Cho hai đa thức: P(x) = -2.x^2 + 1 + 3.x và Q(x) = -5.x + 3.x^2 + 4. Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến
250
15/11/2023
Hoạt động 3 trang 56 Toán 7 Tập 2:
Cho hai đa thức: P(x) = -2x2 + 1 + 3x và Q(x) = -5x + 3x2 + 4.
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang.
c) Nhóm các đơn thức có cùng số mũ của biến với nhau.
d) Tính tổng P(x) + Q(x) bằng cách thực hiện phép tính trong từng nhóm.
Trả lời
a) Sắp xếp các đa thức P(x) và Q(x) theo số mũ giảm dần của biến:
P(x) = -2x2 + 1 + 3x = -2x2 + 3x + 1.
Q(x) = -5x + 3x2 + 4 = 3x2 + (-5x) + 4 = 3x2 - 5x + 4.
b) Viết tổng P(x) + Q(x) theo hàng ngang ta có:
P(x) + Q(x)
= (-2x2 + 3x + 1) + (3x2 - 5x + 4)
= -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4.
c) Ta có: P(x) + Q(x)
= -2x2 + 3x + 1 + 3x2 - 5x + 4.
= (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4).
d) Ta có: P(x) + Q(x)
= (-2x2 + 3x2) + (3x - 5x) + (1 + 4)
= x2 - 2x + 5.
Vậy P(x) + Q(x) = x2 - 2x + 5.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2: Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3: Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Bài 4: Phép nhân đa thức một biến
Bài 5: Phép chia đa thức một biến
Bài tập cuối chương 6