5 lý do bạn nên bổ sung axit folic khi mang thai

Cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có một trẻ bị dị tật ống thần kinh (NTDs) như chứng khuyết não và nứt đốt sống. Nghiên cứu lưu ý rằng việc bổ sung axit folic làm giảm đáng kể nguy cơ NTDs ảnh hưởng đến thai kỳ.

Axit folic hay folate, được gọi là "siêu anh hùng trong thai kỳ", nên được bổ sung trước và sau khi mang thai ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu tất cả về axit folic khi mang thai: Cần liều lượng bao nhiêu, nguồn bổ sung ở đâu và khi nào không nên dùng.

 Video: Bổ sung sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai

Axit folic là gì?

Axit folic là một dạng tổng hợp của vitamin B9 được tìm thấy trong thực phẩm tăng cường và các chất bổ sung khác. Cơ thể sử dụng axit folic để tổng hợp các tế bào mới và axit nucleic (là một dạng vật chất di truyền). Chúng cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển lành mạnh của thai nhi và giúp thực hiện các chức năng cụ thể như sản xuất tế bào hồng cầu, tăng cường khả năng thính giác hay hỗ trợ sự phát triển các cơ quan trong cơ thể. 

Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 400mcg axit folic cùng với vitamin mỗi ngày trước và trong khi mang thai

Tại sao nên bổ sung axit folic khi mang thai?

Axit folic là chất cần thiết cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Nguồn ảnh: sheknows.comAxit folic là chất cần thiết cho bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai. Nguồn ảnh: sheknows.com

Dưới đây là lý do tại sao cần phải tăng cường bổ sung axit folic trong quá trình mang thai hoặc có dự định mang thai. 

Ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh

Axit folic giúp phát triển thần kinh của thai nhi. Ống thần kinh của thai nhi, sau này phát triển thành não và tủy sống. Axit folic bảo vệ não và tủy sống khỏi bất kỳ khuyết tật trước khi sinh nào trong quá trình hình thành ban đầu hệ thần kinh trung ương. 

Sản xuất các tế bào hồng cầu

Axit folic giúp tăng cường sản xuất các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Điều này rất quan trọng trong thời kỳ mang thai khi thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý phổ biến. Axit folic đảm bảo số lượng tế bào hồng cầu (RBC) trong cơ thể bình thường ngay cả khi sử dụng các chất bổ sung khác như sắt. 

Bảo vệ thai nhi khỏi một số biến chứng

Axit folic làm giảm nguy cơ sứt môi và hở hàm ếch của trẻ. Đồng thời, cũng làm giảm nguy cơ sinh non, sảy thai, thai nhi chậm phát triển và các vấn đề về trẻ sơ sinh nhẹ cân. 

Bảo vệ người mẹ trong tương lai

Bổ sung đầy đủ axit folic hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa tiền sản giật, đột quỵ tim, bệnh tim, ung thư và bệnh Alzheimer. 

Các chức năng khác

Axit folic cần thiết cho việc sản xuất, sửa chữa và duy trì hoạt động của ADN. Ngoài ra, Axit folic còn góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của bánh rau và thai nhi. 

Vì những vai trò quan trọng kể trên, axit folic cần được bổ sung ngay cả trước khi mang thai. 

Khi nào nên bắt đầu dùng axit folic? 

Bác sĩ khuyến cáo nên bắt đầu bổ sung axit folic khi có kế hoạch mang thai. Hầu hết các dị tật bẩm sinh có thể phát triển trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc bổ sung axit folic trước khi mang thai có thể cực kỳ hữu ích. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi chọn bất kỳ vitamin nào, để đảm bảo cung cấp lượng axit folic đầy đủ theo khuyến nghị. 

Cần bổ sung bao nhiêu axit folic?


Đối với những phụ nữ có ý định mang thai cần ưu tiên bổ sung acid folic trước đó 3 tháng và trong suốt thai kỳ. Nguồn ảnh: latimes.comĐối với những phụ nữ có ý định mang thai cần ưu tiên bổ sung acid folic trước đó 3 tháng và trong suốt thai kỳ. Nguồn ảnh: latimes.comChia nhỏ liều lượng tiêu thụ axit folic được khuyến nghị theo tiêu chuẩn trước, sau và trong khi mang thai như sau:
  • Trước khi thụ thai: 400mcg
  • Ba tháng đầu của thai kỳ: 400mcg
  • Giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của thai kỳ: 600mcg
  • Giai đoạn cho con bú: 500mcg 

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng bổ sung axit folic, xem xét tiền sử cá nhân, quá khứ và gia đình của bạn, các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng và tình trạng thiếu hụt vitamin nếu có. 

Cần bổ sung axit folic trong bao lâu khi mang thai?

Có thể bắt đầu bổ sung axit folic ít nhất ba tháng trước khi mang thai và suốt thai kỳ đối với những trường hợp có nguy cơ cao để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh. 

Ảnh hưởng của thiếu hụt axit folic trong thời kỳ mang thai là gì?

Thiếu axit folic sẽ dẫn đến thiếu máu khi mang thai với các triệu chứng như giảm cảm giác thèm ăn, da xanh xao, thiếu năng lượng, tiêu chảy, đau đầu và cáu gắt. Trong trường hợp thiếu hụt mức độ trung bình, người mẹ có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào nhưng sẽ thiếu lượng axit folic cần thiết cho sự phát triển phôi thai của bé. 

Nguồn thực phẩm cung cấp axit folic

Nguồn thực phẩm tự nhiên giàu axit folic. Nguồn ảnh: thegreatcoursesdaily.comNguồn thực phẩm tự nhiên giàu axit folic. Nguồn ảnh: thegreatcoursesdaily.com

Axit folic được tìm thấy trong một số loại thực phẩm nhưng lại hòa tan trong nước và dễ dàng bị phá hủy hoặc loại bỏ khi nấu chín. Vì vậy, cách tốt nhất là chỉ nên nấu chín một phần hoặc ăn sống nếu có thể. Hấp hoặc nấu bằng lò vi sóng cũng là một cách tốt. 

Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm giàu axit folic, với hàm lượng trong nửa cốc khẩu phần:

  • Rau chân vịt nấu chín: 131 mcg
  • Ngũ cốc ăn sáng tăng cường: 100 mcg
  • Đậu đen: 101 mcg
  • Măng tây: 89 mcg
  • Gạo trắng: 90 mcg
  • Cải bruxen: 78 mcg
  • Mỳ Ý: 83 mcg
  • Xà lách: 64mcg
  • Quả bơ: 59 mcg
  • Rau chân vịt tươi: 58 mcg

Một số nguồn cung cấp axit folic dồi dào khác gồm: Bắp cải, đậu xanh, nấm, ngô ngọt, bí xanh, bưởi, cam, các loại đậu, nước trái cây, hạt mầm và trứng.

Khi nào nên ngừng dùng axit folic?

Bạn có thể ngừng bổ sung axit folic khi thai được 12 tuần tuổi vì lúc đó cột sống của thai nhi đã phát triển tốt. Tuy nhiên, vẫn có thể tiếp tục dùng sau tuần thứ 12, vì sẽ không gây hại cho mẹ hoặc thai nhi theo bất kỳ cách nào. 

Hãy tiếp tục đọc để có câu trả lời cho các câu hỏi khác về việc bổ sung axit folic trong thai kỳ.

Các câu hỏi thường gặp 

Uống viên axit folic nào tốt trước hoặc trong khi mang thai?

Một số chất bổ sung axit folic được sử dụng phổ biến nhất là của các thương hiệu như Nature's Bounty, Blackmores. 

Axit folic giúp ích như thế nào khi bạn có dự định mang thai?

Axit folic có thể cải thiện khả năng thụ thai, vì tăng cường khả năng sinh sản và sản xuất hồng cầu cùng với việc mang lại các lợi ích sức khỏe khác. 

Axit folic và vitamin trước khi sinh có giống nhau không?

Axit folic được kết hợp trong các công thức vitamin trước khi sinh. Nếu cần bổ sung thêm, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc bổ sung axit folic. 

Phụ nữ mang song thai cần bổ sung bao nhiêu axit folic?

Phụ nữ mang song thai cần bổ sung khoảng 1.000 mcg axit folic mỗi ngày. 

Uống axit folic khi mang thai có thể gây tiêu chảy không?

Thiếu axit folic có thể gây tiêu chảy. Trong trường hợp như vậy, hãy đảm bảo uống đủ nước để tránh mất nước và liên hệ với bác sĩ để kiểm soát tiêu chảy.

Axit folic có thể gây đa thai không?

Không, bổ sung axit folic trước khi mang thai sẽ không làm tăng khả năng mang đa thai. 

Quá nhiều axit folic có hại cho thai kỳ không?

Dùng quá nhiều axit folic có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ, béo phì, kháng insulin và suy giảm nhận thức của trẻ. 

Axit folic là chất cần thiết cho thai kỳ và sự phát triển của thai nhi, nhưng cần thận trọng để tránh tiêu thụ quá nhiều vitamin. Ngoài ra, hãy cố gắng hấp thu vitamin từ các nguồn thực phẩm tự nhiên càng nhiều càng tốt và chỉ sử dụng các chất bổ sung khi có chỉ định của bác sĩ. 

Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để lập ra một kế hoạch ăn uống lý tưởng nhằm bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. 

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!