Axit folic là gì? Công dụng và liều dùng

Acid folic hay còn gọi là vitamin B9, một thành phần không thể thiếu cho sức khỏe phụ nữ mang thai. Thực tế axit folic có sẵn trong nhiều thực phẩm tự nhiên, tuy nhiên ở một số đối tượng hiếu hụt vitamin này hoặc cần bổ sung thêm do nhu cầu tăng lên sẽ cần dùng đến thuốc có chứa axit folic. Vậy cụ thể axit folic là gì và liều lượng cần bổ sung như thế nào?

Axit folic là gì? Tác dụng của axit folic

Axit folic là một loại vitamin B có mặt tự nhiên trong các loại thực phẩm như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu bắp, cam, các sản phẩm từ lúa mì nguyên hạt, gan động vật, măng tây, củ dền, bông cải xanh, cải bruxen và rau chân vịt

Axit folic giúp cơ thể sản xuất và duy trì các tế bào mới, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa những thay đổi ADN có thể dẫn đến ung thư.

Axit folic được sử dụng như một loại thuốc để điều trị tình trạng thiếu axit folic và một số bệnh thiếu máu gây ra do thiếu hụt axit folic. 

Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên axit folic dùng đơn lẻ, không giúp điều trị bệnh thiếu máu ác tính và các bệnh thiếu máu não khác không liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12.  

Hãy tuân thủ liều lượng và thời gian dùng tất cả các loại thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 Các loại thực phẩm giàu axit folic. Nguồn ảnh: Pinterest Các loại thực phẩm giàu axit folic. Nguồn ảnh: Pinterest

 

 Thận trọng khi dùng axit folic

Video: Bổ sung sắt và Axit Folic cho phụ nữ mang thai

Không nên sử dụng thuốc nếu có tiền sử xuất hiện phản ứng dị ứng với axit folic. 

Trước khi bổ sung axit folic, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn mắc bệnh thận (hoặc đang chạy thận nhân tạo), nhiễm trùng, nghiện rượu hoặc mắc bất kỳ loại thiếu máu nào chưa được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị. 

Hãy chủ động trao đổi với bác sĩ về việc bổ sung axit folic trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trong một vài trường hợp axit folic được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. 

Tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn của thuốc trước khi dùng. Và thông báo cho bác sĩ biết về mọi tình trạng bệnh lý, dị ứng và các loại thuốc bạn sử dụng. 

Lưu ý trước khi dùng axit folic

Không nên sử dụng thuốc nếu có tiền sử xuất hiện phản ứng dị ứng với axit folic. 

Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ xem thuốc có an toàn để sử dụng không nếu đang mắc hoặc có tiền sử: 

  • Động kinh, co giật và các rối loạn thần kinh khác
  • Xơ gan hoặc bệnh lý gan khác 
  • Bệnh thận hoặc đang chạy thận nhân tạo
  • Thiếu máu tan máu 
  • Thiếu máu ác tính
  • Thiếu máu mà chưa được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm chẩn đoán và điều trị
  • Nhiễm trùng
  • Nghiện rượu  

Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Nhu cầu về hàm lượng thuốc trong thời kỳ này có thể thay đổi. 

Cách dùng axit folic như thế nào?

Nên bổ sung axit folic chính xác theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định và thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc.

Uống axit folic với nhiều nước. Tuy nhiên, axit folic cũng có thể dùng đường tiêm dưới da, tĩnh mạch và tiêm bắp với sự hỗ trợ của nhân viên y tế. 

Đôi khi, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. 

Bảo quản axit  folic ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt. 

Liều lượng sử dụng axit folic ở người lớn và trẻ em

Axit folic dư thừa từ các chất bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Women's HealthAxit folic dư thừa từ các chất bổ sung có thể gây hại cho sức khỏe. Nguồn ảnh: Women's HealthLiều điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu to ở người lớn

Dùng 1mg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. Bạn có thể tiếp tục dùng đến khi các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu và folate trở lại bình thường.

Liều điều trị thiếu hụt axit folic ở người lớn

  • Dùng 400 - 800mcg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh con, mang thai và cho con bú nên dùng: 800mcg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch. 

Liều điều trị thiếu hụt axit folic ở trẻ em

  • Trẻ sơ sinh: 0,1mg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều khởi đầu cho trẻ nhỏ: 1mg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
  •  Liều duy trì cho trẻ 1-10 tuổi: 0,1 - 0,4mg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Liều duy trì cho trẻ > 10 tuổi: 0,5mg x 1 lần/ngày: uống, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bỏ qua liều đã quên nếu gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi Trung tâm cấp cứu 115 để được hỗ trợ kịp thời. 

Những điều cần tránh khi dùng axit folic?

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về bất kỳ hạn chế nào đối với thực phẩm, đồ uống hoặc tập luyện sinh hoạt hàng ngày.

Tác dụng phụ của axit folic

Tác dụng phụ tiềm ẩn axit folic là che giấu sự thiếu hụt vitamin B12, suy giảm tinh thần, chậm phát triển não bộ ở trẻ em. Nguồn ảnh: cleaneatingveggiegirl.comTác dụng phụ tiềm ẩn axit folic là che giấu sự thiếu hụt vitamin B12, suy giảm tinh thần, chậm phát triển não bộ ở trẻ em. Nguồn ảnh: cleaneatingveggiegirl.comĐến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng với axit folic như: nổi mề đay, phát ban, ngứa, đỏ da, thở khò khè, khó thở, phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. 

Các tác dụng phụ thường gặp của axit folic có thể bao gồm:

  • Buồn nôn, chán ăn
  • Chướng bụng, đầy hơi, đau dạ dày
  • Vị đắng hoặc khó chịu trong miệng
  • Lú lẫn, khó tập trung
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Trầm cảm
  • Cảm thấy kích thích hoặc cáu gắt

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Liên hệ cho bác sĩ để được tư vấn về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải. 

Axit folic có thể tương tác với thuốc nào?

Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng axit folic với bất kỳ loại thuốc nào khác, đặc biệt là: 

  • Methotrexate 
  • Nitrofurantoin 
  • Pyrimethamine
  • Tetracyclin 
  • Nhóm thuốc barbiturat như phenobarbital, secobarbital 
  • Thuốc chống co giật như phenytoin, primidone  

Không phải tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra được liệt kê ở đây. Các loại thuốc khác có thể tương tác với axit folic, bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược. Hãy thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc bạn đang dùng và chuẩn bị dùng, trước khi được kê đơn axit folic.

Thông tin bổ sung về axit folic

Hãy nhớ để tất cả các loại thuốc ngoài tầm với của trẻ em, không được dùng chung thuốc với người khác và chỉ sử dụng axit folic theo đúng chỉ định được kê đơn của bác sĩ. 

Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo có những phương pháp hỗ trợ tốt nhất, giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả.   

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Bông cải xanh súp lơ, bắp cải Đậu và các loại cây họ đậu: Bí đao Nấm Mùi tây Hoa quả và nước ép trái cây: Rau diếp, xà lách: Nhóm thực phẩm dạng hạt tăng cường: Sữa bầu: Sử dụng các thực phẩm chức năng
Xem thêm
Trước khi mang thai: 400 mcg Bổ sung axit folic cho bà bầu 3 tháng đầu: 400 mcg Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9: 600mcg Khi cho con bú: 500 mcg.
Xem thêm
Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
Xem thêm
Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh Bổ sung axit folic cho bà bầu giúp phòng ngừa thiếu máu Giảm nguy cơ ung thư Ngăn chặn một số bệnh lý khác
Xem thêm
Bạn nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn. Hãy thông báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.
Xem thêm
Chế độ ăn uống Cơ thể kém hấp thu Tình trạng đi tiểu quá nhiều Các loại thuốc Chú ý với chị em đang mang thai Một số nguyên nhân khác
Xem thêm
Lượng axit folic tối thiểu được khuyến nghị hàng ngày cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 microgam (mcg), hoặc 0,4 miligam (mg). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật, bổ sung axit folic ít nhất một tháng trước khi thụ thai sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống tới 70%. Trong thời kỳ mang thai, lượng axit folic khuyến cáo cho mỗi người phụ nữ là từ 600 đến 800 mcg, hoặc 0,6 đến 0,8 mg. Tất nhiên, lượng này còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người. Nếu người có tiền sử gia đình bị dị tật ống thần kinh thì nên bổ sung 4.000 mcg (4 mg) axit folic mỗi ngày và hãy tham vấn với bác sĩ để biết lượng axit folic mà mình cần trước và sau khi thụ thai.
Xem thêm
Súp lơ Cải bó xôi Đậu lăng Đậu phộng Đậu cô ve đỏ, Hạt hướng dương, ngũ cốc, trái cam, măng tây
Xem thêm
Thiếu axit folic hay folate thường dẫn đến thiếu máu và dần xuất hiện các triệu chứng như: Da nhợt nhạt; Chán ăn; Cáu kỉnh; Thiếu năng lượng hoặc dễ mệt mỏi; Tiêu chảy; Lưỡi mềm và mịn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Axit folic
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!