Bệnh tim bẩm sinh và những điều cần biết

Bệnh tim bẩm sinh, hoặc dị tật tim bẩm sinh, là một bất thường về tim có ngay từ khi đứa trẻ chào đời.

Video Bệnh tim bẩm sinh gồm những bệnh gì?

Các dị tật có thể xuất hiện tại:

  • Vách ngăn giữa các buồng tim
  • Van tim
  • Mạch máu 

Có rất nhiều dạng bệnh tim bẩm sinh, từ những dị tật đơn giản, không biểu hiện triệu chứng đến những vấn đề phức tạp, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng. 

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, hiện có 1 triệu người lớn và 1 triệu trẻ em ở Mỹ đang sống với các dị tật tim bẩm sinh. Tại Việt Nam, mỗi năm có 8000 - 10.000 trẻ vừa sinh ra có bệnh tim bẩm sinh trong đó có 50% số trẻ bị bệnh tim bẩm sinh rất nặng. Các phương pháp điều trị và chăm sóc, theo dõi bệnh tim bẩm sinh đã được cải thiện đáng kể trong vài thập kỷ qua, vì vậy nhiều người vẫn có thể có một cuộc sống năng động, hiệu quả. Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn cần được chăm sóc liên tục trong suốt cuộc đời. 

Các dạng bệnh tim bẩm sinh

Mặc dù có nhiều dạng dị tật tim bẩm sinh khác nhau, chúng có thể được chia thành ba loại chính: 

  • Với dị tật van tim, các van bên trong tim có thể bị đóng chặt hoặc rò rỉ. Điều này cản trở khả năng bơm máu hiệu quả của tim.
  • Với dị tật tại vách ngăn, các vách tự nhiên tồn tại giữa hai bên trái, phải và các ngăn trên, dưới của tim có thể phát triển không bình thường, khiến máu quay ngược trở lại tim khi được bơm ra ngoài hoặc tích tụ ở sai vị trí. Khiếm khuyết này gây áp lực khiến tim phải làm việc nhiều hơn, có thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Trong các dị tật về mạch máu, các động mạch và tĩnh mạch đưa máu đến tim và ra khỏi tim có thể hoạt động không chính xác. Điều này có thể làm giảm hoặc tắc nghẽn dòng chảy của máu, dẫn đến nhiều biến chứng sức khỏe khác nhau. 

Bệnh tim bẩm sinh có tím và không tím

Tứ chứng Fallot – dị tật thường gặp nhất trong nhóm tim bẩm sinh có tím. Nguồn ảnh: tamduchearthospital.comTứ chứng Fallot – dị tật thường gặp nhất trong nhóm tim bẩm sinh có tím. Nguồn ảnh: tamduchearthospital.com

Nhiều bác sĩ phân loại bệnh tim bẩm sinh thành tim bẩm sinh có tím và tim bẩm sinh không tím. Trong cả hai nhóm, tim đều không bơm máu hiệu quả như bình thường. Sự khác biệt chính ở đây là tim bẩm sinh có tím có lượng oxy trong máu thấp còn tim bẩm sinh không tím thì không. Trẻ sơ sinh bị giảm nồng độ oxy có thể bị khó thở và da có màu hơi xanh, môi, đầu ngón tay-chân chuyển sang tím, tăng khi trẻ khóc… Trẻ sơ sinh có đủ oxy trong máu không có các triệu chứng này nhưng chúng vẫn có thể gặp phải các biến chứng về lâu dài, chẳng hạn như huyết áp cao. 

Các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh là gì?

Dị tật tim bẩm sinh thường được phát hiện khi siêu âm thai. Ví dụ, nếu bác sĩ thấy nhịp tim thai bất thường, họ có thể tìm hiểu vấn đề bằng cách thực hiện thêm một số xét nghiệm nhất định, như siêu âm tim, chụp MRI... Nếu chẩn đoán tim bẩm sinh được đưa ra, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có mặt trong quá trình sinh nở. 

Trong một số trường hợp, các triệu chứng của tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến một thời gian ngắn sau khi sinh. Trẻ sơ sinh bị dị tật tim có thể biểu hiện:

  • Môi, da, ngón tay và ngón chân xanh tím
  Nguồn ảnh: suckhoedoisong.vn  Ngón tay xanh tím là dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh
  • Khó thở
  • Khó cho ăn
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Đau ngực
  • Chậm phát triển 

Trong những trường hợp khác, các triệu chứng của tim bẩm sinh có thể không xuất hiện cho đến nhiều năm sau khi sinh, thường bao gồm: 

Nguyên nhân nào gây ra bệnh tim bẩm sinh?

Một số loại thuốc có thể gây dị tật tim bẩm sinh nếu sử dụng trong thai kỳ. Nguồn: healthline.comMột số loại thuốc có thể gây dị tật tim bẩm sinh nếu sử dụng trong thai kỳ. Nguồn: healthline.com

Bệnh tim bẩm sinh xảy ra do những bất thường trong quá trình phát triển cấu trúc của tim từ thời kỳ bào thai. Dị tật thường cản trở dòng chảy bình thường của máu qua tim, có thể ảnh hưởng đến hô hấp. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác lý do tại sao tim không phát triển bình thường, nhưng có một số nguyên nhân sau được nghĩ tới: 

  • Tình trạng di truyền trong gia đình.
  • Dùng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể khiến trẻ có nguy cơ bị dị tật tim cao hơn.
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy bất hợp pháp trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ bị dị tật tim ở trẻ.
  • Những bà mẹ bị nhiễm virus trong ba tháng đầu của thai kỳ có nhiều khả năng sinh con bị dị tật tim.
  • Tăng lượng đường trong máu, chẳng hạn như bị bệnh tiểu đường, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Bệnh tim bẩm sinh được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị tim bẩm sinh tùy thuộc vào từng loại và mức độ nghiêm trọng của dị tật. Một số trẻ bị dị tật tim nhẹ sẽ tự lành theo thời gian, còn những bất thường nghiêm trọng cần được điều trị tích cực. Trong những trường hợp này, việc điều trị có thể bao gồm: 

Dùng thuốc 

Có nhiều loại thuốc có thể giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Một số loại cũng có thể được sử dụng để ngăn hình thành cục máu đông hoặc điều hòa nhịp tim. 

Cấy ghép thiết bị hỗ trợ tim

Máy tạo nhịp tim. Nguồn ảnh: gosh.nhs.ukMáy tạo nhịp tim. Nguồn ảnh: gosh.nhs.uk

Một số biến chứng liên quan đến dị tật tim bẩm sinh có thể được ngăn ngừa bằng việc sử dụng một số thiết bị như máy tạo nhịp tim và máy khử rung tim (ICD). Máy tạo nhịp tim giúp điều chỉnh nhịp tim bất thường và ICD có thể điều chỉnh những rối loạn nhịp đe dọa tính mạng. 

Đặt ống thông tim

Kỹ thuật đặt ống thông cho phép các bác sĩ sửa chữa một số dị tật tim bẩm sinh mà không cần phẫu thuật mở lồng ngực và tim. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ luồn một ống thông vào tĩnh mạch ở chân và dẫn nó lên tim. Khi ống thông đã vào đúng vị trí, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nhỏ luồn qua ống thông để sửa chữa dị tật. 

Phẫu thuật tim hở

Nguồn ảnh: narayanahealth.orgPhẫu thuật tim hở

Loại phẫu thuật này có thể cần thiết nếu các thủ thuật đặt ống thông không đủ hiệu quả để sửa chữa dị tật tim bẩm sinh. Bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện phẫu thuật tim hở để đóng các lỗ trong tim, sửa van tim hoặc mở rộng mạch máu. 

Ghép tim

Trong một số ít trường hợp có dị tật tim bẩm sinh quá phức tạp không thể sửa chữa được, trẻ có thể cần phải ghép tim. Trong quy trình này, trái tim của đứa trẻ được thay thế bằng một trái tim khỏe mạnh từ một người hiến tặng. 

Bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

Tùy thuộc vào loại di tật, việc phát hiện và điều trị có thể bắt đầu ngay sau khi sinh, trong thời thơ ấu hoặc khi người bệnh đã trưởng thành. Một số dị tật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi trẻ trưởng thành, do đó, việc chẩn đoán và điều trị có thể bị trì hoãn. Trong những trường hợp này, các triệu chứng của bệnh tim bẩm sinh mới được phát hiện có thể bao gồm:

  • Khó thở
  • Tức ngực
  • Giảm khả năng vận động, tập thể dục
  • Dễ mệt mỏi 

Phương pháp điều trị tim bẩm sinh ở người lớn cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của dị tật. Một số người có thể chỉ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của họ. Những người khác có thể cần phải dùng thuốc và phẫu thuật. 

Trong một số trường hợp, những khiếm khuyết đã được điều trị trong thời thơ ấu có thể lại bộc lộ vấn đề ở tuổi trưởng thành. Việc sửa chữa ban đầu có thể không còn hiệu quả hoặc những bất thường ban đầu có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Mô sẹo phát triển xung quanh khu vực sửa chữa ban đầu cũng có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim. 

Bất kể tình trạng của bạn như thế nào, điều quan trọng là bạn phải tiếp tục gặp bác sĩ để được chăm sóc và theo dõi chặt chẽ. Việc điều trị có thể không chữa khỏi tình trạng của bạn nhưng có thể giúp bạn duy trì một cuộc sống năng động, hiệu quả. Điều trị cũng sẽ làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng tim, suy tim và đột quỵ.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh tim bẩm sinh?

Tiêm phòng Rubella trước khi mang thai là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tim bẩm sinh cho thai nhi. Nguồn ảnh: indianexpress.comTiêm phòng Rubella trước khi mang thai là một biện pháp cần thiết để ngăn ngừa tim bẩm sinh cho thai nhi. Nguồn ảnh: indianexpress.com

Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau để giảm nguy cơ sinh con bị bệnh tim bẩm sinh:

  • Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào bạn đang dùng.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy đảm bảo lượng đường trong máu của bạn được kiểm soát trước và trong khi mang thai.
  • Nếu bạn chưa tiêm vắc xin phòng bệnh Rubella, hãy tránh tiếp xúc với căn bệnh này và trao đổi với bác sĩ về các cách phòng ngừa.
  • Nếu bạn có tiền sử gia đình bị dị tật tim bẩm sinh, hãy hỏi bác sĩ về việc sàng lọc di truyền. Một số gen nhất định có thể góp phần gây ra sự phát triển bất thường của tim.
  • Tránh uống rượu và sử dụng ma túy bất hợp pháp khi mang thai. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!