Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là những vết loét hở phát triển tại niêm mạc bên trong dạ dày và phần trên của ruột non. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau dạ dày.

Video Viêm loét dạ dày tá tràng, nguyên nhân, chẩn đoán

Viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm: 

  • Viêm loét dạ dày xảy ra ở bên trong dạ dày
  • Viêm loét tá tràng xảy ra ở bên trong phần trên của ruột non (tá tràng) 

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm loét dạ dày tá tràng là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) và sử dụng kéo dài các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen (Advil, Motrin IB, …) và naproxen sodium (Aleve). Stress và thức ăn cay không gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, chúng có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn. 

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

  • Đau bụng, bỏng rát vùng thượng vị
  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng hoặc ợ hơi
  • Không dung nạp chất béo
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn  

Đau bụng, vùng thượng vị là một triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.steadyhealth.com/)Đau bụng, vùng thượng vị là một triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.steadyhealth.com/) Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhất là đau bụng, bỏng rát vùng thượng vị. Khi đói, axit dạ dày làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Cơn đau thường có thể thuyên giảm bằng cách ăn một số loại thực phẩm đệm axit dạ dày hoặc bằng cách uống thuốc giảm axit, nhưng sau đó nó lại quay trở lại. Cơn đau thường trở nên tồi tệ hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm. 

Rất nhiều người mắc viêm loét dạ dày tá tràng nhưng không biểu hiện triệu chứng. 

Một số ít trường hợp, các vết loét có thể gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng như: 

  • Nôn hoặc nôn ra máu - có thể có màu đỏ tươi hoặc đen
  • Đi ngoài phân đen – có thể có màu đen hoặc đen như bã cà phê
  • Khó thở
  • Da niêm mạc nhợt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Giảm cân không giải thích được
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn

Bạn nên đi khám khi nào? 

Hãy đi khám ngay nếu bạn có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên. Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ nếu cơn đau vẫn quay trở lại sau khi sử dụng thuốc kháng axit và thuốc chẹn acid không kê đơn.  

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra khi axit trong đường tiêu hóa ăn mòn bề mặt bên trong của dạ dày hoặc ruột non. Axit có thể tạo ra vết loét hở gây đau và có thể chảy máu. 

Đường tiêu hóa của bạn được bao phủ bởi một lớp nhầy có chức năng bảo vệ chống lại axit. Vì thế, nếu lượng axit tăng lên hoặc lượng chất nhầy tạo ra giảm đi có thể dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng bao gồm:  

Nhiễm vi khuẩn H. Pylory là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.std-gov.org/)Nhiễm vi khuẩn H. Pylory là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.std-gov.org/)

  • Vi khuẩn: Helicobacter pylori thường sống trong lớp nhầy bao phủ và bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột non. Thông thường, vi khuẩn H. pylori không gây ra vấn đề gì, nhưng đôi khi nó cũng có thể gây lên viêm tại lớp niêm mạc dạ dày tá tràng, tạo ra vết loét. 
Các nguyên nhân của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.slickwellness.com/) Các nguyên nhân của viêm loét dạ dày tá tràng (nguồn ảnh: https://www.slickwellness.com/) 

Không biết rõ được H. Pylori đã lây nhiễm vào người bệnh như thế nào. Nó có thể được truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn. Mọi người cũng có thể nhiễm H. pylori qua thức ăn và nước uống.

  • Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên. Dùng aspirin, cũng như một số loại thuốc giảm đau không kê đơn được gọi là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), có thể gây kích ứng hoặc làm viêm niêm mạc dạ dày và ruột non của bạn. Những loại thuốc này bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, …), naproxen sodium (Aleve, Anaprox DS, …), ketoprofen và các NSAIDs khác. Chúng không bao gồm acetaminophen (Tylenol, …). 
  • Các loại thuốc khác: cùng với NSAIDs, việc sử dụng một số loại thuốc khác cũng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng, chẳng hạn như steroid, thuốc chống đông máu, aspirin liều thấp, chất ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel). 

Các yếu tố nguy cơ

Ngoài việc dùng NSAIDs, bạn có thể tăng nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng nếu:

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm H. pylori.
  • Uống rượu. Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, nó cũng làm tăng lượng axit dịch vị được tạo ra, dẫn đến tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng
  • Căng thẳng stress không được điều trị.
  • Ăn thức ăn cay

Các yếu tố trên không gây ra viêm loét nhưng có thể khiến vết loét nặng hơn và khó lành hơn. 

Các biến chứng 

Nếu không được điều trị, viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

Nững người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. Pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn (nguồn ảnh: https://ghealth121.com/)Nững người bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn H. Pylori có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn (nguồn ảnh: https://ghealth121.com/)
  • Chảy máu trong: xuất huyết có thể xảy ra dưới dạng chảy máu kéo dài số lượng ít, nhưng cũng có thể là xuất huyết tiêu hóa nặng cấp tính cần phải nhập viện hoặc truyền máu. Xuất huyết tiêu hóa nặng cấp tính có thể dẫn đến nôn máu hoặc đi ngoài phân đen.
  • Thủng dạ dày. Ổ loét dạ dày tá tràng có thể xuyên qua các lớp của thành ống tiêu hóa, dẫn đến thủng dạ dày tá tràng vào trong ổ bụng, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng ổ bụng nghiêm trọng.
  • Tắc ruột, cản trở lưu thông tiêu hóa. Lòng ống tiêu hóa có thể bị thu hẹp do xung huyết hoặc sẹo xơ tại vị trí viêm loét, dẫn đến cản trở lưu thông của thức ăn, gây ra ăn nhanh no, nôn mửa, sụt cân.
  • Ung thư dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị nhiễm H. pylori có nguy cơ ung thư dạ dày cao hơn. 

Dự phòng

Bạn có thể giảm nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng nếu tuân theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế:

  • Dự phòng nhiễm trùng. Không rõ vi khuẩn H. pylori lây lan như thế nào, nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể được truyền từ người này sang người khác hoặc qua thức ăn và nước uống. 

Bạn có thể thực hiện các bước để bảo vệ mình khỏi các bệnh nhiễm trùng, như H. pylori, bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước, ăn thức ăn đã được nấu chín hoàn toàn. 

  • Thận trọng với thuốc giảm đau. Nếu bạn thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, hãy thực hiện một số biện pháp để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Ví dụ, uống thuốc trong bữa ăn.

Trao đổi với bác sĩ để tìm ra liều giảm đau thấp nhất đáp ứng với bạn. Tránh uống đồng thời cả rượu và thuốc, vì khi kết hợp 2 loại này với nhau, nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng sẽ càng tăng cao hơn. 

Nếu bạn cần phải sử dụng NSAIDs, nên phối hợp với các loại thuốc khác như thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bảo vệ bề mặt dạ dày. Nhóm NSAIDs ức chế COX-2 ít nguy cơ gây viêm loét dạ dày hơn nhưng lại làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý tim mạch. 

Xem thêm: 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!