Video Uống dầu cá lợi và hại như thế nào
Tuy nhiên, sử dụng nhiều dầu cá hơn không mang lại nhiều lợi ích hơn, trái lại sử dụng quá liều lượng hướng dẫn có thể gây hại cho sức khỏe.
Dưới đây là tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng quá liều dầu cá hoặc omega-3.
Tăng đường huyết
Một số nghiên cứu cho thấy khi bổ sung quá nhiều omega-3 có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện cho kết quả là khi bổ sung 8 gram omega-3 mỗi ngày sẽ làm tăng 22% lượng đường trong máu ở những bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 trong khoảng 8 tuần. Do lượng lớn omega-3 sẽ kích thích cơ thể sản xuất glucose làm tăng lượng đường máu trong thời gian dài.
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, chỉ khi sử dụng dầu cá liều lượng rất lớn mới tác động đến lượng đường trong máu. Có 20 nghiên cứu được thực hiện cho thấy liều lượng sử dụng hằng ngày lên đến 3,9gram EPA và 3,7 gram DHA (2 dạng chính của omega-3) không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.
Tóm lược: Khi dùng liều cao Omega-3 hàng ngày, cơ thể kích thích tăng sản xuất glucose dẫn đến lượng đường trong máu tăng.
Chảy máu
Chảy máu chân răng và chảy máu cam là hai trong số những tác dụng phụ phổ biến hay gặp khi sử dụng quá nhiều dầu cá.
Một nghiên cứu được thực hiện ở 56 người tham gia cho thấy khi bổ sung 640mg dầu cá mỗi ngày trong 4 tuần làm giảm khả năng đông máu ở những người trưởng thành.
Một nghiên cứu khác báo cáo rằng 72% người trẻ dùng từ 1gram đến 5gram dầu cá hằng ngày xuất hiện triệu chứng chảy máu cam.
Do đó trước khi phẫu thuật nên ngừng bổ sung dầu cá, nếu đang sử dụng các thuốc chống đông máu như Warfarin cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dầu cá.
Tóm lược: Dùng lượng lớn dầu cá có thể ức chế sự hình thành cục máu đông, làm tăng nguy cơ chảy máu gây ra chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Giảm huyết áp
Dầu cá đã được chứng minh có khả năng làm giảm huyết áp.
Một nghiên cứu trên 90 bệnh nhân suy thận đang chạy thận nhân tạo cho thấy, dùng 3gram Omega-3 mỗi ngày làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương so với giả dược.
Một bài báo cáo tổng hợp từ 31 nghiên cứu kết luận rằng bổ sung dầu cá có thể làm giảm huyết áp hiệu quả đặc biệt với những người bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao.
Dầu cá chắc chắn có lợi cho những người bị huyết áp cao nhưng với những người bị huyết áp thấp nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Dầu cá cũng có thể tương tác với các loại thuốc giảm huyết áp, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trươc khi sử dụng dầu cá nếu bạn đang điều trị tăng huyết áp.
Tóm lược: Omega-3 đã được chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp, tuy nhiên nó có thể tương tác với một số thuốc và gây nguy hiểm với những người huyết áp thấp.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng dầu cá và xảy ra nhiều hơn khi dùng dầu cá liều cao.
Một báo cáo đã đưa ra kết luận rằng tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ rất phổ biến khi sử dụng dầu cá, kèm theo các vấn đề về đường tiêu hóa khác như đầy hơi.
Ngoài dầu cá, các loại thực phẩm chức năng khác bổ sung omega-3 cũng có thể gây tiêu chảy như dầu hạt lanh. Dầu hạt lanh là loại dầu ăn chay được sử dụng phổ biến để thay thế dầu cá, có tác dụng nhuận tràng và làm tăng nhu động ruột.
Nếu bị tiêu chảy sau khi sử dụng omega-3 dạng tổng hợp, có thể thay thế bổ sung omega-3 bằng chế độ ăn sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên giàu omega-3 hoặc giảm liều lượng và theo dõi các triệu chứng.
Tóm lược: Tiêu chảy là một tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 như dầu cá, dầu hạt lanh.
Trào ngược dạ dày
Tuy loại thực phẩm chức năng này nổi tiếng với những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe tim mạch nhưng lại gây ra tác dụng phụ là ợ chua.
Khi bổ sung dầu cá, các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, khó chịu ở dạ dày là những tác dụng phụ thường gặp. Do hàm lượng chất béo cao trong dầu cá gây ra chứng khó tiêu.
Nên sử dụng liều lượng vừa phải và uống trong bữa ăn để làm giảm trào ngược dạy dày và các triệu chứng khác một cách hiệu quả. Hoặc có thể chia nhỏ liều lượng sử dụng nhiều lần trong ngày sẽ giảm bớt chứng khó tiêu.
Tóm lược: Dầu cá có hàm lượng lớn chất béo nên có thể gây ra các triệu chứng ở đườn tiêu hóa như trào ngược dạ dày, ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu.
Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là tình trạng chảy máu trong não do vỡ các mạch máu.
Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện thấy việc sử dụng quá nhiều omega-3 làm giảm khả năng đông máu và tăng nguy cơ tai biến mạch máu não. Những phát hiện này cũng tương tự với các nghiên cứu về khả năng ức chế hình thành cục máu đông của dầu cá.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho rằng không có mối liên quan giữa lượng dầu cá sử dụng và nguy cơ tai biến.
Cần có thêm các nghiên cứu được tiến hành trên người để xác định cơ chế hoạt động của omega-3 và nguy cơ gây tai biến.
Tóm lược: Một số nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng bổ sung quá nhiều Omega-3 có thể làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
Độc tính của vitamin A
Một số loại thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 chứa nhiều vitamin A nên có thể gây độc nếu sử dụng một lượng lớn.
Ví dụ: một muỗng canh dầu gan cá (14gram) có thể đáp ứng 2,7 nhu cầu vitamin A mà cơ thể cần hàng ngày.
Độc tính của vitamin A có thể gây ra các vấn đề với sức khỏe như: chóng mặt, buồn nôn, đau khớp và kích ứng da, có thể gây tổn thương gan, suy giảm chức năng gan.
Do đó cần xem xét thành phần và hàm lượng vitamin A của các loại thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 để sử dụng hàm lượng phù hợp.
Tóm lược: Một số thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 (như dầu gan cá) có hàm lượng lớn vitamin A rất dễ gây độc nếu sử dụng lượng lớn.
Mất ngủ
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng dùng dầu cá với liều lượng vừa phải có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện trên 395 trẻ em, sử dụng 600mg omega-3 mỗi ngày trong 16 tuần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, dùng quá nhiều dầu cá gây rối loạn giấc ngủ, gây mất ngủ.
Trong một nghiên cứu đã báo cáo rằng khi dùng liều lượng cao dầu cá ở bệnh nhân có tiền sử trầm cảm làm trầm trọng các triệu chứng mất ngủ, lo âu.
Cần có thêm các nghiên cứu trên các đối tượng và hàm lượng khác nhau để có thể đưa ra kết luận chính xác.
Tóm lược: Dầu cá có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ nếu dùng liều lượng phù hợp, ngược lại sẽ gây mất ngủ nếu dùng liều lượng lớn.
Quá liều
Các tổ chức y tế khuyến cáo nên bổ sung 250-500mg kết hợp 2 dạng omega-3 là EPA và DHA mỗi ngày.
Có thể dùng liều lượng cao hơn đối với từng đối tượng và tình trạng bệnh lý như bệnh tim, mỡ máu.
Một viên nang dầu cá 1000mg thường chứa 250mg EPA và DHA. 1 muỗng cà phê (5ml) dầu cá lỏng chứa khoảng 1300mg.
Theo Tổ chức An toàn thực phẩm Châu Âu, các thực phẩm chức năng bổ sung omega-3 không gây nguy hiểm khi sử dụng với hàm lượng lên đến 5000mg mỗi ngày.
Nếu có bất các triệu chứng tiêu cực với sức khỏe khi sử dụng omega-3 có thể ngưng sử dụng hoặc sử dụng hàm lượng thấp hơn và bổ sung omega-3 thông qua các nguồn thực phẩm tự nhiên.
Tóm lược: Omega-3 là an toàn khi sử dụng với hàm lượng tối đa 5000mg. Nếu gặp các triệu chứng bất thường hãy giảm liều lượng hoặc chuyển sang sử dụng các nguồn thực phẩm thay thế.
Tổng kết
Omega-3 là một chất quan trọng cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng, các loại thực phẩm chức năng như dầu cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều dầu cá có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, gây nên các tác dụng không mong muốn như tăng đường máu, tăng nguy cơ chảy máu.
Cần tuân thủ liều lượng trên hướng dẫn sử dụng và sử dụng các nguồn thực phẩm giàu Omega-3 trong các bữa ăn để cung cấp đủ các chất cho cơ thể.
Xem thêm: