Chiết xuất lá bồ công anh: lợi ích, công dụng và an toàn khi sử dụng

Lá bồ công anh đã được sử dụng phổ biến trong y học nhiều thế kỷ qua. Các thầy lang Trung Quốc, Ấn Độ và thổ dân Mỹ đã sử dụng bồ công anh để bổ máu, kích thích tiết sữa, cải thiện đường tiêu hóa và hỗ trợ chức năng thận.

Video: Tác dụng và lợi ích của cây bồ công anh.

Nhiều người sử dụng trà lá bồ công anh để giảm lượng nước trong cơ thể. Nó có trong danh mục E của Đức về thảo dược và được bộ y tế Canada phê duyệt như một loại thuốc lợi tiểu, có nghĩa là giúp tăng số lượng và tần suất đi tiểu.

Về mặt thực vật, cây bồ công anh được gọi là Tarxacum officinale và là một thành viên của họ cúc. Có rất nhiều loài bồ công anh khác nhau mọc khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.

Ở nhiều nơi trên thế giới, bồ công anh được xem như một loài cỏ dại. Tuy nhiên, nó được sử dụng rộng rãi như một loại thực phẩm và chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi giúp tăng cường sức khỏe.

So sánh lá và rễ cây bồ công anh

Có một số khác biệt trong cấu tạo hóa học giữa lá và rễ cây bồ công anh.

Cả lá và rễ của cây đều được sử dụng trong y học do chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác nhau (hóa chất thực vật).

Cả lá và rễ bồ công anh đều chứa nhiều vitamin A, B6, B12, C, D và K. Chúng cũng chứa các khoáng chất như magiê, kali, canxi và kẽm.

Theo cơ sở dữ liệu toàn diện về thuốc tự nhiên (Natural Medicines Comprehensive Database - NMCD), lá bồ công anh có chứa quercetin, luteolin, axit phydroxyphenylacetic, axit germacranolide, axit chlorogenic, axit chicoric và axit monocaffeyltartaric. Nó cũng chứa scopoletin, aesculetin, aesculin, cichoriin, arnidiol và faradiol.

Rễ cây bồ công anh có chứa một số hóa chất thực vật mà lá không có, đáng chú ý nhất là một lượng lớn polysaccharide gọi là inulin. Những loại khác bao gồm taraxacoside, taraxasterol và axit caffeic.

Một số người sử dụng lá bồ công anh như một loại thuốc nhuận tràng. Theo Tiến sĩ Edward, lá có chứa một lượng lớn axit kynurenic. Đây là một sản phẩm phụ mà cơ thể con người chuyển hóa từ axit amin L - tryptophan.

Axit kynurenic ảnh hưởng đến các quá trình tiêu hóa khác nhau trong cơ thể. Một trong những tác dụng được ghi nhận rõ ràng của nó là lợi mật, có nghĩa là nó làm tăng sản xuất dịch mật cũng như vận chuyển chúng đến túi mật.

Dịch mật chứa các axit mật rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng và trung hòa một số độc tố. Mật làm tăng sự hấp thụ các axit béo và đồng hóa các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.

Lợi ích sức khỏe của lá bồ công anh 

Phân tích hóa học của lá bồ công anh cho thấy rằng nó chứa các thành phần có hoạt tính khác nhau bao gồm ancaloit, triterpenoit và steroid thực vật tự nhiên.

Lá bồ công anh là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa có lợi giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại do các phần tử oxy hóa và các phân tử gốc tự do gây ra.

Nghiên cứu sơ bộ trên chuột thấy rằng lá bồ công anh có thể hỗ trợ chức năng gan. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy việc sử dụng chiết xuất lá giúp:

  •    Hỗ trợ tăng loại mỡ máu có lợi
  •    Ức chế sự tích tụ mỡ ở gan
  •    Giảm sự kháng với insulin

Cơ chế hoạt động vẫn chưa được hiểu rõ và không rõ liệu những tác động này có xảy ra ở người hay không. Tuy nhiên, các tác dụng này được cho là do đặc tính chống oxy hóa của bồ công anh.

Bồ công anh cũng hỗ trợ chức năng gan và giải độc bằng cách tăng sản xuất mật, thúc đẩy thải độc tố, cải thiện chuyển hóa chất béo và giúp cơ thể sử dụng các chất dinh dưỡng có sẵn hiệu quả hơn.

Có rất ít nghiên cứu về tác dụng của bồ công anh trên đối tượng là con người. Gần như tất cả các nghiên cứu đã hoàn thành đều thực hiện trên động vật.

Bồ công anh không được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration – FDA) chấp nhận như một loại thuốc để phòng ngừa hoặc điều trị bất kỳ bệnh tật nào.

Công dụng chữa bệnh của trà bồ công anh 

Nguồn ảnh: webmd.comNguồn ảnh: webmd.com

Trà lá bồ công anh và các chất bổ sung được sử dụng như thuốc nước tự nhiên thúc đẩy bài niệu.

Bồ công anh đôi khi được quảng cáo để giảm cân và ăn kiêng. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào xác định liệu loại thảo mộc này có giúp giảm cân hay không.

Một trong những tác dụng của nó là tăng bài tiết nước ra khỏi cơ thể. Mặc dù điều này tạm thời sẽ dẫn đến giảm cân nặng, nhưng nó không làm thay đổi thành phần cơ thể hoặc khối lượng chất béo.

Nhiều người sử dụng thuốc lợi tiểu được kê đơn (dạng nước) để thải lượng nước thừa và chất lỏng tích tụ.

Những loại thuốc này thường được kê đơn để điều trị huyết áp cao và bệnh tim. Chúng cũng được sử dụng trong điều trị một số rối loạn chức năng gan và thận cũng như phù nề.

Trà lá bồ công anh và các chất bổ sung được sử dụng như thuốc dạng nước tự nhiên thúc đẩy bài niệu (sản xuất nhiều nước tiểu trong thận). Điều này có thể cải thiện tình trạng đầy hơi và sưng, viêm quá mức.

Trong một nghiên cứu trên người, tất cả các đối tượng đều tăng lượng nước tiểu và tần suất đi tiểu sau khi uống chiết xuất từ cây bồ công anh dạng lỏng. Dựa trên kết quả từ nghiên cứu này, chiết xuất cây bồ công anh được hứa hẹn như một chất lợi tiểu ở người. 

Bồ công anh kích thích thận loại bỏ chất lỏng tích tụ ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu tiện. Tăng cường đi tiểu giúp cơ thể tự đào thải độc tố tích tụ.

Điều này cũng góp phần cải thiện đường tiết niệu và có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nhiễm trùng đường tiết niệu (Urinary tract infections  - UTIs). Sự kết hợp của rễ cây bồ công anh với chiết xuất lá uva ursi chống vi khuẩn đã được chứng minh là làm giảm sự tái phát của UTIs ở phụ nữ.

Thử thai bằng lá bồ công anh

Một trong những công dụng được truyền lại từ xa xưa của lá bồ công anh là xác định có thai. Tuy nhiên, tính chính xác của thử nghiệm này vẫn chưa được thiết lập bởi nghiên cứu. Không nên dựa vào nó để kết luận.

Theo y học dân gian, quy trình thực hiện nghiệm pháp này như sau:

  • Đặt lá bồ công anh vào một hộp sạch.
  • Làm ướt lá bằng nước tiểu tươi.
  • Để nước tiểu trộn với lá trong ít nhất 10 phút.

Nếu lá bồ công anh bắt đầu nổi những “mụn nước” đỏ thì có thể bạn đã mang thai theo quan niệm dân gian.

Kết quả dương tính hay âm tính trong thử nghiệm chưa chắc đã chính xác. Nếu bạn tin rằng mình có thể mang thai, điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ để thực hiện xét nghiệm và đánh giá.

Tác dụng không mong muốn

Lá bồ công anh được sử dụng làm rau xanh, được chế biến trong súp, rượu vang và trà hàng nghìn năm qua. Theo FDA Hoa Kỳ, nó được coi là nguồn thực phẩm an toàn.

Phần lớn những người sử dụng bổ sung lá bồ công anh không gặp bất kỳ tác dụng phụ tiêu cực nào. Tuy nhiên, có rất ít báo cáo về bệnh lở miệng, viêm da tiếp xúc và các phản ứng dị ứng khác.

Bồ công anh là một phần của họ thực vật Asteraceae. Hãy cẩn thận khi sử dụng chiết xuất thảo dược này nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành viên nào khác của họ thực vật Asteraceae. Một số thành viên khác của họ này bao gồm cúc hoạ mi, cỏ phấn hương và hoa cúc.

Lá bồ công anh có thể tương tác với một số loại thuốc theo đơn và chất thảo dược bổ sung.

Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nếu bạn hiện đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng axit, kháng sinh hoặc thuốc trị đái tháo đường.

Bổ sung lá bồ công anh có sẵn dưới dạng viên nang, trà, viên nén và cồn thuốc lỏng. Lá bồ công anh khô và tươi cũng có sẵn ở các cửa hàng tạp hóa và cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Nên chọn các sản phẩm bồ công anh hữu cơ. Rễ của loài cây này xâm nhập sâu vào đất và có thể hấp thụ các chất độc như thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!