Axit folic là gì?
Axit folic là một dạng vitamin B tổng hợp được gọi là folate. Folate đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu và giúp ống thần kinh của bé phát triển thành não và tủy sống. Các nguồn thực phẩm tốt nhất của axit folic là ngũ cốc tăng cường. Folate được tìm thấy tự nhiên trong các loại rau xanh đậm và trái cây họ cam quýt.
Khi nào nên bắt đầu dùng axit folic?
Video: Bổ sung sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai
Dị tật bẩm sinh xảy ra trong vòng 3-4 tuần đầu của thai kỳ. Vì vậy, điều quan trọng là phải có folate trong giai đoạn đầu khi não và tủy sống của bé đang phát triển.
Nếu bạn chuẩn bị muốn có em bé , bác sĩ có thể tư vấn bạn hãy bắt đầu bổ sung vitamin trước khi sinh với axit folic. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ bổ sung axit folic ít nhất một năm trước khi mang thai sẽ giảm 50% khả năng sinh non.
Bạn nên bắt đầu bổ sung axit folic mỗi ngày ít nhất một tháng trước khi mang thai và hàng ngày trong khi bạn đang mang thai. Tuy nhiên, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng được khuyến cáo nên bổ sung axit folic mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên bắt đầu sử dụng axit folic sớm hơn.
Nếu bạn tự chọn vitamin, hãy trao đổi đến bác sĩ sản khoa khi bạn đang mang thai để đảm bảo sử dụng một cách chính xác và đúng liều lượng, bao gồm cả axit folic. Tất cả các loại vitamin trước khi sinh đều không giống nhau và một số loại có thể có hàm lượng ít hoặc nhiều hơn các loại vitamin và khoáng chất bạn cần.
Nên uống bao nhiêu axit folic?
Liều khuyến cáo cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 400 mcg axit folic mỗi ngày. Nếu bạn uống vitamin tổng hợp mỗi ngày, hãy kiểm tra xem nó có đủ lượng khuyến nghị hay không. Nếu vì lý do nào đó mà bạn không muốn uống vitamin tổng hợp, bạn có thể bổ sung riêng axit folic
Dưới đây là lượng axit folic được khuyến nghị mỗi ngày khi mang thai:
- Trước khi mang thai: 400 mcg
- Đối với ba tháng đầu của thai kỳ: 400 mcg
- Đối với tháng thứ 4 đến tháng 9 của thai kỳ: 600 mcg
- Trong khi cho con bú : 500 mcg
Lợi ích của axit folic là gì?
Nếu không có đủ axit folic trong cơ thể, ống thần kinh của bé có thể không đóng chính xác và chúng có thể gây nên các vấn đề sức khỏe được gọi là khuyết tật ống thần kinh. Bao gồm các triệu chứng:
- Nứt đốt sống: sự phát triển không hoàn chỉnh của tủy sống hoặc các đốt sống
- Anencephaly: sự phát triển không hoàn chỉnh của các bộ phận chính của não
Trẻ sơ sinh mắc chứng thiếu não thường không sống được lâu, và những trẻ bị nứt đốt sống có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Đây là những vấn đề rất nguy hiểm. Nhưng nếu bổ sung đủ axit folic có thể làm giảm nguy cơ em bé của bạn mắc dị tật ống thần kinh ít nhất 50%. Nếu bạn đã từng sinh con bị khuyết tật ống thần kinh, thì việc bổ sung đủ axit folic có thể giảm tới 70% nguy cơ sinh con khác bị dị tật ống thần kinh. Nếu bạn đã từng có con bị khuyết tật ống thần kinh trước đó, mẹ nên tăng lượng axit folic hàng ngày lên 4000 mcg (tương đương 4 mg) mỗi ngày. Trao đổi với bác sĩ của bạn về liều lượng bạn nên dùng.
Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai có thể bảo vệ em bé của bạn tránh khỏi các tình trạng sau:
Axit folic cũng đã được đề xuất để giảm nguy cơ:
- Các biến chứng khi mang thai (Một báo cáo cho thấy phụ nữ bổ sung axit folic trong tam cá nguyệt thứ hai giảm nguy cơ bị tiền sản giật).
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Một số loại ung thư
- Bệnh Alzheimer
Nguồn thực phẩm giàu axit folic
Hàm lượng của axit folic trong thực phẩm có ở chế độ ăn uống của bạn bao gồm:
- 400 mcg: Ngũ cốc ăn sáng được bổ sung 100% giá trị dinh dưỡng hàng ngày-DV (3/4 cốc)
- 215 mcg: Gan bò, nấu chín, om (khoảng 85g)
- 179 mcg: Đậu lăng, nấu chín, luộc (1/2 chén)
- 115 mcg: Rau bina, nấu chín, luộc (1/2 chén)
- 110 mcg: Mì trứng, nấu chín (1/2 chén)
- 100 mcg: Ngũ cốc ăn sáng , tăng cường 25% DV (3/4 cốc)
- 90 mcg: Đậu bắc thảo, luộc chín (1/2 chén)
Xem thêm: