Nhiều bậc cha mẹ có cùng suy nghĩ như vậy. Nhưng bạn cần nhớ rằng: trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, các bé sẽ có hiện tượng giảm cân sinh lý. Điều này là cần thiết và hoàn toàn bình thường. Một em bé bú sữa công thức giảm khoảng 3 đến 4 % cân nặng so với lúc mới sinh trong những ngày đầu, bé bú sữa mẹ cân nặng giảm nhiều hơn một chút khoảng 6 đến 7%.
Vào cuối tuần thứ 2, hầu hết các bé sẽ lấy lại được số cân nặng đã giảm này. Khi tròn 1 tuổi cân nặng của bé tăng gấp ba lần so với cân nặng lúc sinh.
Nhưng nếu bạn không muốn chờ đợi. Hoặc không thể kỳ vọng điều kỳ diệu xảy ra ngay lập tức. Nhìn những gương mặt bầu bĩnh đáng yêu để làm động lực nhưng đừng quá áp lực bản thân. Bạn có thể làm gì để giúp bé tăng cân? Hãy cùng tiếp tục tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Việc thúc đẩy tăng cân có cần thiết không?
Nếu bạn cảm thấy con mình không tăng cân, bước đầu tiên cần làm là trao đổi với bác sĩ nhi khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được giải đáp thắc mắc và tư vấn hiệu quả.
Họ sẽ hỗ trợ bạn lập biểu đồ tăng trưởng của bé, so sánh với biểu đồ tăng trưởng trung bình để xem vấn đề hiện tại của các bé đang ở đâu. Chú ý sử dụng Biểu đồ tăng trưởng mới cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (2006) vì biểu đồ này được sửa đổi để có thể phản ánh các mô hình tăng trưởng của trẻ sơ sinh bú sữa mẹ.
Đây là biểu đồ mà Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến nghị dùng cho trẻ từ 0 đến 2 tuổi và là biểu đồ được sử dụng bởi các bác sĩ nhi khoa ở Hoa Kỳ.
Việc làm theo hướng dẫn của bác sĩ giúp bạn giải đáp thắc mắc, thoải mái tâm lý hơn. Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng, chỉ cần sự phát triển diễn ra liên tục, đều đặn vẽ ra đường cong có xu hướng đi lên trên biểu đồ tăng trưởng thì bạn hoàn toàn có thể bỏ nỗi lo của mình sang một bên.
Tăng cân và chế độ dinh dưỡng trong năm đầu tiên
0 đến 3 tháng
Mức độ tăng trưởng: Trong ba tháng đầu tiên, chiều dài em bé có thể tăng từ khoảng 1,5 đến 2,5 cm mỗi tháng. Cân nặng sẽ tăng khoảng 140 đến 200 gam mỗi tuần. Sự phát triển nhanh chóng này mang lại diện mạo mới cho bé so với lúc mới sinh.
Chế độ dinh dưỡng: Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, hãy chia cữ ăn đều đặn cách nhau 2 đến 3 giờ tương đương 8 đến 12 bữa ăn mỗi ngày.
Nếu bạn đang cho trẻ bú sữa công thức, hãy cho trẻ bú khoảng 30 đến 60 ml cách nhau 2 đến 3 giờ trong những ngày đầu tiên. Thời gian giữa các cữ bú sẽ dài hơn (3 đến 4 giờ) khi bụng của bé lớn dần và có thể chứa được nhiều sữa hơn trong mỗi cữ bú.
3 đến 7 tháng
Mức độ tăng trưởng: Khi bé gần đến cột mốc 3 tháng, quá trình tăng cân của bé sẽ chậm lại một chút. Bạn sẽ thấy bé tăng khoảng 110 gam mỗi tuần. Khi được 5 tháng (hoặc sớm hơn), bạn có thể vui mừng khi thấy cân nặng của bé tăng gấp đôi.
Chế độ dinh dưỡng: Một số bé có thể tỏ ra thích thú với thức ăn đặc vào khoảng 4 tháng tuổi, nhưng cách tốt nhất là đợi đến mốc 6 tháng mới cho bé làm quen với loại thức ăn này.
7 đến 12 tháng
Mức độ tăng trưởng Bé của bạn tăng từ 85 đến 140 gam một tuần trong giai đoạn này, tương đương khoảng 900 gam mỗi tháng. Vào lần tổ chức sinh nhật đầu tiên, cân nặng bé có thể đạt được gấp ba lần so với lúc mới sinh.
Chế độ ăn uống: Khoảng thời gian này bé bắt đầu làm quen với các loại thức ăn đặc hơn, đa dạng, phong phú hơn. Thực hành ăn uống một cách vui vẻ (giúp bé tự ăn bữa ăn của chính mình) bằng cách hướng dẫn trẻ tự xúc ăn. Hãy chú ý nguy cơ bị hóc!
Cho dù bạn đang cho con bú sữa mẹ hay bú sữa công thức, việc ăn dặm đôi khi không cung cấp đủ lượng calo cần nạp mỗi ngày trong giai đoạn đầu. Hãy chú ý hơn để đảm bảo cung cấp chế độ dinh dưỡng cân bằng đầy đủ cho bé.
Làm thế nào để tăng cân cho bé?
Một số bé gặp khó khăn trong việc ăn uống và dường như không thể theo kịp tốc độ tăng cân. Hãy trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu bé gặp khó khăn khi nuốt, hay nôn trớ giữa các lần bú, bị dị ứng thực phẩm, trào ngược hoặc tiêu chảy.
Những vấn đề này khiến cho việc hấp thu dưỡng chất kém hiệu quả. Việc loại bỏ các vấn đề này giúp bạn tìm ra chiến lược phù hợp để giúp bé tăng cân như mong muốn.
Hãy nhớ rằng, nếu bác sĩ nhi khoa của bạn cảm thấy hài lòng với mức tăng cân hiện tại của bé và có thể chỉ ra đường cong tăng trưởng phù hợp, hãy tin tưởng vào thực tế là bạn và con bạn đang ổn và không cần phải thay đổi.
Việc cố gắng tăng cân trong trường hợp không cần thiết có thể hình thành hành vi ăn uống không lành mạnh ảnh hưởng tâm lý cũng như sức khỏe của bé.
Bạn đang cho con bú
Kết quả dùng sữa mẹ có thể giúp con bạn tăng trưởng đều đặn biểu hiện tay chân bụ bẫm có thể có ngấn. Nhưng trong một số trường hợp tăng cân không hiệu quả? Bạn cần phải làm gì? Dưới đây là một vài gợi ý:
- Thực hành, thực hành, thực hành: Nuôi dưỡng một em bé là một nghệ thuật cần phải học. Bạn không được sinh ra đã biết cầm cọ vẽ do vậy việc cho con bú cần tìm hiểu, học tập kinh nghiệm và thực hành đúng cách. Hãy trao đổi với các chuyên gia, người có thể kiểm tra xem con bạn có ngậm vú đúng cách hay không, có gặp khó khăn khi bú hay ngủ quá nhiều cần đánh thức để cho ăn hay không?
- Tăng cường nguồn sữa: Nếu bạn lo lắng nguồn sữa của mình không đủ đáp ứng nhu cầu của bé, hãy bình tĩnh. Hầu hết các mẹ đều có nỗi sợ hãi này. Để tăng nguồn sữa, hãy ở gần con, cho con bú liên tục sau một hoặc hai tiếng, và cố gắng dành thời gian nghỉ ngơi. Bạn càng cho ăn nhiều thì việc sản xuất sữa càng nhiều.
Nếu bạn đang cho con bú sữa công thức
Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa công thức thường tăng cân nhanh hơn trẻ bú sữa mẹ. Điều gì sẽ xảy ra nếu em bé bú sữa công thức mà không phát triển?
- Cân nhắc thay đổi loại sữa đang dùng: Nếu con bạn có dấu hiệu nhạy cảm hoặc dị ứng với sữa công thức đang sử dụng, bạn có thể thử thay đổi loại sữa đang dùng. Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu con bạn có dấu hiệu trào ngược, dị ứng, tiêu chảy, táo bón hoặc các vấn đề khó chịu khác. Họ có thể đề nghị sử dụng sữa của nhà tài trợ hoặc sữa công thức loại protein-hydrolysate. Vì loại sữa công thức này đắt tiền, nên nó chỉ được đề xuất cho những trẻ bị dị ứng với sữa bò hoặc sữa đậu nành.
- Đảm bảo pha sữa đúng công thức: Làm theo hướng dẫn pha trên công thức là rất quan trọng. Cần đảm bảo lượng nước pha phù hợp với lượng bột. Quá nhiều nước có thể khiến con bạn nhận không đủ lượng calo, thậm chí có thể gây nguy hiểm .
Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trước khi thêm bất cứ thứ gì vào bình sữa của con, chẳng hạn như sữa công thức hoặc ngũ cốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ tư vấn cho bạn cách kết hợp an toàn, hiệu quả.
Nếu bạn đang cho bé ăn thức ăn đặc
Sau 6 tháng bé chuyển sang chế độ ăn dặm nhưng không tăng cân như mong muốn. Ngoài việc lựa chọn đa dạng các loại thực phẩm, hương vị, chế biến đúng cách, bạn có thể bổ sung calo và các chất cần thiết.
Dưới đây là một số gợi ý để hỗ trợ bé tăng cân:
- Bổ sung chất béo lành mạnh: Dầu ô liu và bơ chứa nhiều calo và có lợi cho sức khỏe. Axit oleic trong hai loại dầu này có tác dụng chống viêm, ngoài ra còn có thể bổ sung omega 3 tốt cho não bộ.
- Chọn các loại thịt có nhiều calo: Thịt lợn, chân gà và gà tây là những lựa chọn có hàm lượng calo cao.
- Cung cấp các sản phẩm từ sữa đủ chất béo: Thêm phô mai bào vào súp hoặc rắc lên cơm và mì ống để bổ sung lượng calo cần thiết. Sử dụng loại sữa chua có lợi với hàm lượng chất béo cao, ít đường.
- Chọn trái cây: Cho trẻ ăn chuối, lê và bơ thay vì táo và cam. Những loại trái cây này có hàm lượng calo cao hơn.
Mẹo giúp bé tăng cân lành mạnh
Không giới hạn lượng thức ăn trong bữa chính và các bữa phụ. Việc lựa chọn phương pháp giúp bé tăng cân phụ thuộc hoàn cảnh sống, thói quen sinh hoạt của bạn. Để thuận tiện có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
Vitamin và các chất bổ sung
Hầu hết trẻ sinh ra có đủ lượng sắt dự trữ để tồn tại trong 4 tháng đầu đời. Do sữa mẹ chứa rất ít sắt nên theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) trẻ bú sữa mẹ nên được bổ sung thêm sắt (1 mg sắt cho mỗi kg trọng lượng cơ thể) từ 4 tháng tuổi trở đi.
Trong sữa công thức có bổ sung lượng sắt theo nhu cầu. Bạn có thể tăng cường lượng sắt hấp thu cho bé bằng cách sử dụng thực phẩm chứa sắt. Trước khi bắt đầu dùng vitamin hoặc chất bổ sung nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để có những lời khuyên hữu ích.
Lịch trình bữa ăn
Trong những tháng đầu đời, hãy nhớ rằng em bé của bạn hiểu nhu cầu của bản thân chính xác hơn bất kỳ ai. Nếu bé đói, hãy cho bé ăn. Khi bé lớn hơn, bạn có thể bắt đầu thiết lập giờ ăn.
Sau 6 tháng hoặc lâu hơn, xây dựng và tuân thủ lịch trình khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh. Đó là lúc bắt đầu hình thành thói quen tốt cho trẻ. Thêm những bữa ăn nhẹ giữa buổi để có thể bổ sung lượng calo cần thiết.
Ăn cùng nhau
Ăn uống cùng nhau có lợi hơn việc ăn nhiều hoặc bổ sung món mới. Giảm thiểu phiền nhiễu bằng cách tắt điện thoại và TV. Tuy nhiên, một số trường hợp cần phương tiện hỗ trợ, bạn có thể sử dụng cách đọc truyện cho trẻ nghe trong khi cho trẻ ăn. Đây là một cách hay giúp trẻ ăn uống tốt hơn.
Giờ ăn vui vẻ
Chúng ta có thể thấy con mình sẵn sàng ăn món vẫn từ chối hàng ngày trong một số hoàn cảnh đặc biệt. Ăn tối ngoài trời khi thời tiết đẹp, tại sao không? Hãy để các bé dạo chơi trên bãi cỏ, việc này có tác dụng tăng thêm cảm giác ngon miệng.
Lên kế hoạch cho nhiều bữa ăn khác nhau để khuyến khích việc thử hương vị mới được giới thiệu trong mỗi bữa ăn. Sử dụng rau thơm kiểm tra mùi vị không áp suất.
Hãy tiếp tục kiên trì lời mời cho đến khi con bạn chấp nhận thử. Có thể phải mất 10 lần hoặc hơn, nhưng đừng bỏ cuộc.
Kết luận
Bạn đang làm công việc tuyệt vời khi giúp con mình xây dựng nền tảng để có một cơ thể cường tráng, khỏe mạnh. Đảm bảo rằng bạn cũng đang chăm sóc bản thân theo cách tương tự.
Khi con lớn, có ý thức hơn, sự chăm sóc bản thân tích cực của bạn sẽ tạo dấu ấn và là bài học để các bé áp dụng cho bản thân. Đó là điều tuyệt vời! Hãy cố gắng tiếp tục duy trì để mang lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Xem thêm: