Lợi ích sức khỏe của rễ cây bồ công anh

Cây bồ công anh (Taraxacum officinale) từ lâu đã được biết đến như một loại cỏ dại, được sử dụng trong đông y với mục đích hỗ trợ tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Toàn bộ cây bồ công anh từ gốc đến hoa đều có thể ăn được với vị hơi đắng, giống như rau diếp xoăn.

Rễ bồ công anh - Loại cỏ dại là thuốc chữa bệnh hữu ích cho U nang và Máu trong mỡ.

Rễ cây được rang khô dùng để tạo ra cà phê bồ công anh không chứa caffeine. Trong điều trị bệnh, rễ khô hoặc tươi có thể làm thành trà, rượu thuốc, thuốc sắc (thuốc dạng lỏng, dùng để uống thu được từ phương pháp sắc thuốc với nước ở nhiệt độ sôi, áp suất thường trong thời gian nhất định) và thuốc đắp... Ngoài ra, rễ còn được bào chế ở dạng viên nang.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc và thổ dân châu Mỹ, từ lâu rễ cây bồ công anh đã được sử dụng để điều trị các bệnh về dạ dày và gan. 

Ngày nay y học cổ truyền cho rằng rễ của cây có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, bao gồm: Mụn trứng cá, bệnh chàm, cholesterol cao, ợ nóng, rối loạn tiêu hóa, đái tháo đường và thậm chí cả ung thư. Một số tuyên bố được hỗ trợ bởi các nghiên cứu có cơ sở hơn trong đa phần những tuyên bố trước đó.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc  bồ công anh còn được gọi là “pu gong ying” và được gọi là “Gongsimhadanti” trong y học Ayurvedic (hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ tiểu lục địa Ấn Độ). Tên dân gian tiếng Anh là "piss-a-bed" và biệt danh tiếng Pháp là "pissenlit" đều đề cập đến tác dụng lợi tiểu mạnh của rễ bồ công anh.

Lợi ích sức khỏe

Mặc dù được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, nhưng bằng chứng khoa học về tác dụng điều trị bệnh của rễ cây bồ công anh vẫn chưa được đầy đủ. Một số nghiên cứu trên động vật, trong phòng thí nghiệm đã được thực hiện và tiến hành thử nghiệm trên người.

Một số các nghiên cứu hiện nay về rễ bồ công anh trong điều trị bệnh:

Đối với tăng huyết áp

Thuốc lợi tiểu (giúp tăng thải dịch trong cơ thể), thường được sử dụng để điều trị bệnh tăng huyết áp, suy tim, bệnh gan và một số loại bệnh thận. Tác dụng lợi tiểu khá tốt tuy nhiên gây ra các tác dụng phụ như chuột rút, đau đầu, chóng mặt và thay đổi lượng đường trong máu.

Một số nhà khoa học cho rằng tác dụng lợi tiểu của bồ công anh có thể được sử dụng trong y học bao gồm: điều trị tiền đái tháo đường, tiền mãn kinh, rối loạn tiêu hóa… 

Năm 2009 một nghiên cứu và giám sát bởi Viện y tế Quốc gia (National Institutes of Health) đã chỉ ra rằng một liều duy nhất chiết xuất bồ công anh tăng tần suất số lần đi tiểu, không tăng số lượng nước tiểu trong 28 người tham gia trong vòng 5 giờ khi sử dụng một liều.

Các nhà nghiên cứu chưa thể giải thích được cơ chế trong sử dụng rễ bồ công anh đối với tác dụng lợi tiểu, tần suất/khối lượng cho thấy rằng chiết xuất có thể hoạt động như chất kích thích bàng quang đi tiểu nhiều lần. Cần thiết phải có một nghiên cứu sâu hơn xác định việc sử dụng liên tục với rễ cây có thể gây ra tác dụng phụ hay không.

Đối với những bệnh về da

Theo dân gian, rễ cây bồ công anh khô được nghiền thành bột và trộn với nước tạo thành hỗn hợp nhão giúp làm dịu các chứng rối loạn da như mụn trứng cá, chàm da, vẩy nến, phát ban và nhọt.

Đối với tác dụng chống viêm và chống dị ứng nhẹ, có rất ít bằng chứng cho thấy rễ bồ công anh có thể điều trị những tình trạng này tốt hoặc nhanh hơn so với việc để tự khỏi. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng nó có thể giúp ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời lên da.

Năm 2005 một nghiên cứu từ Canada cho biết chiết xuất từ rễ cây bồ công anh có thể để ngăn chặn bức xạ có hại như tia cực tím B (UVB) khi bôi lên da, bảo vệ cơ thể giảm nguy cơ ung thư da do ánh nắng mặt trời. Điều này cho thấy tiềm năng trong việc phát triển các loại thuốc từ rễ của loại cây này. Tuy nhiên, rễ bồ công anh có thể gây viêm da tiếp xúc ở một số người, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó cần phải cẩn thận khi sử dụng trên da để tránh dị ứng xảy ra.

Đối với bệnh đái tháo đường

Rễ cây bồ công anh có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường do trong cấu tạo của rễ cây có một loại chất xơ hòa tan mang tên inulin. Inulin chứa carbohydrate phức hợp được gọi là fructooligosaccharide (FOS), hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi và loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa. Làm tăng độ nhạy của insulin (hocmon peptide sản xuất bởi beta đảo tụy, có vai trò trong hỗ trợ chuyển hóa các chất) bằng cách làm chậm chuyển hóa của đường từ ruột đến máu, ngăn chặn sự tăng đột ngột của lượng đường trong máu và duy trì nồng độ insulin phù hợp.

Năm 2016, các nghiên cứu từ Đại học Aarhus ở Đan Mạch cho thấy rằng chiết xuất rễ cây bồ công anh cũng kích thích các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin, kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và tránh tăng đường huyết.

Đối với tổn thương tại gan

Rễ bồ công anh được sử dụng với tác dụng bổ gan. Năm 2010, nghiên cứu được báo cáo trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology (tạp chí Dược học dân tộc) những con chuột ăn chiết xuất từ rễ cây bồ công anh có quá trình tiến triển của xơ gan chậm hơn so với những con chuột không được sử dụng.

Theo nghiên cứu, chiết xuất có thể vô hiệu hóa các tế bào chính liên quan đến quá trình xơ hóa của các tế bào hình sao gan (tế bào dự trữ mỡ). Do đó làm giảm quá trình tiến triển của bệnh gan, cho phép gan chữa lành và từ từ tái tạo.

Đối với bệnh ung thư

Nghiên cứu sơ bộ về cho thấy rễ cây bồ công anh có thể có tác dụng chống ung thư. Bằng cách gây ra apoptosis còn được gọi là chết tế bào theo chương trình, là một cách để cơ thể kiểm tra và cân bằng quá trình phân chia tế bào trong một số tế bào ung thư. Apoptosis ảnh hưởng đến tất cả các tế bào của cơ thể, cho phép các tế bào cũ được thay thế bằng tế bào mới. Với bệnh ung thư, quá trình apoptosis chấm dứt, cho phép các tế bào khối u phát triển mà không bị cản trở.

Năm 2012 một nghiên cứu từ Đại học Windsor ở Canada đã báo cáo rằng chiết xuất từ rễ cây bồ công anh có thể gây ra quá trình apoptosis (để cơ thể kiểm tra và cân bằng lại sự phân chia tế bào) ở các tế bào ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, làm chậm sự phát triển của chúng hoặc ngăn chặn sự lây lan.

Ngoài ra, theo nghiên cứu này các tế bào ung thư thuộc các cơ quan khác không bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu khác cho rằng chiết xuất từ rễ cây bồ công anh có thể kích hoạt quá trình apoptosis (cơ thể kiểm tra và cân bằng lại quá trình phân chia tế bào) trong bệnh bạch cầu và u ác tính.

Tuy nhiên các nghiên cứu này cần được tiến hành thêm trước khi có thể được đề nghị cho sử dụng rễ bồ công anh trong phòng và điều trị bệnh ung thư.

Tác dụng phụ có thể xảy ra

Rễ cây bồ công anh thường được coi là an toàn và dung nạp tốt ở người lớn nếu dùng hàm lượng phù hợp. Một số tác dụng phụ có thể gặp bao gồm: ợ chua, tiêu chảy, đau bụng và da bị kích ứng.

Nếu bạn bị dị ứng với giống cây họ hoa cúc, cúc vàng, vạn thọ, cúc thơm (feverfew), cỏ thi, hoặc thực vật thuộc họ Asteraceae (tương tự ở hoa hướng dương). Ngoài ra, rễ bồ công anh có thể gây ra các triệu chứng phát ban, chảy nước mắt, và dị ứng. Rễ bồ công anh cũng chứa iốt và nhựa mủ vì vậy hãy ngừng dùng nếu bạn bị dị ứng với các chất này.

Dị ứng là tác dụng phụ có thể gặp ở người sử dụng rễ bồ công anh. Theo nguồn: Heathline.com Dị ứng là tác dụng phụ có thể gặp ở người sử dụng rễ bồ công anh. Theo nguồn: Heathline.com Chưa có nghiên cứu về tính an toàn trên phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ em, do đó cần khuyến cáo sử dụng cho các đối tượng này. Nếu sử dụng quá nhiều rễ bồ công anh có thể làm giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và giảm nồng độ testosterone (hoocmon sinh dục) ở nam giới do một chất trong cây, được gọi là phytoestrogen (nhóm các hợp chất tự nhiên trong nhiều loại thực vật) có cấu tạo tương tự estrogen (hoocmon sinh dục nữ). 

Tương tác thuốc

Rễ bồ công anh có thể tương tác với các loại thuốc nhất định, ảnh hưởng đến sự hấp thụ của thuốc vào máu, chuyển hóa ở gan, hoặc loại bỏ khỏi cơ thể theo đường nước tiểu. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi điều trị bằng rễ bồ công anh nếu đang sử dụng một số loại thuốc như sau:

  • Thuốc kháng sinh như Cipro (ciprofloxacin) và Penetrex (enoxacin)
  • Thuốc chống trầm cảm như Elavil (amitriptyline)
  • Thuốc chống loạn thần như lithium và Haldol (haloperidol)
  • Thuốc lợi tiểu như Lasix (furosemide)
  • Thuốc tránh thai có nguồn gốc estrogen (hoocmon sinh dục nữ)
  • Nhóm thuốc hạ mỡ máu statin như Mevacor (lovastatin) và Lipitor (atorvastatin)

Trong một số trường hợp, có thể cần điều chỉnh liều. Các loại thuốc khác cũng có thể bị ảnh hưởng, vì vậy hãy nói với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thảo dược hay thuốc nào mà bạn đang dùng.

Một số loại thuốc khi dùng chung với rễ bồ công anh sẽ sảy ra tương tác. Theo nguồn: Mediacalnewstoday.comMột số loại thuốc khi dùng chung với rễ bồ công anh sẽ sảy ra tương tác. Theo nguồn: Mediacalnewstoday.com 

Liều lượng và cách sử dụng

Không có hướng dẫn sử dụng rễ cây bồ công anh thích hợp ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ở Châu Âu, cả Ủy ban Châu Âu và Dược điển Thảo dược Anh đều khuyến cáo phạm vi liều sau đây được coi là an toàn cho người lớn:

  • Rễ bồ công anh tươi: 2-8 gam/ngày
  • Bột rễ bồ công anh: 3-4 gam trộn với 150 ml nước ấm/ngày
  • Trà rễ bồ công anh: 1 muỗng canh rễ xắt nhỏ trộn với 150 ml nước nóng trong 20 phút/ngày
  • Chiết xuất từ rễ bồ công anh tươi: 1 đến 2 muỗng canh/ngày
  • Chiết xuất bồ công anh khô: 0,75 đến 1,0 gam/ngày.

Rễ cây bồ công anh cũng có sẵn ở các hiệu thuốc và cửa hàng bổ sung vitamin, với nhiều dạng: rượu thuốc, trà, chiết xuất, thuốc mỡ, bột và rễ hữu cơ khô...

Rễ bồ công anh được bào chế nhiều dạng phù hợp mục đích điều trị. Theo nguồn: Verywellhealth.comRễ bồ công anh được bào chế nhiều dạng phù hợp mục đích điều trị. Theo nguồn: Verywellhealth.com

 Theo nguyên tắc chung, không được sử dụng quá liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy ngừng điều trị và gọi cho bác sĩ.

Các biện pháp khắc phục từ rễ cây bồ công anh được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA) phân loại các sản phẩm từ rễ bồ công anh là thực phẩm chức năng và không được trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt như các loại thuốc. 

Do đó, chất lượng của các sản phẩm có thể khác nhau.

Để đảm bảo chất lượng và an toàn cao nhất, hãy mua những sản phẩm đã được kiểm tra độc lập và chứng nhận bởi cơ quan được công nhận như Dược điển Hoa Kỳ (United States Pharmacopoeia - USP), Phòng thí nghiệm hoặc Tổ chức vệ sinh Quốc gia Quốc tế (NSF - National Sanitation Foundation International)

Để an toàn hơn, nên chọn các sản phẩm rễ bồ công anh đã được chứng nhận an toàn, tránh tiếp xúc với thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.

Bồ công anh dễ dàng hấp thụ thuốc trừ sâu, kim loại nặng (như chì, niken, đồng và cadmium), và các chất khác từ môi trường, vì vậy tuyệt đối không ăn cây bồ công anh tự mọc nếu độ tinh khiết của đất, nước và không khí không rõ.

Khi mua các sản phẩm bổ sung, không vội vàng quyết định trước những quảng cáo rằng nó có thể chữa khỏi và điều trị bất kỳ bệnh cụ thể nào. Theo luật ghi nhãn của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration - FDA), việc làm đó là bất hợp pháp. Những tuyên bố hay quảng cáo này ít khi được chứng minh bằng kiểm chứng lâm sàng.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để thu hoạch rễ cây bồ công anh?

Khi nào là thời điểm tốt nhất để thu hoạch rễ cây bồ công anh?

Theo truyền thống, rễ cây bồ công anh được thu hoạch vào mùa thu khi nồng độ inulin ở mức cao nhất. Do rễ cây hấp thụ hóa chất trong đất nên cần tránh thu hoạch rễ dọc theo đường, đường lái xe, bể tự hoại, hồ bơi, thiết bị điều hòa không khí hoặc lò nướng thịt.

Nếu không có kế hoạch sử dụng rễ tươi, có thể làm khô rễ trong máy khử nước và bảo quản trong lọ thủy tinh có thể lên đến một năm. Nếu được làm khô đúng cách, phần bên ngoài rễ phải có màu sẫm trong khi phần lõi bên trong vẫn có màu trắng kem. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!