Viêm da mủ hoại thư: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm da mủ hoại thư (Pyoderma gangrenosum) là tình trạng hiếm gặp gây ra loét lớn và đau ở trên da, thường là ở chân.

Nguyên nhân chính xác gây viêm da mủ hoại thư chưa rõ, nhưng nó biểu hiện như bệnh lí miễn dịch hệ thống. Những người có tình trạng bệnh lí nền, như viêm loét đại tràng hay viêm khớp, có nguy cơ viêm da mủ hoại thư cao hơn.

Loét ở viêm da mủ hoại thư có thể phát triển nhanh chóng. Chúng thường được điều trị khỏi, nhưng thường để lại sẹo và nguy cơ tái phát.

Triệu chứng viêm da mủ hoại thư

Nguồn ảnh: springer.comViêm da mủ hoại thư

Viêm da mủ hoại thư thường bắt đầu bằng mụn đỏ, nhỏ trên da, tương tự như nhện cắn. Trong vài ngày, mụn này lớn dần, trở thành vết loét lớn. 

Loét thường ở vị trí chân, nhưng có thể xuất hiện ở bất kì đâu trên cơ thể. Đôi khi chúng xuất hiện quanh những vùng phẫu thuật. Nếu bạn có nhiều vết loét, chúng có thể tiến triển và gộp chung thành một loét lớn.

Khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ ngay nếu bạn có một vết thương trên da, đau và phát triển nhanh.

Nguyên nhân viêm da mủ hoại thư

Nguyên nhân chính xác gây viêm da mủ hoại thư chưa rõ. Bệnh không phải do nhiễm trùng hay lây nhiễm. Nó thường kèm theo bệnh tự miễn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và viêm khớp. Và nó có thể có tính di truyền.

Nếu bạn bị viêm da mủ hoại thư, tổn thương da mới, như vết cắt hoặc vết thương thủng, có thể kích hoạt những vết loét mới.

Yếu tố nguy cơ

Những yếu tố có thể tăng nguy cơ bị viêm da mủ hoại thư, bao gồm: 

  • Tuổi và giới tính. Tình trạng có thể ảnh hưởng bất kì ai ở bất kì lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là từ 20 đến 50 tuổi
  • Bị viêm loét đại tràng. Người bị bệnh đường tiêu hóa viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn có nguy cơ cao bị viêm da mủ hoại thư.
  • Viêm khớp. Người bị viêm khớp dạng thấp tăng nguy cơ bị bệnh viêm da mủ hoại thư.
  • Bệnh máu ác tính. Người bị bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, rối loạn sinh tủy hay tăng sinh tủy ác tính tăng nguy cơ bị bệnh viêm da mủ hoại thư.

Biến chứng viêm da mủ hoại thư

Biến chứng có thể gặp bao gồm nhiễm trùng, sẹo hóa, đau không kiểm soát, trầm cảm, mất khả năng đi lại.

Phòng bệnh viêm da mủ hoại thư

Bạn không thể phòng ngừa hoàn toàn bệnh viêm da mủ hoại thư. Nếu bạn bị bệnh, tránh gây tổn thương da. Tổn thương da và thậm chí bao gồm cả phẫu thuật có thể kích thích loét mới. Phòng bệnh có thể giúp kiểm soát các bệnh nền gây ra loét.

Chẩn đoán viêm da mủ hoại thư

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Không có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán xác định viêm da mủ hoại thư. Bác sĩ có thể chỉ định một loạt các xét nghiệm phát hiện và loại trừ tình trạng bệnh khác có triệu chứng tương tự. Các xét nghiệm bao gồm xét nghiệm máu, sinh thiết da và các xét nghiệm khác. 

Bác sĩ có thể giới thiệu bạn khám chuyên khoa da liễu.

Điều trị viêm da mủ hoại thư

Mục tiêu điều trị viêm da mủ hoại thư là giảm tình trạng viêm, kiểm soát đau, đẩy nhanh quá trình liền vết thương và kiểm soát bất kì bệnh nền nào. Điều trị phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm thể trạng và số lượng, kích thước, độ sâu, tỷ lệ tiến triển của những vết loét da.

Có những người đáp ứng điều trị tốt với sự kết hợp của thuốc viên, thuốc bôi hoặc tiêm. Môt số khác cần ở bệnh viện hoặc trung tâm điều trị bỏng để chăm sóc đặc biệt vết thương. Ngay cả khi điều trị thành công, cũng thường có khả năng hình thành vết loét mới.

Thuốc

  • Corticosteroid. Thuốc phổ biến nhất là dùng corticosteroid hàng ngày. Những thuốc này có thể bôi lên da, tiêm trong da, hoặc uống (prednisone). Dùng corticosteroid trong thời gian dài hoặc dùng liều cao có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Bởi vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc không steroid nếu bạn cần điều trị dài ngày.
  • Thuốc không steroid. Thuốc không steroid có hiệu quả là cyclosporin. Các thuốc khác như mycophenolate (Cellcept), immunoglobulin, dapsone, infliximab (Remicade) và tacrolimus (Protopic), là thuốc ức chế calcineurin. Cách dùng: bôi tại vết thương, tiêm hoặc uống.
  • Thuốc giảm đau. Tùy thuộc vào kích thước của vết thương, bạn có thể cần dùng đến thuốc giảm đau, đặc biệt khi thay băng.

Chăm sóc vết thương

Khi bôi thuôc trực tiếp lên vết thương, vết thương sẽ được phủ băng gạc không dính, ẩm (không khô hay ướt), có thể bằng cao su. Bạn cần phải kê cao vùng bị tổn thương.

Chăm sóc vết thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc này rất quan trọng bởi vì nhiều thuốc đường uống điều trị viêm da mủ hoại thư có thể ức chế hệ miễn dịch, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Phẫu thuật

Vì viêm da mủ hoai thư làm vết thương nặng thêm, phẫu thuật loại bỏ phần mềm hoại tử không phải lựa chọn tốt. Chấn thương da có thể làm nặng hơn loét đã có hoặc kích thích những vết loét mới.

Nếu những vết loét trên da lớn và cần sự trợ giúp để liền, bác sĩ có thể đề nghị làm ghép da. Trong thủ thuật này, phẫu thuật viên đính mảnh da hoặc da nhân tạo trên vùng loét tổn thương. Cách này chỉ được dùng khi vết thương đã hết viêm và bắt đầu liền.

Điều trị bệnh và nhận sự hỗ trợ

Bạn có thể thấy chán nản nếu quá trình điều trị tốn thời gian và đau đớn. Hoặc bạn có thể cảm thấy stress về khả năng tái phát bệnh hoặc bề ngoài của làn da. Việc chia sẻ với những người có chuyên môn và hội nhóm những bệnh nhân tương tự là cách giải tỏa tốt. 

Nếu bạn muốn được tư vấn hay hỗ trợ, hỏi bác sĩ của bạn để được đến khám, tư vấn chuyên ngành sức khỏe tâm thần hoặc thông tin liên hệ với nhóm hỗ trợ cộng đồng trong vùng.

Chuẩn bị cho buổi khám bệnh

Bạn có thể đến khám nội khoa, hoặc khám chuyên khoa da liễu.

Bạn có thể làm gì

Trước buổi hẹn, bạn có thể viết câu trả lời cho những câu hỏi bác sĩ thường hỏi, ví dụ như:

  • Triệu chứng của bạn bắt đầu có từ bao giờ?
  • Trước đây bạn đã từng có triệu chứng như vậy chưa? Nếu có, được điều trị gì?
  • Bạn đã từng thử điều trị vết thương chưa? Có cải thiện không?
  • Bạn thường dùng thuốc và thực phẩm bổ sung gì?
  • Bạn từng có vùng da tổn thương nào, như thủng hay rách, ở vùng da bị loét không?
  • Bạn có bệnh gì khác không?

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!