Chứng ợ hơi: Nguyên nhân, biện pháp điều trị và phòng ngừa

Ợ hơi là hành động tống không khí trong dạ dày ra ngoài qua đường miệng. Nó thường xảy ra khi dạ dày căng lên hoặc giãn rộng do nuốt quá nhiều không khí. Ợ hơi nhằm giải phóng không khí để giảm chướng bụng.

Nguyên nhân nào gây ra chứng ợ hơi?

Video Bị ợ hơi liên tục trong nhiều ngày là bệnh gì 

Ợ hơi xảy ra khi dạ dày chứa đầy không khí do nuốt vào. Có một số lý do khiến bạn có thể nuốt phải nhiều không khí hơn bình thường. Những lý do phổ biến nhất là:

  • Ăn hoặc uống quá nhanh
  • Uống đồ uống có ga
  • Lo âu

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nuốt một lượng lớn không khí. Trẻ ợ hơi ngay sau khi uống sữa mẹ hoặc sữa công thức để đẩy hết không khí thừa đã nuốt phải trong quá trình bú. 

Cũng có thể ợ hơi khi bụng chưa đầy hơi. Điều này thường là do ợ hơi đã trở thành một thói quen để giảm bớt sự khó chịu ở bụng.

Tuy nhiên, ợ hơi sẽ chỉ làm giảm cảm giác khó chịu liên quan đến việc nuốt không khí. Một số người còn cố gắng giảm bớt sự khó chịu ở bụng do nguyên nhân khác theo cách ợ hơi. 

Chứng nuốt hơi (Aerophagia)

Chứng nuốt hơi là tình trạng nuốt không khí tự nguyện hoặc không chủ ý. Nuốt quá nhiều không khí có thể xảy ra khi ăn uống quá nhanh hoặc cũng có thể xảy ra khi:

  • Nói chuyện và ăn cùng một lúc
  • Nhai kẹo cao su
  • Ngậm kẹo cứng
  • Uống qua ống hút
  • Hút thuốc lá
  • Đeo răng giả không vừa
  • Lo âu
  • Tăng thông khí
  • Thở bằng mũi 

Thức ăn

Một số loại thực phẩm và đồ uống cũng có thể khiến bạn bị ợ hơi thường xuyên hơn. Chúng bao gồm đồ uống có ga, rượu và thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường hoặc chất xơ gây ra khí.

Thực phẩm phổ biến bao gồm:

  • Đỗ
  • Bông cải xanh
  • Đậu Hà Lan
  • Hành
  • Bắp cải
  • Súp lơ trắng
  • Chuối
  • Nho khô
  • Bánh mì nguyên cám 

Thuốc

Một số loại thuốc khác nhau có thể gây ra chứng ợ hơi. Chúng có thể bao gồm:

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể gây viêm dạ dày - một bệnh lý có thể gây ra chứng ợ hơi. 

Bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể có triệu chứng ợ hơi. Tuy nhiên, vì ợ hơi là một phản ứng tự nhiên do sự khó chịu ở bụng, nên phải có các triệu chứng khác đi kèm để chẩn đoán.

Các bệnh lý có thể gây ợ hơi bao gồm:

  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): bệnh lý khiến axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản
  • Liệt dạ dày: một chứng rối loạn trong đó các cơ trong thành dạ dày bị suy yếu
  • Viêm dạ dày: bệnh lý gây viêm niêm mạc dạ dày
  • Loét dạ dày tá tràng: vết loét trên thực quản, dạ dày và phần trên của ruột non
  • Không dung nạp đường lactose: không có khả năng tiêu hóa đường lactose - một thành phần trong các sản phẩm sữa
  • Kém hấp thu fructose hoặc sorbitol: không có khả năng tiêu hóa carbohydrate fructose và sorbitol
  • Helicobacter pylori (H. pylori): vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày, có thể làm tăng chứng ợ hơi 

Nguyên nhân ợ hơi ít phổ biến hơn bao gồm: 

  • Bệnh celiac: không dung nạp gluten - một thành phần được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì và bánh quy giòn
  • Hội chứng Dumping: là hội chứng dạ dày rỗng nhanh chóng, nó xảy ra khi thức ăn di chuyển từ dạ dày vào ruột non quá nhanh
  • Suy tuyến tụy: khi tuyến tụy không thể tiết ra các enzym cần thiết cho quá trình tiêu hóa 

Điều trị ợ hơi như thế nào?

Ợ hơi bình thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu ợ hơi quá mức, bạn nên đến khám bác sĩ. Điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. 

Tự điều trị

Bạn nên tránh uống đồ uống có ga nếu bạn bị ợ hơi thường xuyên  Nguồn ảnh: Shutterstock

Bạn nên tránh uống đồ uống có ga nếu bạn bị ợ hơi thường xuyên

Nếu bạn ợ hơi quá mức hoặc nếu bụng bạn căng lên và bạn không thể tống hết không khí ra ngoài, bạn nên nằm nghiêng về một bên. Áp dụng tư thế ôm đầu gối cũng có thể hữu ích. Giữ nguyên tư thế cho đến khi không khí được tống hết ra ngoài.

Nếu bạn thường xuyên bị ợ hơi, bạn nên tránh:

  • Ăn uống quá nhanh
  • Uống đồ uống có ga
  • Nhai kẹo cao su 

Những điều này có thể làm cho tình trạng ợ hơi tồi tệ hơn. 

Điều trị y tế

Nếu tình trạng ợ hơi quá mức, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng của bạn: thời điểm chứng ợ hơi bắt đầu (do lo lắng hay sau khi tiêu thụ một loại thức ăn hoặc đồ uống cụ thể). Hãy kể bất kỳ triệu chứng nào khác mà bạn có, ngay cả khi bạn không nghĩ rằng chúng có liên quan đến ợ hơi. Điều này sẽ giúp bác sĩ xây dựng một bức tranh đầy đủ về vấn đề và giúp tìm ra giải pháp khả thi nhất.

Bác sĩ có thể khám sức khỏe tổng quát cho bạn và có thể chỉ định chụp X-quang bụng và các xét nghiệm khác:

  • Chụp MRI
  • Chụp CT
  • Siêu âm ổ bụng
  • Nội soi dạ dày 

Những xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bác sĩ thêm thông tin về hệ tiêu hóa của bạn, từ đó giúp họ đưa ra chẩn đoán thích hợp. 

Hậu quả của chứng ợ hơi không được điều trị là gì?

Ợ hơi bình thường không cần điều trị và không có biến chứng.

Tuy nhiên, nếu chứng ợ hơi trở nên thường xuyên hơn do vấn đề về hệ tiêu hóa, thì có thể các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn nếu không được điều trị. Bạn cũng có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác cho đến khi bệnh lý được chẩn đoán và điều trị. 

Làm thế nào để phòng ngừa chứng ợ hơi?

Bạn có thể kiểm soát ợ hơi bằng cách tránh ăn những món có khả năng khiến bạn bị ợ hơi. Nếu bạn muốn ngăn chặn chứng ợ hơi, bạn nên:

  • Ăn một cách chậm rãi.
  • Tránh nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo cứng.
  • Tránh đồ uống có ga và rượu.
  • Ngừng tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm hoặc đồ uống nào làm cho chứng ợ hơi thường xuyên hơn.
  • Uống bổ sung probiotic để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Tránh các tình huống gây lo âu có thể gây giảm thông khí.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!