Cân nặng của trẻ sinh non: sự kỳ vọng và mối lo ngại

Việc sinh sớm hơn một chút so với dự kiến có thể làm bạn lo lắng. Tuy nhiên bạn không phải là trường hợp sinh non duy nhất, ở Mỹ tỷ lệ sinh non chiếm khoảng 10%.

Đôi khi sinh non không có nguyên nhân rõ ràng. Không thể phát hiện sớm cũng như ngăn chặn điều này xảy ra.

Sinh non có thể đến sớm hơn từ 3 đến gần 15 tuần so với ngày dự sinh ở mốc 40 tuần. Việc một em bé được sinh ra sớm hơn so với dự kiến sẽ có một số khác biệt cần lưu ý so với trẻ sinh đủ tháng trong đó có cân nặng.

Cân nặng của trẻ sinh non phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như khả năng chống đỡ khi chào đời. Giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ 3 là lúc trẻ sơ sinh tăng cân nhanh chóng để chuẩn bị chào đời. Một số trẻ tăng cân nhanh hơn những trẻ khác tuy nhiên đa số trường hợp sinh non đều có cân nặng thấp.

Hãy nhớ rằng, trẻ sơ sinh khỏe mạnh có cân nặng dao động trong một khoảng rộng từ 2,9 đến 3,8 kg. Sinh non, trọng lượng cơ thể thấp là một yếu tố nguy cơ khiến trẻ cần được chăm sóc đặc biệt trước khi trở về nhà.

May mắn thay, dịch vụ chăm sóc trẻ sơ sinh và lồng ấp có thể giúp hầu hết trẻ sinh non bắt kịp tốc độ tăng trưởng và phát triển. Trẻ sinh non khi 25 tuần tuổi có tỷ lệ sống lên đến 81%, ở tuần thứ 34 tỷ lệ sống có thể đạt 100%.

Cân nặng trẻ sinh non

Trẻ sinh non thường có cân nặng thấp, nguồn:  Getty ImagesTrẻ sinh non thường có cân nặng thấp, nguồn:  Getty ImagesTrong tam cá nguyệt thứ ba, thai nhi đang hoàn thiện quá trình phát triển và trọng tâm chuyển sang tăng cân. Vào khoảng tuần thứ 31 của thai kỳ, trẻ bắt đầu tăng cân nhanh chóng. Một em bé có thể tăng gấp đôi trọng lượng của chỉ trong khoảng 10 tuần.

Vào tuần thứ 30 của thai kỳ em bé chỉ nặng khoảng 1,36 kg. Khi đủ tháng tương đương khoảng 40 tuần cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh thường là 3,5 kg. Đây là lý do tại sao trẻ sinh non càng sớm, kích thước càng nhỏ và nhẹ hơn. Tuy nhiên, ngay cả những trẻ sinh đủ tháng đôi khi cũng có thể bị nhẹ cân.

Ở Hoa Kỳ, khoảng 8% trẻ sơ sinh nhẹ cân, có nghĩa là cân nặng lúc sinh nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 kg. Trong đó khoảng 1,4 % trẻ co cân nặng ở mức rất thấp dưới 1,5 kg

Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh non

Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sinh non bao gồm các biến chứng thai kỳ, nhiễm trùng và thói quen của người mẹ. Nhưng một trong những yếu tố thường gặp khiến trẻ sinh sớm và nhẹ cân là tình trạng đa thai.

Nguy cơ khi mang đa thai

Nếu bạn mang thai đôi, sinh ba hoặc đa thai, con của bạn có nguy cơ sinh sớm và kích thước nhỏ hơn bình thường.

Ở Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 2 % trẻ sơ sinh thai đơn sinh sớm, hoặc dưới 34 tuần. Tỷ lệ này tăng lên gần 20 % đối với trường hợp sinh đôi  và khoảng 63 % cho trường hợp sinh ba.

Đa thai từ năm bé trở lên nguy cơ sinh non lên tới 100%.

Bạn càng mang nhiều thai nhi một lúc thì thời gian thai kỳ càng ngắn. Điều này đơn giản là vì em bé phát triển nhanh hơn tử cung (dạ con). Nhiều em bé hơn đồng nghĩa với nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng hơn trong thai kỳ.

Sinh đôi, sinh ba và các trường hợp đa thai khác có cân nặng thấp hơn một thai. Tỷ lệ hai bé sinh đôi cân nặng dưới 2,2 kg lên đến 55%, trong khi tỷ lệ này ở thai đơn chỉ có 6,6%. 95% các trường hợp sinh ba đều nhẹ cân so với giá trị trung bình.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ nhẹ cân

Một số trẻ có thể chỉ sinh hơi sớm hoặc thậm chí đủ tháng vẫn nhẹ cân. Thường không có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy con bạn sinh ra sẽ nhẹ cân. Đây là lý do tại sao việc đi khám sức khỏe tiền sản rất quan trọng.

Các vấn đề trong thai kỳ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé bao gồm:

  • Vấn đề với nhau thai bên trong tử cung
  • Sức khỏe của người mẹ
  • Tình trạng sức khỏe của em bé

Nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây ra tình trạng sinh con nhẹ cân. Bao gồm các:

Các nguyên nhân khác của trẻ nhẹ cân bao gồm:

  • Tuổi của mẹ (dưới 17 tuổi hoặc trên 35 tuổi )
  • Hút thuốc 
  • Uống rượu 
  • Sử dụng thuốc trước hoặc trong khi mang thai
  • Bệnh tim
  • Tăng huyết áp
  • Một số bệnh tự miễn
  • Dinh dưỡng kém trước và trong khi mang thai
  • Chăm sóc sức khỏe kém khi mang thai
  • Tiếp xúc với chì
  • Các bất thường hình dạng hoặc kích thước tử cung (dạ con)

Ngoài ra còn có yếu tố di truyền. Nếu một hoặc cả hai bố mẹ đều nhỏ con hoặc những đứa con trước của bạn được sinh ra với trọng lượng sơ sinh thấp hơn thì nhiều khả năng con bạn sẽ có trọng lượng sơ sinh thấp hơn.

Những lo lắng về cân nặng của trẻ sinh non

Trọng lượng sơ sinh càng thấp, khả năng em bé bị các biến chứng bao gồm các vấn đề sức khỏe lâu dài càng cao. Trẻ sinh non cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để điều trị:

  • Hạ đường máu
  • Giảm mức oxy
  • Vấn đề về hô hấp
  • Hạ thân nhiệt
  • Nhiễm trùng
  • Khó cho ăn
  • Khó tăng cân
  • Nguy cơ xuất huyết
  • Rối loạn tiêu hóa

Trẻ sơ sinh nhẹ cân (khoảng 1,5 kg) có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như:

  • Rối loạn thị giác
  • Giảm thính giác
  • Rối loạn nhịp thở
  • Giảm khả năng học tập
  • Rối loạn tiêu hóa

Những trẻ sơ sinh rất nhẹ cân này cũng có thể có bệnh lý đi kèm như:

  • Bại não
  • Vấn đề tim mạch
  • Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Trẻ sinh non có bắt kịp cân nặng lúc dự kiến sinh không?

Trẻ nhẹ cân thường được điều trị tại đơn vị chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU) ngay sau sinh. Việc điều trị bao gồm:

  • Thở ôxy
  • Hỗ trợ hô hấp
  • Ủ ấm kiểm soát thân nhiệt
  • Bổ sung vitamin A và các dưỡng chất cần thiết khác.

Nhiều trẻ sinh non cũng gặp khó khăn trong việc bú và phối hợp giữa động tác bú và nuốt. Điều này gây khó khăn trong việc tăng cân.

Em bé của bạn sẽ được cân và đo chiều dài cơ thể và chu vi vòng đầu. Chu vi vòng đầu là một trong những dấu hiệu quan trọng phản ánh tình trạng phát triển bình thường của trẻ.

Hầu hết trẻ sinh non nhẹ cân đều bắt kịp cân nặng và tốc độ tăng trưởng khi 18 đến 24 tháng tuổi. Bác sĩ nhi khoa sẽ lập biểu đồ tăng cân, so sánh với các bé khác cùng tuổi và giới tính, để đánh giá tình trạng phát triển của trẻ.

Kết luận

Trẻ sinh non thường nhẹ cân. Sinh non hoặc thiếu tháng thường gặp nhất trong các trường hợp song thai và đa thai. Em bé của bạn càng sinh non thì càng có nhiều khả năng bị nhẹ cân hơn.

Cân nặng khi sinh thấp làm tăng nguy cơ biến chứng và một số vấn đề sức khỏe lâu dài. Mặc dù không thể kiểm soát được mọi vấn đề, nhưng điều quan trọng cần làm để có một thai kỳ khỏe mạnh là chú ý chăm sóc thăm khám định kỳ, có chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý. Những điều này hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất ngay từ trong bụng mẹ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!