3 điều cần biết về chán ăn

Chán ăn là tình trạng ăn kém ngon hoặc không muốn ăn. Khi nghe thấy từ “chán ăn”, một số người nghĩ ngay đến chứng rối loạn chán ăn tâm thần, nhưng hai điều này khác nhau. Chứng chán ăn tâm thần không gây mất cảm giác ngon miệng. Những người mắc chứng này cố ý tránh thức ăn để ngăn ngừa tăng cân. Những người chán ăn (không muốn ăn) vô tình mất hứng thú với thức ăn, thường do tình trạng bệnh lý có từ trước.

Nguyên nhân gây chán ăn

chán ăn thường là triệu chứng của một bệnh lý, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy sự thèm ăn của mình giảm đi đáng kể. Trên thực tế, bất kỳ vấn đề y tế nào cũng có thể dẫn đến chán ăn.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Trầm cảm

Trong các giai đoạn trầm cảm, một người có thể mất hứng thú với thức ăn hoặc quên ăn. Điều này có thể dẫn đến sụt cân và suy dinh dưỡng. Nguyên nhân thực sự của việc chán ăn vẫn chưa rõ. Đôi khi, những người bị trầm cảm có thể ăn quá nhiều.

Ung thư

Ung thư giai đoạn cuối có thể gây chán ăn, vì vậy không có gì lạ khi những người mắc bệnh này không muốn ăn. Khi bệnh tiến triển, cơ thể của người bị ung thư giai đoạn cuối bắt đầu bảo tồn năng lượng. Vì cơ thể họ không thể sử dụng thức ăn và chất dịch một cách hợp lý, nên tình trạng chán ăn thường xảy ra vào giai đoạn cuối đời. Nếu bạn chăm sóc họ, đừng quá lo lắng nếu người thân không ăn hoặc chỉ thích đồ lỏng như kem và sữa lắc.

Các tác dụng phụ do một số phương pháp điều trị ung thư (xạ trị và hóa trị) gây ra cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Những người điều trị theo các cách này có thể chán ăn nếu họ cảm thấy buồn nôn, khó nuốt, khó nhai và lở miệng.

Viêm gan C

Video Tiêu hóa / Các nguyên nhân của chán ăn 

Viêm gan C là một bệnh nhiễm trùng gan lây từ người sang người khi tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh, do virus viêm gan C gây ra. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tổn thương gan. Tổn thương gan nặng có thể gây buồn nônnôn mửa, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn. Nếu bạn cảm thấy chán ăn, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra virus viêm gan C. Các loại viêm gan khác cũng có thể gây chán ăn theo cách tương tự.

Suy thận

Những người bị suy thận thường sẽ có tình trạng gọi là tăng ure máu, là một loại chất thải sinh ra trong quá trình chuyển hóa đạm của cơ thể. Ure bình thường sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu, tuy nhiên, thận bị tổn thương không thể lọc nó đúng cách. Tăng ure máu có thể khiến người bệnh suy thận cảm thấy buồn nôn, không muốn ăn. Đôi khi thức ăn sẽ có vị khác. Thậm chí người bệnh sẽ không còn thèm những món ăn học từng thích.

Suy tim

Người mắc bệnh suy tim cũng có thể bị chán ăn, do máu lưu thông đến hệ tiêu hóa kém hơn, gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa. Điều này gây ra sự khó chịu khi ăn.

HIV/AIDS

Chán ăn cũng là một triệu chứng phổ biến của HIV/AIDS. Có nhiều lý do khác nhau dẫn đến điều này. Bệnh vừa làm suy giảm miễn dịch, vừa gây ra vết loét đau đớn trên miệng và lưỡi. Do đau, một số người giảm lượng thức ăn hoặc mất hẳn cảm giác thèm ăn.

Buồn nôn do AIDS và HIV cũng có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Buồn nôn cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV và AIDS. Hãy đi khám nếu bạn bị buồn nôn hoặc chán ăn sau khi bắt đầu điều trị. Bác sĩ có thể kê một loại thuốc riêng để giúp bạn làm giảm triệu chứng buồn nôn.

Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s disease - AD)

Ngoài các triệu chứng khác, một số người bị bệnh Alzheimer cũng cảm thấy chán ăn, do một vài nguyên nhân. Một số người bị Alzheimer có thể mắc chứng trầm cảm, điều khiến họ mất hứng thú với thức ăn. Căn bệnh này cũng có thể gây khó khăn cho người bệnh khi giao tiếp do đau đớn. Vì vậy, những người bị đau miệng hoặc khó nuốt có thể không muốn ăn.

Giảm cảm giác thèm ăn cũng phổ biến với AD vì bệnh làm tổn thương vùng dưới đồi, vùng não điều tiết cảm giác đói và thèm ăn. Sự thay đổi về cảm giác thèm ăn có thể bắt đầu từ nhiều năm trước khi được chẩn đoán và trở nên rõ ràng hơn sau đó.

Chán ăn cũng có thể xảy ra nếu người bị AD không hoạt động hoặc không đốt cháy đủ calo trong ngày.

Lời khuyên về dinh dưỡng

Nguồn ảnh: tuoitre.vnNguồn ảnh: tuoitre.vn

Chán ăn hoặc mất cảm giác thèm ăn có thể gây ra các biến chứng như giảm cân không chủ ý và suy dinh dưỡng. Mặc dù bạn có thể không cảm thấy đói hoặc không muốn ăn, nhưng vẫn cần cố gắng duy trì cân nặng hợp lý và nạp đủ dinh dưỡng vào cơ thể. Dưới đây là một số mẹo giúp cải thiện chứng chán ăn:

  • Ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn, điều khiến bạn no quá nhanh.
  • Theo dõi thời gian bạn cảm thấy đói nhất trong ngày.
  • Ăn nhẹ bất cứ khi nào bạn đói. Chọn đồ ăn nhẹ có nhiều calo và protein, chẳng hạn như trái cây sấy khô, sữa chua, các loại hạt và bơ hạt, pho mát, trứng, protein, thanh granola và bánh pudding.
  • Ăn trong môi trường dễ chịu giúp bạn cảm thấy thoải mái.
  • Ăn thức ăn mềm, như khoai tây nghiền hoặc sinh tố, nếu bạn chán ăn do đau hay tổn thương cơ quan tiêu hóa.
  • Luôn mang theo những món ăn nhẹ yêu thích của bạn để bạn có thể ăn khi ra ngoài.
  • Thêm gia vị hoặc nước sốt để món ăn hấp dẫn hơn và giàu calo hơn.
  • Uống các loại chất lỏng giữa các bữa ăn để không làm bạn no khi đang ăn.
  • Gặp chuyên gia dinh dưỡng để lập kế hoạch ăn uống phù hợp.

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nguồn ảnh: hanhphuchospital.comHãy gọi cho bác sĩ nếu chứng chán ăn làm bạn sụt cân mạnh hoặc nếu bạn có biểu hiện của chế độ dinh dưỡng kém 

Việc thỉnh thoảng chán ăn không phải là điều đáng lo ngại. Hãy gọi cho bác sĩ nếu chứng chán ăn làm bạn sụt cân mạnh hoặc nếu bạn có các biểu hiện của chế độ dinh dưỡng kém như:

Chế độ dinh dưỡng kém khiến cơ thể bạn khó có thể hoạt động bình thường. Ngoài ra, ăn uống thiếu chất cũng có thể gây mất các khối cơ.

Vì nhiều bệnh khác nhau có thể làm giảm cảm giác thèm ăn, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi liên quan đến sức khỏe hiện tại của bạn, ví dụ như:

  • Bạn có đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh nào khác không?
  • Cân nặng của bạn gần đây có thay đổi không?
  • Triệu chứng chán ăn của bạn mới có hay có từ lâu?
  • Hiện tại có điều gì trong cuộc sống khiến bạn khó chịu không?

Bác sĩ có thể chỉ định bạn làm xét nghiệm hình ảnh (X-quang hoặc MRI) để quan sát chi tiết bên trong cơ thể bạn, xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng viêm và xét nghiệm tế bào học để tìm bệnh ác tính. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để kiểm tra chức năng gan và thận.

Nếu bạn có dấu hiệu suy dinh dưỡng, bạn có thể nhập viện và truyền chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Tổng kết

Điều trị chứng chán ăn hay mất cảm giác thèm ăn thường liên quan đến việc điều trị nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể đề nghị khám chuyên khoa dinh dưỡng để tư vấn về kế hoạch ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng steroid đường uống để giúp kích thích sự thèm ăn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!