Video Viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân, chẩn đoán
Các yếu tố nguy có có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm nhiễm vi khuẩn gram âm Helicobacter pylori (có thể mắc phải khi ăn thức ăn và nước uống); tiết quá nhiều acid HCl trong dạ dày; sử dụng kéo dài các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) làm suy yếu niêm mạc đường tiêu hóa dẫn đến giảm chức năng bảo vệ của nó; stress liên quan đến bệnh tật và phẫu thuật; uống rượu và hút thuốc lá quá nhiều.
Lập kế hoạch chăm sóc
Mục tiêu chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm giảm hoặc loại bỏ các yếu tố nguy cơ, thúc đẩy các biện pháp thư giãn, tăng cường dinh dưỡng tối ưu, giảm lo lắng bằng việc nâng cao kiến thức về bệnh, cách quản lý, phòng ngừa tái phát và ngăn ngừa biến chứng
Dưới đây là năm kế hoạch chăm sóc điều dưỡng tương ứng với năm chẩn đoán cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng:
- Đau cấp tính
- Mất cân bằng dinh dưỡng: Ít hơn so với yêu cầu của cơ thể
- Lo âu
- Thiếu kiến thức
- Rủi ro biến chứng của việc thiếu dịch
Đau cấp tính
Nguyên nhân:
- Trướng bụng
- Co thắt cơ trơn của thành ruột
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hoặc axit acetylsalicylic (ASA) gần đây
Triệu chứng
- Ăn chóng no mặc dù số lượng thức ăn chưa nhiều.
- Buồn nôn và nôn
- Cơn đau giảm sau ăn hoặc sau khi sử dụng các thuốc kháng acid
- Sụt cân
Mục tiêu chăm sóc:
- Bệnh nhân kiểm soát cơn đau đạt yêu cầu ở mức độ nhỏ hơn 2 đến 4 trên thang điểm từ 0 đến 10.
- Bệnh nhân đáp ứng với các biện pháp giảm đau bằng thuốc và không dùng thuốc.
- Tình trạng bệnh nhân cải thiện thể hiện qua các yếu tố như nhịp tim, huyết áp và hô hấp và giảm co thắt cơ trơn của ống tiêu hóa
Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng | Cơ sở kiến thức |
Đánh giá cơn đau của bệnh nhân, bao gồm: vị trí, đặc điểm, các yếu tố khởi phát, thời gian kéo dài, tần suất xuất hiện, cường độ và mức độ nghiêm trọng của cơn đau. | Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường xuất hiện cơn đau sau khi ăn từ 1 đến 2 giờ. Bệnh nhân bị loét tá tràng thường đau từ 2 đến 4 giờ sau khi ăn hoặc đau lúc nửa đêm. Với cả viêm loét dạ dày và tá tràng, cơn đau khu trú ở vùng thượng vị và không liên tục. Bệnh nhân có thể thấy cơn đau giảm sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng axit. |
Các biện pháp giảm đau không dùng thuốc được khuyến khích:
| Các kỹ thuật thư giãn không dùng thuốc sẽ làm giảm sản xuất axit dịch vị, do đó sẽ giảm đau. |
Hướng dẫn bệnh nhân tránh dùng các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), ví dụ như aspirin | Các loại thuốc này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. |
Hướng dẫn bệnh nhân nên ăn các bữa ăn đều đặn trong một khung giờ cố định, thư giãn thoải mái trong khi ăn | Ăn uống không đều đặn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc đúng giờ và đều đặn thường xuyên |
Giải thích về tầm quan trọng của bỏ hút thuốc lá | Hút thuốc làm giảm bài tiết bicarbonat từ tuyến tụy vào tá tràng, dẫn đến tăng tính acid trong lòng tá tràng |
Quản lý việc điều trị bằng thuốc theo quy định:
| Thuốc kháng axit giúp trung hòa bớt axit dịch vị và ngăn chặn sự hình thành pepsin. Điều này thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. Thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng Helicobacter pylori và cũng góp phần thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét. Khi vết loét lành lại, bệnh nhân sẽ bớt đau hơn. Thuốc đối kháng thụ thể H2 ngăn chặn sự tiết axit dịch vị. Dẫn xuất của Prostaglandin làm giảm tiết axit dịch vị và tăng cường tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày để chống lại các tổn thương. Thuốc ức chế bơm proton ngăn chặn việc sản xuất và bài tiết axit dịch vị và do đó làm giảm cơn đau dạ dày. Sucralfate tạo thành một hàng rào ở đáy vết loét để bảo vệ vết loét đang lành khỏi axit dịch vị. |
Mất cân bằng dinh dưỡng
Nguyên nhân:
Triệu chứng:
- Ăn uống không đủ chất
- Kém hấp thu sắt, khoáng chất và vitamin
- Sụt cân
Mục tiêu chăm sóc :
- Bệnh nhân đưa ra được lựa chọn (bằng lời nói và hành động) các thực phẩm và chế độ ăn chấm dứt tình trạng sụt cân
- Đạt được cân nặng +/- 10% so với cân nặng tiêu chuẩn
Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng | Cơ sở kiến thức |
Khai thác tiền sử về dinh dưỡng | Bệnh nhân thường cho rằng chế độ ăn của mình đã đủ. Trên thực tế, việc bớt lượng thức ăn như một cách để giảm các cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng làm hấp thu không đủ lượng calo và các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng |
Theo dõi đánh giá sự thay đổi cân nặng của bệnh nhân | Sụt cân là một dấu hiệu của tình tình trạng suy dinh dưỡng. Viêm loét dạ dày thường kèm theo chán ăn, nôn mửa và sụt cân hơn so với viêm loét tá tràng. |
Hỗ trợ bệnh nhân trong việc nhận biết một số thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày | Bệnh nhân cần tìm hiểu những loại thực phẩm có thể dung nạp được, không gây đau dạ dày với họ. Thức ăn mềm, nhạt, không chua ít gây kích ứng dạ dày. Bệnh nhân có thể hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn hơn nếu chúng không liên quan đến cơn đau. Các loại thức ăn dễ gây kích ứng niêm mạc bao gồm thực phẩm cay, hạt tiêu, trái cây còn xanh và rau chưa chế biến. |
Theo dõi chỉ số xét nghiệm Albumin | Xét nghiệm này cho biết mức độ suy giảm protein (2,5 g / dL cho thấy sự suy giảm nghiêm trọng; 3,8 đến 4,5 g / dL là bình thường). |
Hướng dẫn về tầm quan trọng của việc không được thường xuyên sử dụng rượu bia | Rượu bia làm tăng kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến gia tăng các cơn đau do viêm loét |
Khuyến khích bệnh nhân hạn chế tối đa việc sử dụng các đồ uống có chứa Cafein như chè, cà phê | Caffein kích thích gây tăng tiết axit dịch vị. Cà phê, ngay cả khi đã khử caffein, vẫn chứa một peptide kích thích giải phóng gastrin và tăng sản xuất axit |
Nâng cao kiến thức cho bệnh nhân về tầm quan trọng của một chế độ ăn uống cân bằng với các bữa ăn đều đặn | Việc áp dụng một số chế độ ăn kiêng nhất định đã không còn là một phần của kế hoạch điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Trong giai đoạn vết loét có triệu chứng, bệnh nhân có thể thấy lợi ích của việc chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều bữa hơn trong một ngày. |
Lo âu
Nguyên nhân:
- Sợ hãi do chưa hiểu biết hết về bệnh
- Triệu chứng tự nhiên của bệnh
- Khủng hoảng trong tình huống biết chẩn đoán bệnh
- Căng thẳng
Triệu chứng
- Đau bụng
- Sợ hãi
- Bày tỏ sự lo lắng về việc thay đổi các sự kiện trong cuộc sống
- Mệt mỏi
- Cáu gắt
Mục tiêu chăm sóc:
- Giảm mức độ lo lắng trên bệnh nhân
Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng | Cơ sở kiến thức |
Đánh giá mức độ lo lắng của bệnh nhân | Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường rất lo lắng, nhưng mức độ lo lắng của họ thường không thể hiện rõ ra bên ngoài. |
Hiểu, cảm nhận về sự lo lắng của bệnh nhân | Cảm nhận về cảm xúc của bệnh nhân và thể hiện sự đồng cảm với họ |
Khuyến khích bệnh nhân chia sẻ về những lo lắng sợ hãi của bản thân | Giao tiếp cởi mở giúp phát triển một mối quan hệ tin cậy với bệnh nhân, góp phần giảm lo lắng và căng thẳng. |
Sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn súc tích khi trao đổi hướng dẫn cho bệnh nhân | Khi trải qua sự lo lắng từ mức độ trung bình đến nghiêm trọng, bệnh nhân có thể không hiểu được bất cứ điều gì ngoài những hướng dẫn đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn. |
Giảm kích thích lên các cơ quan cảm giác bằng cách tạo ra một môi trường yên tĩnh | Các rối loạn lo âu có thể dẫn đến tăng nhạy cảm, sự sợ hãi đối với các âm thanh, sự vật, những cuộc giao tiếp xung quanh |
Có các biện pháp hỗ trợ về tinh thần cho bệnh nhân | Các biện pháp hỗ trợ về tinh thần có thể giúp bệnh nhân bình tĩnh, thư giãn hơn, góp phần làm giảm tình trạng lo lắng, stress |
Hỗ trợ bệnh nhân trong việc phát triển các biện pháp giảm lo lắng như hình thành các phản hồi tích cức, quan sát các hình ảnh vui tươi và thay đổi các thói quen tiêu cực | Tìm hiểu về những phương pháp này sẽ giúp bệnh nhân có nhiều cách khác nhau trong việc kiểm soát lo lắng |
Thiếu kiến thức
Nguyên nhân:
- Không nhớ các thông tin kiến thức đã được học, tìm hiểu trước đây
- Chưa tìm hiểu về các kiến thức mới trong triệu chứng, điều trị
- Xuất huyết tiêu hóa mới gần đây nên chưa cập nhật tìm hiểu bệnh
- Mắc viêm loét dạ dày tá tràng mới gần đây nên chưa cập nhật tìm hiểu bệnh
Triệu chứng:
- Trả lời không chính xác các câu hỏi về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Theo dõi tuân thủ không chính xác các phác đồ điều trị và thay đổi lối sống
- Thiếu những thắc mắc câu hỏi về bệnh
- Hỏi quá nhiều
Mục tiêu chăm sóc:
- Bệnh nhân hiểu được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, có những kiến thức nhất định về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và cam kết tự quản lý chăm sóc bản thân.
Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng | Cơ sở kiến thức |
Đánh giá sự thiếu sót trong kiến thức, quan niệm của bệnh nhân về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hành vi lối sống và phác đồ điều trị. | Bệnh nhân có thể có những quan niệm không chính xác về các hành vi lối sống ảnh hưởng đến bệnh loét dạ dày tá tràng. Họ cần được củng cố lại chính xác những quan niệm này để đưa ra quyết định sáng suốt trong việc dùng thuốc theo chỉ định và điều chỉnh các hành vi có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hóa. |
Giải thích cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng và mối liên quan của nó đến hoạt động của cơ thể. | Sự hiểu biết về quá trình diễn biến bệnh sẽ góp phần thúc đẩy bệnh nhân sẵn sàng tuân theo kế hoạch điều trị được khuyến nghị và sửa đổi hành vi để ngăn ngừa các đợt tái phát, các biến chứng liên quan. |
Hướng dẫn bệnh nhân về những dấu hiệu, triệu chứng nên được thông báo với bác sĩ | Việc phát hiện sớm các dấu hiệu và triệu chứng bệnh có thể giúp đảm bảo việc bắt đầu điều trị sớm. |
Thảo luận với bệnh nhân về các biện pháp điều trị và lý do lựa chọn các biện pháp này | Việc sử dụng đúng loại thuốc kháng sinh và thuốc ức chế axit có thể thúc đẩy vết loét nhanh chóng lành lại. |
Thảo luận với bệnh nhân về những thay đổi lối sống cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng hoặc các đợt bùng phát bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. | Việc điều chỉnh các hành vi lối sống (như sử dụng rượu, cà phê và đồ uống có chứa caffein khác và lạm dụng aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không steroid khác) là cần thiết để ngăn ngừa vết loét tái phát và ngăn ngừa các biến chứng của vết loét trong giai đoạn điều trị. |
Rủi ro biến chứng của việc thiếu dịch
Nguyên nhân:
- Xuất huyết tiêu hóa
- Nôn, buồn nôn
Triệu chứng:
(không áp dụng)
Mục tiêu chăm sóc:
- Bệnh nhân sẽ không giảm tuần hoàn, bằng chứng là HA tâm thu lớn hơn hoặc bằng 90 mm Hg, nhịp tim từ 60 đến 100 nhịp/phút, lượng nước tiểu lớn hơn 30 ml/giờ, màu sắc da bình thường.
Các biện pháp chăm sóc điều dưỡng | Cơ sở kiến thức |
Đánh giá theo dõi các dấu hiệu của buồn nôn và nôn mửa | Bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen như bã cà phê. Nôn ra máu xảy ra khi bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa trên |
Theo dõi cân bằng dịch của bệnh nhân: giữa lượng dịch hấp thu và lượng nước tiểu đào thải | Thận sẽ tái hấp thu nước để bù trừ trong trường hợp giảm khối lượng tuần hoàn do mất dịch, máu. Cơ chế bù trừ này dẫn đến giảm lượng nước tiểu. Giảm thể tích máu tuần hoàn cũng dẫn đến giảm tưới máu thận và giảm lượng nước tiểu tạo thành. |
Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, bao gồm cả nhịp tim và huyết áp tư thế | Khi vết loét tổn thương qua lớp niêm mạc của dạ dày và tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Nếu xuất huyết tiêu hóa nặng, ồ ạt sẽ làm biến đổi nhanh chóng các dấu hiệu sinh tồn cũng như các triệu chứng thực thể của tình trạng giảm thể tích tuần hoàn. Hạ huyết áp và tăng nhịp tim khi thay đổi tư thế là những dấu hiệu sớm của tình trạng này |
Hướng dẫn bệnh nhân báo ngay cho bác sĩ khi có các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, khó thở hoặc đại tiện phân đen | Đây có thể là những dấu hiệu của tình trạng xuất huyết tiêu hóa và cần phải báo cáo ngay lập tức |
Theo dõi các chỉ số xét nghiệm Hemoglobin và Hematocrit | Tổn thương qua lớp niêm mạc do loét có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Giảm Hemoglobin và Hematocrit xảy ra khi có xuất huyết. |
Bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch, dịch cao phân tử hoặc truyền máu khi có yêu cầu | Dịch đẳng trương, dịch cao phân tử hoặc các chế phẩm máu có thể giúp phục hồi, nâng cao thể tích tuần hoàn |
Xem thêm:
- Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng và chế độ chăm sóc
- Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Hãy đến gặp bác sĩ thay vì tự dùng thuốc kháng axit ở nhà
- 5 kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng