Bạch cầu ái toan: chức năng và những rối loạn thường gặp

Tế bào bạch cầu là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chúng có vai trò thiết yếu giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng xâm nhập. Tủy xương chịu trách nhiệm sản xuất tất cả năm loại bạch cầu khác nhau trong cơ thể. Tế bào bạch cầu sống ở khắp nơi của dòng máu từ vài giờ đến vài ngày. Bạch cầu ái toan là một trong năm loại bạch cầu, ở các mô khắp cơ thể, chúng tồn tại đến vài tuần. Tủy xương liên tục sinh sản, bổ sung nguồn bạch cầu cho cơ thể.

Video Bệnh tăng bạch cầu ái toan là gì

Phân tích số lượng và các loại tế bào bạch cầu trong cơ thể giúp các bác sĩ nhận định về sức khỏe của người bệnh. Tăng số lượng bạch cầu trong máu có thể là một dấu hiệu cho thấy người bệnh đang bị bệnh hoặc nhiễm trùng. Số lượng càng tăng cao thường do cơ thể đang càng tăng sinh bạch cầu để chống lại nhiễm trùng.

Định lượng bạch cầu ái toan là một xét nghiệm máu đo số lượng bạch cầu ái toan trong cơ thể. Các giá trị bất thường của số lượng bạch cầu ái toan thường được phát hiện dựa vào xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi định kỳ.

Các nghiên cứu đang được tiến hành tiếp tục khám phá ra các chức năng chưa được biết đến của bạch cầu ái toan. Dường như hầu hết mọi hệ thống của cơ thể đều dựa vào bạch cầu ái toan theo một cách nào đó. Hai chức năng quan trọng của bạch cầu ái toan trong vai trò miễn dịch là tiêu diệt vi trùng xâm nhập như vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như giun móc. Bạch cầu ái toan cũng có vai trò trong phản ứng viêm, đặc biệt nếu có liên quan đến dị ứng.

Phản ứng viêm không tốt cũng không xấu hoàn toàn. Phản ứng này giúp cô lập và kiểm soát phản ứng miễn dịch tại vị trí nhiễm trùng, nhưng tác dụng phụ là gây tổn thương mô xung quanh. Dị ứng là phản ứng miễn dịch thường liên quan đến tình trạng viêm mạn tính. Bạch cầu ái toan đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng viêm liên quan đến dị ứng, chàmhen suyễn.

Xét nghiệm đếm số lượng bạch cầu ái toan

Bác sĩ có thể phát hiện ra sự bất thường về bạch cầu ái toan khi phân tích kết quả xét nghiệm phân biệt tế bào bạch cầu. Xét nghiệm phân biệt công thức bạch cầu thường được thực hiện cùng với tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CBC) và xác định tỷ lệ phần trăm của từng loại bạch cầu có trong máu. Xét nghiệm này sẽ cho biết số lượng bạch cầu cao hay thấp bất thường hay không. Số lượng bạch cầu có thể thay đổi trong một số bệnh.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu nghi ngờ các bệnh hoặc tình trạng như:

  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng
  • Phản ứng thuốc
  • Một số bệnh nhiễm ký sinh trùng. 

Chuẩn bị trước xét nghiệm phân biệt công thức bạch cầu

Không cần có sự chuẩn bị đặc biệt nào cần thiết cho xét nghiệm này. Bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc chống đông nào như warfarin (Coumadin). Bác sĩ có thể chỉ định dừng tạm thời một số thuốc ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu.

Các loại thuốc có thể gây tăng số lượng bạch cầu ái toan bao gồm:

  • Thuốc giảm cân
  • Interferon, là một loại thuốc giúp điều trị nhiễm trùng
  • Một số thuốc kháng sinh
  • Thuốc nhuận tràng có chứa psyllium
  • Thuốc an thần.

Trước khi xét nghiệm, hãy nhớ nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng nào bạn đang dùng.

Quy trình xét nghiệm đếm tế bào bạch cầu ái toan 

Điều dưỡng sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay người bệnh qua các bước sau:

  • Đầu tiên, sát trùng vùng da ở vị trí lấy máu bằng một miếng gạc tẩm dung dịch sát trùng.
  • Sau đó, điều dưỡng đưa kim vào tĩnh mạch có gắn một ống chứa mẫu máu.
  • Sau khi lấy lượng máu vừa đủ, điều dưỡng sẽ rút kim ra và băng lại vị trí lấy máu.
  • Sau đó, mẫu máu được gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Phân tích kết quả 

Kết quả bình thường

Ở người lớn, kết quả phân tích mẫu máu bình thường sẽ có ít hơn 500 tế bào bạch cầu ái toan trên mỗi microlit máu. Ở trẻ em, mức độ bạch cầu ái toan thay đổi theo độ tuổi.

Kết quả bất thường

Tăng bạch cầu ái toan

Nếu người bệnh có hơn 500 tế bào bạch cầu ái toan trên mỗi microlit máu, thì điều đó cho thấy họ bị tăng bạch cầu ái toan. Tăng bạch cầu ái toan được phân loại là: 

  • Nhẹ (500 – 1500 tế bào/microlit)
  • Trung bình (1500 đến 5000 tế bào/microlit) 
  • Nặng (hơn 5000 tế bào/microlit). 

Tăng bạch cầu ái toan có thể do bất kỳ tình trạng nào sau đây:

Giảm bạch cầu ái toan

Số lượng bạch cầu ái toan thấp bất thường có thể là kết quả của việc sử dụng quá nhiều rượu hoặc sản xuất quá nhiều cortisol như trong bệnh Cushing. Cortisol là một loại hormone được cơ thể sản xuất từ tuyến thượng thận. Số lượng bạch cầu ái toan thấp cũng có thể do thời gian lấy mẫu trong ngày. Trong điều kiện bình thường, số lượng bạch cầu ái toan thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào buổi tối.

Trừ khi nghi ngờ lạm dụng rượu hoặc bệnh Cushing, mức độ thấp của bạch cầu ái toan thường không phải lo lắng nếu như không kèm theo sự giảm đồng thời các loại bạch cầu khác. Số lượng bạch cầu thấp có thể là dấu hiệu của vấn đề với tủy xương. 

Các biến chứng liên quan đến giảm số lượng bạch cầu ái toan 

Xét nghiệm đếm tế bào bạch cầu ái toan bằng phương pháp lấy máu tiêu chuẩn có thể bạn đã thực hiện nhiều lần trong đời. Như với bất kỳ xét nghiệm máu nào, có rất ít rủi ro như bị bầm tím nhẹ tại vị trí lấy máu. Trong một số trường hợp hiếm hoi, tĩnh mạch có thể sưng lên sau khi lấy máu - viêm tĩnh mạch. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách chườm ấm nhiều lần mỗi ngày. Nếu cách này không hiệu quả, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Chảy máu không cầm sau lấy máu có thể là một vấn đề nếu bạn bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin) hoặc aspirin. Khi có tình trạng này, hãy đi khám ngay lập tức.

Điều trị khi số lượng bạch cầu ái toan bất thường 

Nếu người bệnh bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ chỉ định một phương pháp điều trị ngắn hạn để giảm bớt các triệu chứng và phục hồi số lượng bạch cầu về bình thường.

Nếu số lượng bạch cầu ái toan hướng đến một bệnh tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh tự miễn đó. Nhiều bệnh lý khác có thể gây ra tăng bạch cầu ái toan, vì vậy điều quan trọng người bệnh phải phối hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!