Dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá, nguyên nhân và các biến chứng có thể xảy ra

Xuất huyết tiêu hóa là chảy máu trong ống tiêu hoá từ thực quản đến trực tràng. Nguyên nhân có thể do chấn thương, nhiễm trùng hoặc viêm.

Video Cấp cứu kịp thời người bị xuất huyết tiêu hóa 

Diễn biến của xuất huyết tiêu hoá có thể đột ngột với lượng máu đáng kể hoặc chảy máu từ từ rỉ rả hoặc theo chu kỳ. Nếu xuất huyết đột ngột số lượng nhiều sẽ gây nguy hiểm ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa xuất huyết với số lượng máu nhỏ không nguy hiểm. Các dạng xuất huyết tiêu hoá trên đều có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.

Xuất huyết tiêu hóa được phân thành hai loại dựa theo vị trí xuất huyết, đó là xuất huyết tiêu hoá cao và thấp. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa cao được định nghĩa là máu chảy ra từ trên dây chằng Treitz (phần đầu của ruột non). Xuất huyết tiêu hóa thấp là vị trí máu chảy ra từ dây chẳng Treitz xuống đại trực tràng.

Xuất huyết tiêu hóa không phải lúc nào cũng đáng lo ngại. Ví dụ, nếu nguyên nhân là bệnh trĩ, điều trị không quá phức tạp và có thể thực hiện tại nhà như rửa bằng nước ấm, hoặc bôi kem có chứa chất giảm đau, kháng viêm. Ngoài ra, máu chảy ra từ cổ họng có thể xảy ra nếu một người nuốt thức ăn hoặc chất làm tổn thương niêm mạc cổ họng. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nghiêm trọng hơn.

Do vậy, cần đi khám càng sớm càng tốt nếu phát hiện tình trạng xuất huyết tiêu hoá thay vì tự chẩn đoán nguyên nhân. Xuất huyết tiêu hoá có thể là biểu hiện của một bệnh lý nặng hoặc gây biến chứng nguy đe doạ mạng nếu không được xử trí kịp thời. Biến chứng nguy hiểm nhất là sốc do mất một lượng máu lớn, đột ngột với các triệu chứng như tụt huyết áp, mạch nhanh, cần được nhập viện khẩn cấp.

Thông thường, xuất huyết đường tiêu hóa cao nguy hiểm hơn so với xuất huyết tiêu hóa thấp.

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa

Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa Triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa Máu trên giấy vệ sinh sau khi vệ sinh hậu môn – dấu hiệu của xuất huyết tiêu hoá

Các triệu chứng thường gặp của xuất huyết tiêu hóa cao bao gồm:

  • Máu từ trào ra từ họng
  • Máu lẫn trong đờm
  • Máu trong chất nôn
  • Phân đen hoặc lẫn máu đỏ tươi
  • Phân rất nặng mùi và sẫm màu

Nếu nhận thấy phân của trẻ đột nhiên có màu đen hoặc như hắc ín, cần đưa đi khám ngay vì điều này có thể là dấu hiệu của xuất huyết đường tiêu hóa cao.

Các triệu chứng của xuất huyết đường tiêu hoá thấp bao gồm:

  • Máu trên giấy vệ sinh sau khi vệ sinh hậu môn
  • Máu đỏ trong phân

Chảy máu dữ dội ở đường tiêu hoá trên có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Thiểu niệu hoặc vô niệu
  • Tụt huyết áp
  • Buồn nôn
  • Rối loạn hoặc mất ý thức
  • Nhịp tim nhanh
  • Ở trẻ có thể thay đổi về hành vi, trở nên lờ đờ, khóc nhiều hơn bình thường, hoặc không tỉnh táo

Dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa cần đi khám ngay

Bất kỳ ai bị xuất huyết tiêu hóa đều cần đi khám và được bác sĩ tư vấn.

Cần đến ngay phòng khám cấp cứu nếu bệnh nhân có các biểu hiện sau:

  • Nhịp tim nhanh, sốt hoặc lú lẫn
  • Có dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa cao, như nôn ra máu hoặc phân sẫm màu, dạng hắc ín
  • Mất một lượng máu đáng kể do chảy máu liên tục
  • Trẻ sơ sinh có dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa

Một số bệnh lý có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Một số bệnh lý có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Các nguyên nhân có thể gây xuất huyết tiêu hóa cao bao gồm:

Loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (Nonsteroidal anti-inflammatory drug - NSAID). Triệu chứng thường thấy là cảm giác nóng rát vùng thượng vị.

Giãn tĩnh mạch

Giãn các tĩnh mạch đường tiêu hóa trên (thường ở thực quản hoặc dạ dày) là nguyên nhân thường gặp của xuất huyết tiêu hoá trên. Đây có thể là hậu quả của bệnh xơ gan hoặc một số bệnh lý khác.

Khi bị xuất huyết tiêu hoá do vỡ những tĩnh mạch bị giãn này, các bác sĩ có thể điều trị bằng phương pháp thắt vòng cao su qua nội soi.

Khối u

Khối u trong đường tiêu hóa, bao gồm cả khối u lành tính và ung thư, đều có thể gây xuất huyết tiêu hoá.

Có thể có một số triệu chứng kèm theo như khó nuốt,… nhưng một số khối u lại phát triển âm thầm và không gây nên bất kì triệu chứng nào. Điều trị u đường tiêu hoá có thể bằng phương pháp phẫu thuật, hoá trị hoặc xạ trị.

Viêm thực quản

Viêm thực quản là một biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease - GERD). Bệnh nhân bị GERD có cơ thắt vòng dưới của thực quản bị yếu hơn so với bình thường. Triệu chứng có thể gặp như ợ hơi, ợ chua từng đợt. Điều trị bằng dùng thuốc giảm tiết axit trong dạ dày.

Vết thương hoặc rách đường tiêu hóa

Thường là hậu quả của chấn thương hoặc nôn quá nhiều. Các vết rách này có thể tự lành hoặc có thể cần nội soi để khâu vết thương bằng kẹp chuyên dụng.

Sau phẫu thuật

Phẫu thuật có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc tổn thương đường tiêu hóa. Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật, các phẫu thuật viên đã dùng nhiệt hoặc các biện pháp đặc biệt để cầm máu.

Các nguyên nhân tiềm ẩn gây chảy máu ở đường tiêu hóa thấp bao gồm:

Viêm túi thừa

Túi thừa là cấu trúc nhô ra dạng túi ở thành đại tràng. Viêm túi thừa xảy ra khi một trong những túi này bị viêm. Các triệu chứng có thể gặp phải như đau bụng, sốt và tiêu chảy.

Điều trị bằng cách thay đổi chế độ bao gồm không dùng bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào cho đến khi tình trạng viêm được cải thiện. Ngoài ra dùng thêm kháng sinh để điều trị viêm.

Bệnh trĩ

Trĩ là bệnh lý do giãn tĩnh mạch vùng hậu môn - trực tràng. Máu có thể xuất hiện trên giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện hoặc lẫn trong phân. Điều trị bệnh trĩ bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, rửa bằng nước ấm và bôi thuốc mỡ chứa thành phần giảm đau, chống viêm.

Táo bón

Táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ, gây chảy máu từ trực tràng. Ăn nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên và uống nhiều nước có thể giúp điều trị táo bón.

Polyp đại tràng

Polyp thường ở trong thành đại tràng hoặc trực tràng. Trong một số trường hợp, chúng có thể phát triển thành ung thư. Cắt bỏ các polyp đại trực tràng có thể được thực hiện để ngăn quá trình ác tính hoá của các polyp.

Viêm loét đại tràng

Viêm đại tràng có thể gây loét niêm mạc đại tràng. Điều này dẫn đến đau và chảy máu. Viêm loét đại tràng thường được điều trị bằng thuốc để giảm quá trình viêm, giảm triệu chứng.

Bệnh ruột viêm

Những người bị bệnh ruột viêm (Inflammatory bowel disease - IBD) có thể gặp các triệu chứng đường ruột như tiêu chảy hoặc táo bón tái đi tái lại. Dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp kiểm soát bệnh.

Nứt kẽ hậu môn và các tổn thương hậu môn

Vết rách hoặc tổn thương hậu môn có thể gây chảy máu hoặc đau. Cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc tăng dần theo thời gian. Điều trị có thể bao gồm bổ sung chất xơ và rửa nước ấm để giúp cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn.

Ung thư

Không có triệu chứng đặc hiệu nào để phân biệt ung thư với các bệnh lý khác. Ở một số người, triệu chứng đầu tiên là chảy máu. Phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc cắt bỏ một đoạn đại tràng để điều trị.

Sau các thủ thuật y tế

Các thủ thuật như sinh thiết và nội soi đại tràng có thể gây xuất huyết tiêu hoá nhẹ. Nếu tình trạng chảy máu liên tục, cần nhập viện theo dõi, điều trị.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Nhiễm khuẩn Salmonella và Escherichia coli có thể dẫn đến tiêu chảy, đại tiện ra máu. Nhiễm trùng có thể tự khỏi. Tuy nhiên, cũng có thể cần dùng thuốc kháng sinh.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố nguy cơ gay xuất huyết tiêu hóaCác yếu tố nguy cơ gay xuất huyết tiêu hóa

Uống quá nhiều rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến của xuất huyết tiêu hoá

Một số yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Sử dụng thuốc chống đông: đây là nhóm thuốc giảm các yếu tố đông máu và do đó làm tăng nguy cơ chảy máu
  • Sử dụng quá nhiều NSAID
  • Nôn mửa quá mức
  • Uống quá nhiều rượu hoặc nghiện rượu
  • Vừa trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương

Các yếu tố làm nghiêm trọng hơn hậu quả do xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Mất máu số lượng nhiều
  • Thay đổi mạch, huyết áp
  • Chảy máu liên tục

Lối sống có thể đóng một vai trò quan trọng gây xuất huyết tiêu hóa. Uống rượu và hút thuốc có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Ngoài ra, những người bị trào ngược dạ dày thực quản cần tránh một số loại thực phẩm như thực phẩm có tính axit, cay hoặc nhiều chất béo.

Biến chứng của xuất huyết tiêu hóa

Trường hợp xuất huyết tiêu hóa nghiêm trọng cần được xử trí và điều trị tại bệnh viện.

Những bệnh nhân này có thể cần truyền dịch, thở oxy hoặc sử dụng các loại thuốc tùy tình trạng bệnh lý.

Một số bệnh lý và hậu quả nguy hiểm của xuất huyết tiêu hóa bao gồm:

  • Ung thư tiến triển nếu không điều trị
  • Mất máu nghiêm trọng đe dọa tính mạng
  • Nhồi máu cơ tim và các triệu chứng tim mạch khác
  • Nhiễm trùng
  • Sốc

Tổng kết

Xuất huyết tiêu hóa có thể do một số nguyên nhân và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể điều trị theo hướng làm giảm nhẹ triệu chứng. Bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của xuất huyết tiêu hóa. Điều này giúp ngăn ngừa các biến chứng có thể gặp phải nếu điều trị không kịp thời. Nếu một người có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc chảy máu số lượng lớn, họ cần nhập viện cấp cứu.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Giúp trẻ cân bằng giữa việc học và giải trí, giảm căng thẳng. Rửa tay cho trẻ, vệ sinh môi trường sống và vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ Thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả nhất. Trẻ bị xuất huyết tiêu hóa là tình trạng khá nguy hiểm, mẹ không nên chủ quan mà thực hiện các phương pháp điều trị trên để cho con sức khỏe tốt. Nếu có dấu hiệu gì bất thường hoặc tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa con khám bác sĩ để tránh hệ lụy không mong muốn xảy ra.
Xem thêm
Đây là một cấp cứu nội và ngoại khoa, vì vậy, việc cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao cần phải chẩn đoán nhanh chóng, càng sớm càng tốt để điều trị và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của xuất huyết tiêu hóa cao. Chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa cao Cấp cứu xuất huyết tiêu hóa cao
Xem thêm
Hạn chế sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Hạn chế uống rượu. Hạn chế sử dụng hút thuốc lá Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bạn bị trào ngược dạ dày thực quản.
Xem thêm
Rối loạn đông máu Viêm dạ dày Loét do stress
Xem thêm
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, tốc độ đông máu, số lượng tiểu cầu và xét nghiệm chức năng gan. Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân của bạn có thể giúp xác định nguyên nhân chảy máu tiềm ẩn. Đặt ống sonde dạ dày: Ống sonde được đưa qua mũi vào dạ dày hút sạch dịch dạ dày, từ đó có thể giúp xác định nguồn chảy máu. ...v...
Xem thêm
Xuất huyết tiêu hóa cao là tình trạng máu thoát ra khỏi lòng mạch của ống tiêu hóa vào trong lòng ống tiêu hóa biểu hiện dưới dạng nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Xuất huyết tiêu hóa cao là xuất huyết ở phần trên ống tiêu hóa, từ thực quản đến góc Treitz.
Xem thêm
Tên khoa học của bệnh lý này là Gastrointestinal Bleeding. Đây là tình trạng máu chảy ra ngoài lòng mạch của dạ dày, với những biểu hiện cơ bản là tình trạng đi ngoài ra máu, nôn ra máu ( có thể là máu tươi hoặc màu nâu cà phê). Đây là một trạng thái cấp cứu và cần được phát hiện, điều trị ngay trước khi chúng gây nguy hại đến sức khỏe.
Xem thêm
Lâm sàng: Nôn máu hay đi cầu ra máu, có kém theo hc mất máu cấp, da xanh, niêm nhạt, mạch nhanh, huyết áp tụt Cận lâm sàng: Dựa vào xét nghiệm công thức máu để chẩn đoán mức độ mất máu nhẹ, trung bình hay nặng để đưa ra hướng điều trị phù hợp. Nội soi dạ dày tá tràng ống mềm có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán được xuất huyết tiêu hóa trên. Nội soi đại trực tràng có thể giúp bệnh nhân chẩn đoán xuất huyết tiêu hoá dưới.
Xem thêm
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý tiêu hóa hết sức nguy hiểm nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Nếu có các dấu hiệu xuất huyết dạ dày sau, bạn hãy đi gặp bác sĩ ngay: Thay đổi sắc tố da: Khi bị xuất huyết dạ dày, quá trình tiêu hóa thức ăn và sự chuyển hóa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, da tái xanh, nhợt nhạt…; Buồn nôn, nôn ra máu: Đây là dấu hiệu xuất huyết dạ dày thường gặp nhất ở bệnh nhân dù ở giai đoạn nặng hay nhẹ. Người bệnh có thể nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu đen; Đau vùng thượng vị: Những cơn đau có thể lan khắp bụng khiến bụng cứng lại, cơ thể mệt mỏi, toát mồ hôi. Đau nhiều khiến da mặt tái nhợt, nôn lần máu…;
Xem thêm
Do viêm loét dạ dày tá tràng Lạm dụng rượu bia Chế độ ăn thiếu khoa học v.v
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Xuất huyết tiêu hóa
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!