Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể không gây nên triệu chứng ở một số bệnh nhân trong khi một số khác lại đau dữ dội.

Video Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng - nguyên nhân, triệu chứng

Một vài sự thật về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh gây ra bởi những vết loét ở niêm mạc thực quản, dạ dày hoặc tá tràng.
  • Triệu chứng chính của bệnh là đau bụng vùng thượng vị, cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, cũng có thể là cảm giác bỏng rát (như là cảm giác đói). (Đầy hơi và ợ hơi không phải là triệu chứng của loét dạ dày tá tràng. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh là chán ăn, buồn nôn và nôn mửa). 

Đau bụng trong viêm loét dạ dày tá tràng thường là đau bụng thượng vị kèm theo cảm giác bỏng rát (nguồn ảnh: https://www.tennovawellness.com/)Đau bụng trong viêm loét dạ dày tá tràng thường là đau bụng thượng vị kèm theo cảm giác bỏng rát (nguồn ảnh: https://www.tennovawellness.com/)

  • Các triệu chứng khác có thể gặp là:
    • Trào ngược axit hoặc ợ chua
    • Cảm giác nhanh no khi ăn
    • Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng có thể liên quan đến vi khuẩn H. pylori trong dạ dày và việc sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) ở 50% bệnh nhân. Đối với 50% còn lại là do các nguyên nhân khác như sử dụng một số loại thuốc, yếu tố lối sống (hút thuốc lá), stress nghiêm trọng và yếu tố di truyền. Và một phần nhỏ khác các bệnh nhân không rõ nguyên nhân gây bệnh.
    • Đau trong viêm loét dạ dày tá tràng có thể không tương quan với số lượng hoặc mức độ nghiêm trọng của các vết loét.
    • Viêm loét dạ dày tá tràng có thể được chẩn đoán bằng kĩ thuật chụp X quang đường tiêu hóa trên có uống thuốc cản quang hoặc bằng kĩ thuật nội soi.
    • Điều trị các viêm loét thực quản, dạ dày hoặc tá tràng là kết hợp các mục tiêu giảm đau, chữa lành vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Điều trị nội khoa để diệt trừ H. pylori, loại bỏ các yếu tố gây viêm loét như NSAID hoặc ức chế axit dạ dày đơn thuần. Các thuốc sử dụng bao gồm kết hợp kháng sinh cùng với thuốc ức chế axit dạ dày, chẳng hạn như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
  • Các biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm;
    • Xuất huyết tiêu hóa
    • Thủng ruột
    • Tắc nghẽn đường đi của thức ăn do vết loét sưng tấy phù nề hoặc đóng vảy ở xung quanh gây thu hẹp, bít tắc lòng ống tiêu hóa
    • Nếu một người bị viêm loét dạ dày tá tràng hút thuốc lá hoặc dùng NSAIDs, vết loét có thể tái phát lại sau khi đã điều trị. 

Loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng (dạ dày hoặc tá tràng) là tình trạng lớp niêm mạc trong lòng của thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, hình thành một hoặc nhiều ổ viêm, vết loét (nguồn ảnh: https://www.to10homeremedies.com/) Viêm loét dạ dày tá tràng (dạ dày hoặc tá tràng) là tình trạng lớp niêm mạc trong lòng của thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, hình thành một hoặc nhiều ổ viêm, vết loét (nguồn ảnh: https://www.to10homeremedies.com/) 

Viêm loét dạ dày tá tràng (dạ dày hoặc tá tràng) là tình trạng lớp niêm mạc trong lòng của thực quản, dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương, hình thành một hoặc nhiều ổ viêm, vết loét. Viêm loét dạ dày tá tràng được gọi là loét dạ dày, loét tá tráng hoặc loét thực quản tùy thuộc vào vị trí của tổn thương. Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi lớp niêm mạc của các cơ quan này bị bào mòn bởi dịch tiêu hóa có tính axit (dịch vị) mà các tế bào niêm mạc của dạ dày tiết ra. Một vết loét dạ dày tá tràng khác với ăn mòn đơn thuần vì nó gây tổn thương sâu hơn vào lớp niêm mạc và kích thích nhiều phản ứng viêm hơn từ các mô liên quan, gây nên tình trạng bệnh đáng lo ngại hơn.  

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh phổ biến, nó ảnh hưởng đến hàng triệu người Mỹ hàng năm. Hơn nữa, bệnh còn có nguy cơ tái phát; thậm chí các vết loét đã lành cũng có thể tái phát trở lại trừ khi chúng được phòng ngừa theo đúng hướng dẫn. Chi phí y tế để điều trị loét dạ dày tá tràng và các biến chứng của nó lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm. Những tiến bộ y học gần đây đã nâng cao hiểu biết của chúng ta về sự hình thành vết loét. Các phương pháp điều trị ngày càng được cải thiện và mở rộng. 

Viêm loét dạ dày tá tràng có gây đau không? 

Cơn đau trong viêm loét dạ dày tá tràng có tương quan rất ít với sự hiện diện hoặc mức độ nghiêm trọng của vết loét đang hoạt động. Một số người bị đau dai dẳng ngay cả sau khi vết loét gần như đã được chữa lành hoàn toàn bằng thuốc. Trong khi một số người khác không cảm thấy đau đớn gì cả. Ở những trường hợp này, các vết loét thường xuất hiện và biến mất một cách tự phát mà người bệnh không hề biết rằng chúng đang hiện diện trừ khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng (như xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng ruột).

Những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (với loét thực quản, tá tràng hoặc dạ dày) là khác nhau. Một số người bị loét dạ dày không có bất kỳ triệu chứng hoặc dấu hiệu nào trong khi những người khác có thể có một vài triệu chứng hoặc cũng có thể xuất hiện các triệu chứng đầy đủ một cách điển hình. 

Triệu chứng phổ biến nhất của loét dạ dày tá tràng là đau bụng âm ỉ, nóng rát vùng dạ dày. Bạn có thể cảm thấy đau ở bất kỳ vị trí nào trong khoảng giữa rốn và xương ức. Đau do viêm loét dạ dày tá tràng có các đặc điểm sau:

  • Đau thường xảy ra khi dạ dày của bạn rỗng, chẳng hạn như vào giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm;
  • Cơn đau có thể ngừng một thời gian ngắn sau bữa ăn hoặc khi bạn sử dụng thuốc kháng axit;
  • Cơn đau có thể kéo dài hàng phút đến hàng giờ;
  • Cơn đau có thể xuất hiện và kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng 

Viêm loét dạ dày tá tràng cũng có các triệu chứng và dấu hiệu khác ít phổ biến hơn bao gồm: 

  • Trướng bụng
  • Ợ hơi
  • Cảm thấy khó chịu tại dạ dày
  • Ăn uống kém
  • Nôn mửa
  • Sụt cân. 

Ngay cả khi các triệu chứng này chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, nó cũng có thể báo hiệu bạn đang bị loét dạ dày tá tràng. Hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được điều trị có thể làm cho các triệu chứng trở nên rồi tệ hơn, xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng. 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?

Nhiễm H. Pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.eposts.co/)Nhiễm H. Pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.eposts.co/) Trong một khoảng thời gian dài trước đây, người ta cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là do thừa acid dịch vị. Theo đó, trọng tâm của việc điều trị là trung hòa và ức chế sự tiết axit trong dạ dày. Hiện nay, axit dịch vị vẫn được coi là một trong các yếu tố góp phần hình thành các vết loét và việc ức chế nó vẫn là phương pháp điều trị chính. Tuy nhiên, 2 nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm một loại vi khuẩn có tên "Helicobacter pylori" (H. pylori) và sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), bao gồm cả aspirin. Hút thuốc lá cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra viêm loét và ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết loét. 

Nhiễm H. pylori rất phổ biến, ảnh hưởng đến hơn một tỷ người trên toàn thế giới. Người ta ước tính rằng một nửa dân số Hoa Kỳ trên 60 tuổi đã bị nhiễm H. pylori. Nhiễm trùng này thường tồn tại trong nhiều năm, dẫn đến bệnh viêm loét ở 10% đến 15% những người bị nhiễm. Trước đây, H. pylori được tìm thấy ở hơn 80% bệnh nhân loét dạ dày và tá tràng. Với sự tăng cường mở rộng sàng lọc, chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng này, tỷ lệ nhiễm H. pylori cũng như tỷ lệ viêm loét do vi khuẩn này gây ra đã giảm xuống đáng kể. Người ta ước tính rằng hiện nay chỉ còn có 20% các vết loét có liên quan đến vi khuẩn này. Mặc dù cơ chế gây ra viêm loét dạ dày tá tràng của H. pylori rất phức tạp, nhưng việc điều trị nhiễm này bằng kháng sinh đã được chứng minh rõ ràng là có thể chữa lành vết loét và ngăn ngừa sự tái phát của chúng. 

NSAIDs là thuốc được sử dụng để điều trị viêm khớp và các tình trạng viêm đau khác trong cơ thể. Aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Naprosyn) và etodolac (Lodine) là một vài ví dụ về nhóm thuốc này. Prostaglandin là những chất được cơ thể sản xuất ra, có vai trò quan trọng trong việc giúp niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng chống lại sự phá hủy của dịch tiêu hóa có tính axit trong dạ dày. NSAIDs gây loét bằng cách can thiệp vào việc sản xuất prostaglandin trong dạ dày.

Hút thuốc lá không chỉ gây loét mà còn làm tăng nguy cơ biến chứng do loét như xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột, thủng ruột. Hút thuốc lá cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. 

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, rượu, cà phê, cola, thức ăn cay và caffein không có vai trò nào được chứng minh trong việc hình thành vết loét. Tương tự, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy những căng thẳng trong cuộc sống hoặc kiểu tính cách góp phần gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. 

Những xét nghiệm nào cần làm để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày tá tràng?

Nhiễm H. Pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.eposts.co/)  Nhiễm H. Pylori là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.eposts.co/) 
 

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể được chẩn đoán bằng chụp X-quang đường tiêu hóa trên với bari hoặc nội soi đường tiêu hóa trên (EGD -  esophagogastroduodenoscopy). Kĩ thuật chụp X quang đường tiêu hóa trên với bari rất dễ thực hiện và không có rủi ro (ngoài việc tiếp xúc với bức xạ) hoặc khó chịu. Bari là một chất lỏng màu trắng như phấn có thể nuốt được. Nó có thể nhìn thấy được trên phim X-quang, Bari bám trên lớp niêm mạc của đường tiêu hóa, từ đó cho phép hiển thị rõ đường viền trong của dạ dày và đường tiêu hóa trên; tuy nhiên, chụp X-quang Bari không thực sự chính xác và có thể bỏ sót vết loét lên đến 20%. 

Nội soi đường tiêu hóa trên chính xác hơn so với chụp X-quang, nhưng bệnh nhân thường phải sử dụng thuốc an thần và đưa một ống mềm qua miệng để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi đường tiêu hóa trên có thêm ưu điểm là có thể lấy một mẫu mô nhỏ (sinh thiết) để xét nghiệm nhiễm H. pylori. Mẫu sinh thiết cũng được kiểm tra dưới kính hiển vi để loại trừ vết loét do ung thư. Trong khi hầu như tất cả các vết loét tá tràng đều lành tính, thì đôi khi loét dạ dày có thể là ung thư. Do đó, sinh thiết thường được thực hiện trên loét dạ dày để loại trừ ung thư. 

Có chế độ ăn kiêng cho người viêm loét dạ dày tá tràng không? Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có thể uống rượu không? 

Không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc ăn kiêng và ăn nhạt giảm muối có vai trò trong việc chữa lành vết loét. Cũng không có bằng chứng về việc uống cà phê và rượu có thể là nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, vì cà phê kích thích tiết axit dạ dày và rượu có thể gây viêm dạ dày, nên uống rượu và cà phê thường xuyên không được khuyến khích. 

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào?

Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là giảm đau, chữa lành vết loét và ngăn ngừa biến chứng. Bước đầu tiên trong điều trị liên quan đến việc giảm các yếu tố nguy cơ (NSAIDs và thuốc lá). Bước tiếp theo mới là dùng thuốc. 

Điều trị H. pylori 

Nhiều người có H. pylori trong dạ dày mà không bao giờ bị đau hoặc loét. Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng thống nhất về việc liệu những bệnh nhân này có nên được điều trị bằng kháng sinh hay không. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để trả lời câu hỏi này. 

  • Bệnh nhân được chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng có H. pylori nên được điều trị cả vết loét và H. pylori. Rất khó tiêu diệt hoàn toàn H. pylori.
  • Điều trị loét dạ dày tá tràng HP (+) cần kết hợp nhiều loại kháng sinh, đôi khi kết hợp với thuốc ức chế bơm proton, thuốc chẹn H2 hoặc Pepto-Bismol.
  • Thuốc kháng sinh thường được sử dụng là:
  • Tetracyclin,
  • Amoxicillin,
  • Metronidazole (Flagyl),
  • Clarithromycin (Biaxin)
  • Levofloxacin (Levaquin). 

Loại bỏ H. pylori giúp ngăn ngừa sự quay trở lại của vết loét (một vấn đề lớn đối với tất cả các phương pháp điều trị loét khác). Loại bỏ vi khuẩn này cũng có thể làm giảm nguy cơ phát triển ung thư dạ dày trong tương lai. 

Điều trị bằng kháng sinh có nguy cơ gây phản ứng dị ứng, tiêu chảy, và đôi khi là viêm đại tràng nặng do kháng sinh. 

Thuốc kháng axit và thuốc chẹn H2 

Thuốc kháng axit 

Thuốc kháng axit giúp trung hòa lượng axit hiện có trong dạ dày. Thuốc kháng axit như Maalox, Mylanta và Amphojel là những phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng trung hòa của các thuốc này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và cần phải dùng thuốc thường xuyên. Thuốc kháng axit có chứa magiê, chẳng hạn như Maalox và Mylanta, có thể gây tiêu chảy, trong khi các chất có chứa nhôm như Amphojel có thể gây táo bón. Loét thường tái phát khi ngưng sử dụng thuốc kháng axit. 

Thuốc chẹn H2  

Một số loại thuốc chẹn H2 dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://healthjade.net/)Một số loại thuốc chẹn H2 dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://healthjade.net/) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một loại protein được giải phóng trong dạ dày gọi là histamine sẽ kích thích tiết axit dạ dày. Thuốc đối kháng histamine (thuốc chẹn H2) là loại thuốc được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của histamine trên tế bào dạ dày và giảm sản xuất axit. Ví dụ về thuốc chẹn H2 là cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid) và famotidine (Pepcid). Thuốc chẹn H2 có hiệu quả trong việc chữa lành vết loét, nhưng chúng có vai trò rất hạn chế trong việc diệt trừ H. pylori (không giống kháng sinh). Do đó, các vết loét thường trở lại khi ngừng thuốc chẹn H2. 

Nói chung, thuốc chẹn H2 được dung nạp tốt và có ít tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể xuất hiện đau đầu, lú lẫn, hôn mê hoặc ảo giác. Sử dụng cimetidine mãn tính có thể gây liệt dương hoặc sưng vú, nhưng rất hiếm gặp. Cả cimetidine và ranitidine đều có thể cản trở khả năng chuyển hóa và đào thải rượu của cơ thể. Những bệnh nhân dùng đông thời cả cimetidine (hoặc ranitidine) và rượu có thể dẫn đến tăng nồng độ cồn trong máu. Những loại thuốc này cũng có thể cản trở chuyển hóa các loại thuốc khác của gan như phenytoin (Dilantin), warfarin (Jantoven, Coumadin) và theophylline. Cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh liều lượng của những loại thuốc này. 

Thuốc ức chế bơm proton (PPI), Carafate và Cytotec 

Các thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Các thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), esomeprazole (Nexium) và rabeprazole (Aciphex) mạnh hơn thuốc chẹn H2 trong việc ức chế tiết axit. Các chất ức chế bơm proton khác nhau có tác dụng rất giống nhau và không có bằng chứng cho thấy có loại nào hiệu quả hơn các loại còn lại trong việc chữa lành vết loét. Trong khi thuốc ức chế bơm proton tương đương với thuốc chẹn H2 về hiệu quả điều trị loét dạ dày và tá tràng, chúng lại vượt trội hơn thuốc chẹn H2 trong điều trị loét thực quản. Các vết loét thực quản nhạy cảm với một lượng nhỏ axit hơn loét dạ dày và tá tràng. Do đó, việc ức chế axit tốt hơn được thực hiện bằng thuốc ức chế bơm proton là rất quan trọng để chữa lành vết loét thực quản. 

Thuốc ức chế bơm proton được dung nạp tốt. Các tác dụng phụ là không phổ biến; chúng bao gồm nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn và phát ban. Điều thú vị là các chất ức chế bơm proton không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thuốc ức chế bơm proton cũng được chứng minh là an toàn khi sử dụng lâu dài, không có tác dụng phụ nghiêm trọng đối với sức khỏe. Mặc dù chúng có thể thúc đẩy quá trình hủy xương (gây loãng xương) và giảm nồng độ Magie, nhưng cả hai tác dụng phụ này đều dễ dàng chẩn đoán và điều trị. 

Sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec)

Sucralfate (Carafate) và misoprostol (Cytotec) là những chất tăng cường sự bảo vệ niêm mạc ruột chống lại sự tấn công của dịch tiêu hóa có tính axit. Sucralfate bao phủ bề mặt vết loét và thúc đẩy quá trình chữa lành. Sucralfate có rất ít tác dụng phụ. Tác dụng phụ thường gặp nhất là táo bón và cản trở sự hấp thu của một số loại thuốc khác. Misoprostol là một chất giống như prostaglandin thường được sử dụng để chống lại tác dụng gây loét của NSAIDs. Các nghiên cứu cho thấy misoprostol có thể bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét ở những người dùng NSAIDs kéo dài. Tiêu chảy là một tác dụng phụ thường gặp. Misoprostol cũng có thể gây sẩy thai, vì thế nên tránh dùng thuốc cho phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ. 

Các biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Xuất huyết tiêu hóa nặng là một trong những biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://gastroenterologists.alliedacademies.com/) Xuất huyết tiêu hóa nặng là một trong những biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://gastroenterologists.alliedacademies.com/) Với các phương pháp điều trị hiện đại, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng có thể có cuộc sống bình thường mà không cần thay đổi lối sống hoặc hạn chế chế độ ăn uống. Hút thuốc là được phát hiện làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và dễ thất bại trong điều trị. 

Việc tiêu diệt vi khuẩn H. pylori không chỉ làm lành vết loét mà còn ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. 

Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng nhìn chung sinh hoạt khá thoải mái bình thường. 

Một số vết loét có thể tự lành ngay cả khi không dùng thuốc (mặc dù chúng cũng có thể tái phát). Do đó, các vấn đề chính do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra có liên quan đến các biến chứng của bệnh. Các biến chứng bao gồm: 

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có thể có các biểu hiện: 

  • Đi ngoài phân đen
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt, thậm chí ngất xỉu khi đứng dậy (do hạ huyết áp tư thế)
  • Nôn ra máu. Điều trị đầu tiên khi xuất hiện tình trạng nôn ra máu là bù dịch đường tĩnh mạch để ổn định huyết động 

Những bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa dai dẳng hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng ồ ạt có thể phải truyền máu. Nội soi được thực hiện để xác định vị trí chảy máu và cầm máu vết loét tích cực với sự hỗ trợ của các dụng cụ nội soi chuyên dụng.

Thủng dạ dày dẫn đến rò rỉ các chất trong lòng ống tiêu hóa vào ổ bụng (phúc mạc), dẫn đến viêm phúc mạc cấp tính (nhiễm trùng ổ bụng). Viêm phúc mạc do thủng dạ dày gây đau bụng đột ngột, dữ dội, tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi có bất kỳ hình thức cử động nào. Cơ bụng trở nên cứng như tấm ván. Thường phải phẫu thuật cấp cứu đối với những trường hợp này. Vết loét tá tràng đã thủng có thể gây tổn thương ăn sâu vào các cơ quan lân cận như tuyến tụy hoặc phía sau ổ bụng và ra phía ngoài khoang phúc mạc. Các chất thoát ra từ vết loét thực quản có thể gây viêm nặng các mô xung quanh nó (viêm trung thất).

Viêm loét tá tràng – các vết loét làm thu hẹp lòng dạ dày gây cản trở dòng chảy của các chất trong dạ dày vào tá tràng. Đôi khi loét tá tràng cũng có thể cản trở dòng chảy của các chất trong lòng ruột. 

Bệnh nhân thường có các triệu chứng: 

  • Đau bụng tăng dần
  • Nôn ra thức ăn chưa tiêu hóa được hoặc đã tiêu hóa một phần
  • Giảm cảm giác thèm ăn
  • Sụt cân 

Tắc ruột thường xảy ra tại môn vị hoặc xung quanh vị trí môn vị của dạ dày. Nội soi hữu ích trong việc chẩn đoán tắc ruột do loét và loại trừ tắc ruột do ung thư dạ dày. Ở một số bệnh nhân, tắc nghẽn dạ dày có thể được giảm bớt bằng cách hút chất trong dạ dày bằng ống trong vòng 72 giờ, cùng với thuốc chống loét đường tĩnh mạch, chẳng hạn như cimetidine (Tagamet) và ranitidine (Zantac).

Những bệnh nhân bị tắc nghẽn dạ dày kéo dài cần phải được phẫu thuật. 

Tiên lượng của bệnh viêm loét dạ dày là như thế nào? Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn không?

Với phương pháp điều trị hiện đại, những bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có thể có cuộc sống bình thường mà không cần thay đổi lối sống hoặc hạn chế chế độ ăn uống. Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị biến chứng do loét tăng cao và cũng làm tăng tỉ lệ thất bại trong điều trị. Việc tiêu diệt vi khuẩn H. pylori không chỉ làm lành vết loét mà còn ngăn ngừa sự tái phát của bệnh.

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!