Video: Triệu chứng tắc ruột
Trong trường hợp tắc ruột, mọi thứ tích tụ tại vị trí tắc nghẽn bao gồm:
- Thức ăn
- Dịch
- Axit dạ dày
- Khí
Khi vật cản quá nhiều gây ra áp lực lớn, thành ruột có thể bị vỡ và giải phóng các chất độc gây hại cũng như vi khuẩn vào khoang bụng. Đây là một biến chứng nguy hiểm có thể gây đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tắc ruột. Thông thường, không có biện pháp nào ngăn ngừa tình trạng này. Vì thế, chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Tắc ruột không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong.
Các triệu chứng của tắc ruột
Tắc ruột gây ra một loạt các triệu chứng như:
Một số triệu chứng có thể phụ thuộc vào vị trí và thời gian tắc ruột. Ví dụ, nôn mửa là một dấu hiệu ban đầu của tắc ruột non. Nôn mửa cũng có thể xảy ra trong trường hợp tắc ruột già.
Tắc ruột bán phần có thể dẫn đến tiêu chảy, trong khi tắc ruột toàn bộ có thể khiến bệnh nhân bí trung đại tiện.
Tắc ruột cũng có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng trong khoang bụng, được gọi là viêm phúc mạc. Điều này xảy ra khi ruột bị vỡ, dẫn đến tình trạng sốt và đau bụng tăng dần. Đây là một trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng, cần phải phẫu thuật nhanh chóng và kịp thời.
Nguyên nhân gây tắc ruột
Trong một số trường hợp tắc ruột bán phần, tình trạng này có thể thuyên giảm mà không cần phẫu thuật. Đối với tắc ruột toàn bộ, nhiều khả năng phải phẫu thuật để điều trị.
Tắc ruột cơ học
Vật cản cơ học là rào cản vật lý ngăn chặn hoặc hạn chế dòng chảy của vật chất qua ruột. Đối với ruột non, vật cản cơ học có thể là:
- Do dính ruột (được tạo thành từ mô sợi) sau phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu hoặc sau khi bị nhiễm trùng ruột.
- Xoắn ruột
- Lồng ruột: Lồng ruột là hiện tượng một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới, thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng cũng có thể xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
- Khối u ruột non
- Sỏi mật: Ít gây tắc ruột hơn những nguyên nhân khác.
- Nuốt phải dị vật, hay gặp nhất ở trẻ em.
- Thoát vị: Một đoạn ruột di chuyển ra ngoài ổ bụng.
- Các bệnh lý viêm ruột, chẳng hạn như bệnh Crohn.
Mặc dù ít gặp hơn, nhưng một số vật cản cơ học sau cũng có thể gây ra tắc ruột:
- Phân mắc kẹt trong đại tràng hoặc trực tràng (phân khô cứng, vón cục, to bất thường).
- Dính ruột do nhiễm trùng vùng chậu hoặc phẫu thuật.
- Ung thư buồng trứng
- Ung thư đại tràng
- Phân su ở trẻ sơ sinh (phân su là phân trẻ đi ngoài lần đầu tiên).
- Xoắn ruột và lồng ruột
- Viêm túi thừa đại tràng
- Hẹp đại tràng do viêm nhiễm hoặc do sẹo xơ
Tắc ruột cơ năng
Bình thường, ruột non và ruột già hoạt động phối hợp với nhau để tiêu hóa thức ăn. Nếu như hoạt động co bóp bị gián đoạn, có thể dẫn đến tắc ruột.
Tình trạng này thường được gọi là tắc ruột cơ năng. Nếu tắc ruột tạm thời, người ta gọi đó là tắc ruột cấp tính, còn nếu tình trạng tắc ruột hay gặp và lặp đi lặp lại, được gọi là tắc ruột bán cấp.
Nguyên nhân gây tắc ruột cơ năng bao gồm:
- Phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng chậu
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm dạ dày ruột hoặc viêm ruột thừa.
- Sử dụng một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc giảm đau opioid.
- Mất cân bằng điện giải
Tắc ruột bán cấp có thể do:
- Bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và các rối loạn thần kinh-cơ khác.
- Bệnh Hirschsprung, dị tật bẩm sinh xảy ra do sự suy giảm phân bố các hạch thần kinh ở phần thấp đường tiêu hóa, thường giới hạn ở đại tràng.
- Rối loạn gây ra tổn thương thần kinh, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường.
- Suy giáp hoặc tuyến giáp kém hoạt động.
Tắc ruột được chẩn đoán như thế nào?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ sờ bụng của bệnh nhân để kiểm tra. Sau đó, tiến hành nghe bụng. Sự xuất hiện của các vật vật cản hoặc một số âm thanh, đặc biệt là ở trẻ em, có thể giúp bác sĩ xác định được có phải tắc ruột cơ học không.
Một số xét nghiệm cần làm:
- Xét nghiệm máu để kiểm tra:
- Công thức máu
- Chức năng gan và thận
- Điện giải đồ
- Chụp X-quang
- Chụp CT Scan
- Nội soi đại trực tràng: Một ống mềm có đèn và camera giúp bác sĩ quan sát bên trong ruột.
- Thuốc cản quang đường uống
Các phương pháp điều trị tắc ruột
Đối với tắc ruột bán phần hoặc tắc ruột do giảm nhu động ruột, có thể điều trị đơn giản bằng cách cho ruột nghỉ ngơi và truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Điều này có nghĩa là bạn không được ăn gì và chỉ được truyền dịch trong thời gian điều trị. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ điều trị nguyên nhân gây tắc ruột.
Điều trị mất nước là vô cùng quan trọng. Bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch qua đường tĩnh mạch để để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải. Trong một số trường hợp, có thể đặt sonde tiểu.
Một số trường hợp khác lại cần đặt ống thông ruột non (ống nhỏ đi qua mũi, xuống cổ họng, qua dạ dày và đến ruột) nhằm:
- Giảm áp lực trong thành ruột
- Giảm chướng bụng
- Hạn chế nôn mửa
Nếu tình trạng tắc ruột là do sử dụng thuốc giảm đau opioid, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tác động của opioid lên ruột.
Phẫu thuật sẽ được chỉ định nếu như các phương pháp trên không hiệu quả hoặc triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn. Khi ấy, bệnh nhân cần nhập viện. Bệnh nhân sẽ được đặt đường truyền tĩnh mạch để chống sốc khi phẫu thuật, bên cạnh đó còn điều trị tình trạng mất nước.
Một biến chứng nghiêm trọng của tắc ruột là khiến ruột bị tổn thương vĩnh viễn. Khi đó, bác sĩ phẫu thuật cần tiến hành loại bỏ đoạn ruột hoại tử và nối hai đầu ruột khỏe mạnh lại.
Thuốc kê đơn không có tác dụng trong việc điều trị tắc ruột nhưng bác sĩ vẫn có thể kê cho bệnh nhân một số loại thuốc nhằm giảm cảm giác buồn nôn cho đến khi thực hiện các biện pháp điều trị tiếp theo. Một vài loại thuốc mà bác sĩ hay kê cho bệnh nhân tắc ruột:
- Thuốc kháng sinh để giảm nhiễm trùng
- Thuốc chống nôn
- Thuốc giảm đau
Lưu ý không nên bỏ qua các triệu chứng của tắc ruột và tuyệt đối không cố gắng điều trị tắc ruột tại nhà.
Biến chứng của tắc ruột
Việc điều trị là vô cùng cần thiết nhằm hạn chế tối đa các biến chứng như:
- Mất nước
- Mất cân bằng điện giải
- Thủng ruột, dẫn đến nhiễm trùng ổ bụng.
- Suy thận
Trong trường hợp tắc ruột khiến máu không thể lưu thông tại một đoạn ruột, có thể dẫn đến:
- Nhiễm trùng
- Hoại tử ruột
- Thủng ruột
- Nhiễm trùng máu: Rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Suy đa tạng
- Tử vong
Đối với một số bệnh nhân bị tắc ruột mãn tính do ruột bị thắt hoặc hẹp, bác sĩ có thể đặt một stent kim loại để mở rộng bên trong lòng ruột bằng cách sử dụng một ống dài gọi là phương pháp nội soi. Stent là một ống kim loại dạng lưới để giữ mở rộng lòng ruột bị hẹp. Thủ thuật này ít xâm lấn và rất phù hợp đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật theo cách truyền thống.
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh
Tắc ruột ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do:
- Nhiễm trùng
- Bệnh đường tiêu hóa
- Giảm lưu lượng máu đến ruột (do bị nghẹt)
Một số trẻ gặp phải tình trạng tắc ruột sau khi bị viêm dạ dày ruột do virus.
Lồng ruột thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 tuổi trở xuống. Đây là hiện tượng một đoạn ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng của đoạn ruột phía dưới. Kết quả làm cho ruột bị tắc nghẽn.
Bất kỳ loại tắc ruột nào cũng khó chẩn đoán ở trẻ sơ sinh vì trẻ không thể mô tả các triệu chứng. Thay vào đó, cha mẹ phải chú ý quan sát con cái để biết những thay đổi và triệu chứng có liên quan đến tắc ruột. Những dấu hiệu này bao gồm:
- Chướng bụng
- Ưỡn người hoặc co chân
- Li bì
- Sốt
- Quấy khóc vì đau bụng.
- Đại tiện ra máu: Đại tiện ra máu đỏ hoặc nâu, phân có nước lầy nhầy hồng.
- Khóc rất to
- Nôn mửa, đặc biệt nôn ra dịch giống như mật, có màu vàng xanh.
- Dấu hiệu khác như mệt lả, da xanh nhợt,...
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này hoặc những thay đổi khác ở con mình, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng của tắc ruột, đặc biệt là vừa trải qua cuộc phẫu thuật vùng bụng. Đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau:
- Chướng bụng
- Táo bón nặng
- Chán ăn
Tiên lượng của người bị tắc ruột
Khi không được điều trị, tắc ruột có thể gây hoại tử các mô ở phần ruột bị ảnh hưởng. Ngoài ra, tắc ruột có thể gây thủng ruột, dẫn đến nhiễm trùng nặng, thậm chí là sốc.
Nhìn chung, tiên lượng của tắc ruột phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Hầu hết các trường hợp tắc ruột đều có thể điều trị được. Tuy nhiên, các nguyên nhân khác, chẳng hạn như ung thư, cần được điều trị và theo dõi lâu dài.
Xem Thêm: