Video Bệnh liệt dạ dày: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bản thân bệnh liệt dạ dày không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân chính xác của căn bệnh này vẫn chưa rõ ràng, nhưng nó được cho là xuất phát từ chấn thương dây thần kinh lang thang…
Dây thần kinh lang thang điều khiển các cơ dạ dày. Đường huyết cao do bệnh tiểu đường có thể làm tổn thương dây thần kinh này. Trong thực tế, những người bị bệnh liệt dạ dày cũng có thể mắc bệnh tiểu đường.
Phẫu thuật vùng bụng hoặc ruột non cũng có thể gây thương tích cho dây thần kinh lang thang. Các nguyên nhân khác có thể gây ra chứng liệt dạ dày bao gồm nhiễm trùng hoặc sử dụng một số loại thuốc, như ma tuý và thuốc chống trầm cảm.
Bệnh liệt dạ dày có gây tử vong không?
Chứng rối loạn dạ dày không phải lúc nào cũng gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Các triệu chứng thường là:
- Nôn mửa
- Buồn nôn
- Trào ngược axit
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Chán ăn
- Sụt giảm cân nặng
- Cảm giác no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn
Đối với một số người, chứng liệt dạ dày ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Họ có thể không thể hoàn thành một số hoạt động hoặc công việc trong thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên, cũng có những người phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm có thể gây chết người.
Bệnh tiểu đường
Chứng liệt dạ dày có thể làm cho bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn vì sự vận chuyển chậm thức ăn từ dạ dày đến ruột có thể gây ra những thay đổi khó lường về lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu có thể giảm xuống khi thức ăn vẫn còn trong dạ dày, và sau đó tăng vọt khi thức ăn đi đến ruột.
Những biến động này khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên rất khó khăn, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và tổn thương các cơ quan quan trọng.
Mất nước và suy dinh dưỡng
mất nước đe dọa tính mạng. Và vì tình trạng bệnh ảnh hưởng đến mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, nó có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và cũng có khả năng đe dọa tính mạng.
Nôn mửa liên tục khi mắc chứng liệt dạ dày cũng có thể dẫn đến tình trạngTắc nghẽn
Một số người bị chứng liệt dạ dày thậm chí còn phát triển các khối trong dạ dày do thức ăn không được tiêu hóa. Những khối này - được gọi là dị vật dạ dày Bezoar - có thể gây tắc nghẽn ruột non. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nhiễm trùng chết người.
Biến chứng của bệnh ung thư
Liệt dạ dày không gây ung thư, nhưng nó có thể do một biến chứng của ung thư. Khi các triệu chứng của chứng liệt dạ dày xảy ra sau khi được chẩn đoán ung thư, những biểu hiện này thường được cho là do buồn nôn và nôn mửa do hóa trị liệu, hoặc suy mòn do ung thư.Suy mòn do ung thư là việc bị giảm cân và mất cơ bắp xảy ra ở những người bị ung thư giai đoạn cuối. Chứng liệt dạ dày này đã được thấy ở những người có khối u ở đường tiêu hóa phía trên và ung thư tuyến tụy.
Bệnh này có thể chữa được không?
Không có cách chữa trị chứng liệt dạ dày. Đây là một tình trạng mãn tính, lâu dài không thể chữa được.
Tuy không có cách chữa trị dứt điểm nhưng các bác sĩ có thể đưa ra kế hoạch giúp bạn kiểm soát các triệu chứng và giảm khả năng xảy ra các biến chứng nghiêm trọng.
Chẩn đoán liệt dạ dày
Các tình trạng khác ở đường tiêu hoá có thể giống các triệu chứng của bệnh liệt dạ dày. Để chẩn đoán xác định, bác sĩ sẽ cần khám sức khỏe, hỏi về các triệu chứng và sử dụng một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
- Nghiên cứu khả năng tiêu hóa của dạ dày. Bạn sẽ ăn một bữa ăn nhẹ, nhỏ được gắn chất phóng xạ. Điều này cho phép bác sĩ theo dõi cách thức ăn di chuyển từ dạ dày đến ruột non của bạn.
- Viên thuốc thông minh. Bạn sẽ nuốt một viên nang có chức năng theo dõi thức ăn khi nó di chuyển qua ruột của bạn. Xét nghiệm này giúp bác sĩ xác định bạn có thể tiêu hóa và đẩy thức ăn khỏi dạ dày nhanh hay chậm. Viên nang rời khỏi cơ thể của bạn trong quá trình đi vệ sinh nặng.
- Nội soi tiêu hóa phần trên. Xét nghiệm này ghi lại hình ảnh của đường tiêu hoá phía trên (dạ dày, thực quản và phần đầu của ruột non). Bác sĩ sẽ đưa một ống dài -có camera nhỏ ở cuối – xuống cổ họng của bạn để loại trừ các tình trạng bệnh khác gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như loét dạ dày tá tràng.
- Siêu âm. Thử nghiệm này sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để loại trừ các tình trạng bệnh khác gây ra các triệu chứng tương tự, như các vấn đề với túi mật hoặc thận.
- Chụp X-quang đường tiêu hóa ở phía trên. Đây là một xét nghiệm khác để kiểm tra đường tiêu hoá phía trên và tìm kiếm các bất thường. Bạn sẽ uống một hợp chất màu trắng phấn để phủ lên thành các đường tiêu hóa trên, sau đó sẽ được chụp X-quang ở các khu vực nghi ngờ có vấn đề.
Bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung dựa trên các triệu chứng sẵn có. Ví dụ, nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh tiểu đường như lượng đường trong máu cao, khác thường quá nhiều hoặc đi tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đường huyết lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng.
Điều này là cần thiết vì điều trị chứng liệt dạ dày cần bắt đầu bằng việc trước hết điều trị bất kỳ tình trạng bệnh cơ bản nào khác.
Điều trị liệt dạ dày
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau giúp kiểm soát chứng liệt dạ dày và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn. Các phương pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và các triệu chứng cụ thể.
Khi bắt đầu điều trị, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn mửa, ví dụ như các thuốc prochlorperazine (Compro) và diphenhydramine (Benadryl).
Ngoài ra còn có thể chọn thuốc để kích thích cơ dạ dày như metoclopramide (Reglan) và erythromycin (Eryc).
Nếu tình trạng bệnh không cải thiện khi dùng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật đặt một ống dẫn thức ăn qua bụng vào ruột non để đảm bảo bạn nhận đủ các chất dinh dưỡng.
Một phương pháp phẫu thuật khác là kích thích điện dạ dày. Thủ thuật này sử dụng sốc điện để kích thích các cơ dạ dày. Hoặc cách cuối cùng, bác sĩ có thể đề nghị nối tắt dạ dày.
Nối tắt dạ dày bao gồm việc tạo một túi nhỏ từ dạ dày và nối túi này trực tiếp với ruột non. Điều này thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày nhanh hơn. Nhưng vì nối tắt dạ dày cũng là phẫu thuật gây sụt giảm cân nên bác sĩ chỉ đề xuất thủ thuật này nếu bạn có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
Hướng dẫn chế độ ăn cho người liệt dạ dày
Chế độ ăn uống cũng đóng một vai trò lớn trong việc điều trị bệnh liệt dạ dày. Trên thực tế, nhiều người có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
Bác sĩ có thể sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia dinh dưỡng - người có thể cung cấp hướng dẫn về các loại thực phẩm nên ăn và nên tránh.
Thông thường, bạn sẽ muốn tránh thực phẩm giàu chất xơ vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, cũng như thực phẩm giàu chất béo và rượu, sẽ làm chậm quá trình di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non.
Các thực phẩm cần tránh
- Bông cải xanh
- Lê
- Súp lơ trắng
- Táo
- Cà rốt
- Cam
- Đồ chiên
- Rượu bia
Thức ăn nên ăn
- Bánh mì trắng hoặc bánh mì nguyên cám
- Bánh nướng chảo
- Bánh quy trắng
- Khoai tây không có vỏ
- Cơm
- Mỳ ống
- Thịt nạc: thịt bò, gà tây, gà, thịt heo
- Trứng
- Rau nấu chín
- Nước sốt táo
- Thức ăn cho trẻ em, chẳng hạn như trái cây và rau
- Sữa (nếu nó không làm bạn khó chịu)
- Đậu hũ
- Một số loại hải sản: cua, tôm hùm, tôm, sò
- Khoai tây nướng
- Nước ép rau và nước ép hoa quả
Những lời khuyên về chế độ ăn uống để bạn đối mặt với tình trạng bệnh này, bao gồm:
- Ăn sáu bữa nhỏ một ngày.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn.
- Giữ tư thế thẳng đứng ít nhất hai giờ sau khi ăn.
- Đi dạo sau khi ăn xong.
- Nấu chín trái cây và rau quả.
- Uống từ 1 đến 1,5 lít nước mỗi ngày để tránh mất nước.
- Uống các loại vitamin tổng hợp.
Cách phòng bệnh liệt dạ dày
Một số phương pháp điều trị bệnh liệt dạ dày cũng có thể ngăn ngừa bệnh. Ví dụ: một chế độ ăn ít chất béo, ít chất xơ có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa lành mạnh và kích thích sự di chuyển của thức ăn qua dạ dày.
Nếu bạn bị tiểu đường, giữ lượng đường trong máu trong phạm vi nhất định sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh lang thang…
Nó cũng giúp bạn ăn thành nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. Ăn ba bữa lớn mỗi ngày có thể làm chậm quá trình tiêu hóa từ dạ dày, uống rượu và hút thuốc lá cũng gây tình trạng tương tự.
Bạn cũng nên kết hợp các hoạt động thể chất thường xuyên, giúp dạ dày dễ tiêu hóa hơn. Các hoạt động như: đi bộ, đạp xe hoặc tham gia các phòng tập gym.
Kết luận
Không có cách chữa trị bệnh liệt dạ dày, nhưng một số loại thuốc và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp bạn sống với tình trạng này thoải mái hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của bạn để biết những loại thực phẩm nên ăn và nên tránh.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu mất nước, suy dinh dưỡng hoặc buồn nôn hoặc nôn mửa ngày càng trầm trọng hơn, vì đó có thể là dấu hiệu của một khối u hay dị vật trong dạ dày.
Xem thêm:
- Những điều bạn cần biết về bệnh liệt dạ dày: Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và chế độ chăm sóc
- Chế độ ăn kiêng dành cho người bị bệnh liệt dạ dày
- Những điều cần biết về chứng liệt dạ dày do biến chứng bệnh tiểu đường
- Bạn cảm thấy khó chịu ở bụng? Có thể là vì bệnh liệt dạ dày và bệnh tiểu đường
- Chứng liệt dạ dày do biến chứng đái tháo đường: Nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa