • Đồ uống có ga 

Các bác sĩ cũng khuyên bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày và sử dụng thực phẩm trộn lẫn với nhau nếu cần. Điều quan trọng là phải giữ cho cơ thể đủ nước, đặc biệt nếu bạn gặp phải tình trạng nôn mửa. 

Kết luận

Không có cách chữa trị cho chứng liệt dạ dày vì đây là một tình trạng mãn tính. Nhưng nó có thể được kiểm soát tốt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sử dụng thuốc và kiểm soát lượng đường huyết thích hợp. Bạn có thể sẽ phải thực hiện một số thay đổi nhưng bạn có thể tiếp tục đảm bảo một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!