Chế độ ăn cho người mắc chứng liệt dạ dày

Liệt dạ dày là tình trạng dạ dày của bạn tiêu hóa và đẩy thức ăn vào ruột non chậm hơn bình thường.

Video Dạ dày có thể chứa bao nhiêu thức ăn

Chứng rối loạn dạ dày này có thể bị gây ra bởi một loại bệnh lý nào đó, hoặc một bệnh mãn tính, như bệnh tiểu đường hoặc bệnh lupus. Các triệu chứng có thể nhẹ hoặc nặng, và thường bao gồm nôn mửa, đầy bụng, buồn nôn và ợ nóng. 

Đôi khi chứng liệt dạ dày là một dấu hiệu tạm thời cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải một vấn đề nào đấy khác mà bạn cần xử lý. Đôi khi đó là một tình trạng bệnh mãn tính hoặc đã để lâu ngày.

Chứng liệt dạ dày cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật hoặc sau một thủ thuật y tế khác làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của bạn. 

Khi bạn bị chứng liệt dạ dày, lượng chất béo và chất xơ nạp vào cơ thể có thể ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho người liệt dạ dày là phương pháp điều trị đầu tiên được đề xuất. 

Thực phẩm nên ăn nếu bạn bị bệnh liệt dạ dày

Nguồn dinh dưỡng cho người liệt dạ dày. Nguồn ảnh: https://www.healthgrades.com/Nguồn dinh dưỡng cho người liệt dạ dày. Nguồn ảnh: https://www.healthgrades.com/

Nếu bạn bị chứng liệt dạ dày, điều quan trọng là phải tập trung vào việc cung cấp dinh dưỡng cần thiết trong khi ăn như chia thành các bữa ăn nhỏ, thường xuyên, ít chất béo và dễ tiêu hóa. 

Những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn kiêng này bao gồm thực phẩm giàu protein (như trứng và bơ hạt) và các loại rau củ dễ tiêu hóa (ví dụ như bí xanh nấu chín). 

Nếu thức ăn dễ nhai và dễ nuốt, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn sẽ dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm được đề xuất có thể giúp kiểm soát chứng liệt dạ dày của bạn: 

  • Trứng
  • Bơ đậu phộng
  • Chuối
  • Bánh mì, ngũ cốc nóng và bánh quy giòn
  • Nước ép trái cây
  • Nước ép các loại rau (rau bina, cải xoăn, cà rốt)
  • Sinh tố trái cây 

Các thực phẩm nên tránh nếu bạn bị chứng liệt dạ dày 

Nếu bạn hiện đang có các triệu chứng của bệnh liệt dạ dày, bạn nên biết những thực phẩm cần tránh. 

Theo nguyên tắc chung, thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa hoặc chất xơ chỉ nên ăn với một lượng nhỏ. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng khó chịu của bệnh liệt dạ dày trở nên tồi tệ hơn: 

  • Đồ uống có ga
  • Rượu bia
  • Đậu hạt và các loại đậu khác
  • Ngô
  • Hạt và quả hạch
  • Bông cải xanh và súp lơ trắng
  • Phô mai
  • Kem béo
  • Dầu hoặc bơ hàm lượng quá mức 

Chế độ ăn uống phục hồi cho người mắc chứng liệt dạ dày

Khi bạn đang hồi phục sau chứng liệt dạ dày, bạn có thể phải thực hiện một chế độ ăn uống nhiều giai đoạn để dần dần có thể tiêu thụ thức ăn rắn. 

Hiệp hội Chữa bệnh và Điều trị Bệnh dạ dày đã mô tả ba giai đoạn của chế độ ăn này trong danh sách hướng dẫn chế độ ăn uống của họ. 

Ba giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn đầu: Đồ ăn của bạn gần như sẽ bị giới hạn ở dạng nước dùng hoặc súp, cũng như nước rau trộn.
  • Giai đoạn thứ hai: Bạn có thể chế biến các món súp có thêm bánh quy giòn và mì, cũng như pho mát và bơ đậu phộng.
  • Giai đoạn thứ ba: Bạn được phép ăn hầu hết các loại tinh bột mềm, dễ nhai cũng như các nguồn protein mềm hơn như thịt gia cầm và cá.

Trong tất cả các giai đoạn của chế độ ăn phục hồi, bạn cần tránh thịt có màu đỏ và các loại rau giàu chất xơ vì chúng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. 

Hướng dẫn chế độ ăn  

Khi bị chứng liệt dạ dày, bạn nên lưu ý đến tần suất ăn có thường xuyên không và thứ tự tiêu thụ thực phẩm của bạn thế nào. Bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ, từ năm đến tám bữa mỗi ngày. 

Nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Trước tiên, hãy ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng để không bị no bởi những thực phẩm không cung cấp năng lượng gì cho cơ thể. 

Trong khi hồi phục sau chứng liệt dạ dày, hãy cân nhắc đến việc bổ sung vitamin tổng hợp để bạn vẫn có thể hấp thu đủ dinh dưỡng cần thiết. Nếu giảm cân nặng là một triệu chứng của bệnh liệt dạ dày, hãy đặt mục tiêu ăn tối thiểu 1.500 calo mỗi ngày khi bạn bắt đầu hồi phục. 

Đồ uống dinh dưỡng như sinh tố sữa chua, sinh tố trái cây và rau quả, đồ uống thay thế bữa ăn dạng lỏng và đồ uống chứa protein đều là những chất lỏng dễ tiêu hóa, và đều có thể là thức ăn lí tưởng dành cho bạn. 

Uống nhiều nước để hệ tiêu hóa không bị mất nước.

Tránh uống rượu khi bạn có các triệu chứng liệt dạ dày, vì rượu có thể làm bạn mất nước hoặc táo bón thêm - hơn nữa, nó còn làm cơ thể bạn cạn kiệt dinh dưỡng. 

Công thức nấu ăn

Lựa chọn thực phẩm cho người liệt dạ dày. Nguồn ảnh: https://www.mensjournal.com/Lựa chọn thực phẩm cho người liệt dạ dày. Nguồn ảnh: https://www.mensjournal.com/

Các lựa chọn thực phẩm của bạn có thể bị hạn chế khi bị liệt dạ dày, nhưng bạn vẫn có thể thưởng thức các món ăn ngon từ một số công thức nấu ăn dưới đây. 

Sinh tố chuối đào và sinh tố xanh với bơ đậu phộng chứa dinh dưỡng cần thiết và hương vị ngon tuyệt. 

Đối với các món mặn, khoai tây nghiền tỏi và súp rau củ phù hợp với bệnh liệt dạ dày, vì chúng có ít chất xơ nhưng sẽ mang đến sự đa dạng trong hương vị khi thưởng thức. 

Kết luận

Liệt dạ dày là bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Nó có thể là một triệu chứng của một tình trạng bệnh khác, hoặc nó có thể là vô căn, có nghĩa là không rõ nguyên nhân. 

Bất kể nguyên nhân hoặc thời gian gây ra chứng liệt dạ dày của bạn là gì, hãy ăn nhiều bữa nhỏ và hạn chế chất xơ với chất béo, điều này sẽ giúp ích cho quá trình tiêu hóa của bạn. 

Những người khác nhau với từng chẩn đoán khác nhau có thể sử dụng và dung nạp một số loại thực phẩm tốt hơn những người khác. Hãy đảm bảo luôn trao đổi với bác sĩ về nhu cầu dinh dưỡng cá nhân của bạn trong khi điều trị chứng liệt dạ dày. 

Điều quan trọng là khi đã hồi phục sau các triệu chứng liệt dạ dày, hãy đảm bảo rằng cơ thể bạn vẫn nhận được đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho hoạt động chức năng khỏe mạnh của các cơ quan. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!