Triệu chứng của COVID-19 là gì? Chẩn đoán phân biệt với bệnh lý khác như thế nào?

Virus Corona là một chủng virus rất đa dạng có thể gây bệnh cho cả người và động vật. Một số loại virus Corona gây bệnh nhẹ tại đường hô hấp trên ở người. Những loại khác, chẳng hạn như SARS-CoV và MERS-CoV, có thể gây ra các bệnh hô hấp nghiêm trọng hơn.

Video Triệu chứng nhiễm virus Corona qua từng ngày như thế nào?

Vào cuối năm 2019, một loại virus Corona mới có tên là SARS-CoV-2 lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc. Virus này sau đó đã lây lan sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra có tên là COVID-19.

COVID-19 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tiềm ẩn, chẳng hạn như khó thở và viêm phổi. Do đó, điều quan trọng là phân biệt được triệu chứng của COVID-19 với các bệnh đường hô hấp khác.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về các triệu chứng của COVID-19, phân biệt chúng với các bệnh hô hấp khác và bạn nên làm gì nếu bạn nghĩ rằng mình đã nhiễm virus. 

Các triệu chứng của COVID-19 là gì?

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), thời gian ủ bệnh trung bình của SARS-CoV-2 là 4 đến 5 ngày. Tuy nhiên, nó có thể dao động từ 2 đến 14 ngày.

Không phải tất cả mọi người bị nhiễm SARS-CoV-2 đều cảm thấy không khỏe. Một người có thể nhiễm virus nhưng không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng của COVID-19 thường nhẹ và khó phát hiện.

Các triệu chứng phổ biến nhất là:

  • Sốt ngày càng cao
  • Ho ngày càng nhiều
  • Mệt mỏi
  • Khó thở

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

Tác động lên đường hô hấp

Một số quan sát cho thấy rằng các triệu chứng hô hấp có thể diễn biến nặng hơn vào tuần thứ hai của bệnh, sau khoảng 8 ngày.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 5 người nhiễm COVID-19 thì có 1 người biểu hiện nặng.

Những người này có thể bị viêm phổi nặng hoặc thậm chí suy hô hấp. Họ có thể sẽ phải thở oxy hoặc thở máy. 

Các triệu chứng khẩn cấp

Cần cấp cứu y tế nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở
  • Đau ngực dai dẳng
  • Lơ mơ
  • Xanh tím ở môi hoặc ở mặt

Triệu chứng COVID-19 khác với triệu chứng cảm lạnh như thế nào?

Virus Corona chỉ là một trong nhiều loại virus có thể gây ra các triệu chứng cảm lạnh thông thường.

Trên thực tế, người ta ước tính rằng có tới bốn loại virus Corona gây bệnh trên người, chiếm 10-30% các ca nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người lớn.

Một số triệu chứng của cảm lạnh thông thường là:

Làm thế nào bạn có thể phân biệt mình bị cảm lạnh hay bị nhiễm COVID-19? Hãy xem xét các triệu chứng của bạn. Đau họng và sổ mũi thường là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên của cảm lạnh, nhưng thường chúng ít xuất hiện với COVID-19.

Ngoài ra, triệu chứng sốt không phổ biến với bệnh cảm lạnh. 

Triệu chứng COVID-19 khác với cảm cúm như thế nào?
COVID-19 và cảm cúm có nhiều triệu chứng giống nhau, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt | Nguồn ảnh: Omi PharmaCOVID-19 và cảm cúm có nhiều triệu chứng giống nhau, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt | Nguồn ảnh: Omi PharmaBạn có thể được nghe nói COVID-19 được so sánh với bệnh cảm cúm, một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp theo mùa phổ biến. Làm thế nào bạn có thể phân biệt được sự khác biệt giữa các triệu chứng của hai bệnh nhiễm trùng này?

Đầu tiên, các triệu chứng của cảm cúm thường đến đột ngột, trong khi các triệu chứng COVID-19 có vẻ phát triển dần dần.

Các triệu chứng phổ biến của bệnh cảm cúm bao gồm:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Viêm họng
  • Đau đầu
  • Đau nhức cơ thể
  • Buồn nôn hoặc tiêu chảy

Như bạn thấy, có rất nhiều triệu chứng giống nhau giữa COVID-19 và bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng mặc dù rất phổ biến trong cảm cúm nhưng ít được phát hiện đối với các trường hợp mắc COVID-19. 

Sự khác biệt giữa bệnh cảm cúm và COVID-19

Một số điểm khác biệt đáng chú ý giữa cảm cúm và COVID-19 là:

  • Cảm cúm có thời gian ủ bệnh ngắn hơn COVID-19.
  • COVID-19 dễ lây lan hơn bệnh cảm cúm.
  • COVID-19 có tỷ lệ người mắc bệnh tiến triển nặng cao hơn so với bệnh cảm cúm.
  • Trẻ em dường như ít khả năng nhiễm COVID-19 hơn.

Triệu chứng COVID-19 khác với viêm mũi dị ứng như thế nào?

Viêm mũi dị ứng không gây ra sốt hoặc khó thở | Nguồn ảnh: UnsplashViêm mũi dị ứng không gây ra sốt hoặc khó thở | Nguồn ảnh: Unsplash

 

Viêm mũi dị ứng, còn được gọi là sốt hoa cỏ, là một tình trạng dị ứng với các tác nhân từ môi trường. Nguyên nhân là do bạn đã tiếp xúc với các kháng nguyên dị ứng trong không khí, chẳng hạn như:
  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Bụi
  • Lông thú cưng, như lông mèo hoặc lông chó

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Ho
  • Hắt hơi
  • Ngứa mắt, mũi hoặc ngứa họng
  • Sưng mí mắt

Một trong những triệu chứng nổi bật của viêm mũi dị ứng không có ở COVID-19 là cảm giác ngứa mũi. Ngoài ra, viêm mũi dị ứng không gây ra sốt hoặc khó thở. 

Bạn nên làm gì khi có các triệu chứng của COVID-19?

Nếu bạn nghĩ rằng mình có các triệu chứng của COVID-19, đây là những gì bạn cần làm:

  • Theo dõi các triệu chứng. Không phải tất cả mọi người mắc COVID-19 đều cần nhập viện. Tuy nhiên, theo dõi các triệu chứng là rất quan trọng vì chúng có thể diễn biến nặng hơn vào tuần thứ hai của bệnh.
  • Liên hệ với bác sĩ. Ngay cả khi có biểu hiện nhẹ, bạn vẫn nên gọi cho bác sĩ để thông báo về các triệu chứng của mình và những người bạn đã tiếp xúc.
  • Xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đánh giá để xác định xem bạn có cần làm xét nghiệm hay không.
  • Tự cách ly. Tự cách ly bản thân tại nhà cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn. Cố gắng giữ khoảng cách với những người trong gia đình. Sử dụng phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt nếu có thể.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ. Nếu các triệu chứng của bạn tiến triển nặng, hãy tìm kiếm cấp cứu y tế kịp thời. Hãy nhớ gọi điện cho bệnh viện hoặc phòng khám trước khi bạn đến và hãy nhớ luôn đeo khẩu trang. 

Xét nghiệm và điều trị

Vào ngày 21 tháng 4 năm 2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cho phép sử dụng bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà đầu tiên. Sử dụng que lấy mẫu được cung cấp để lấy dịch tỵ hầu ở mũi và họng, sau đó gửi đến các phòng xét nghiệm để kiểm tra.

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, FDA đã cho phép sử dụng bộ dụng cụ tự xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ không cần phải gửi mẫu đến các phòng xét nghiệm nữa. Kết quả sẽ có trong 30 phút.

Một số loại thuốc kháng virus cũng được bán ở các cửa hàng. Remdesivir (Veklury) đã được FDA cấp phép sử dụng, một số loại thuốc khác thì được cấp giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA).

Giấy phép sử dụng khẩn cấp (EUA) quy định rằng các bộ dụng cụ và thuốc được cho phép sử dụng bởi những người mà các chuyên gia y tế nghi ngờ nhiễm COVID-19.

EUA cho phép các sản phẩm được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp mà không cần sự chấp thuận của FDA khi không có sản phẩm thay thế nào để chẩn đoán hoặc điều trị.

Các yếu tố nguy cơ lây nhiễm chủng virus Corona mới là gì?

Bạn có nguy cơ cao mắc phải SARS-CoV-2 nếu bạn đã:

  • Sinh sống hoặc đã đến khu vực có người nhiễm COVID-19.
  • Tiếp xúc gần với người dương tính COVID-19

CDC đã công bố rằng người từ 65 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất, cũng như những người có các tình trạng sức khỏe mạn tính sau:

  • Ung thư
  • Các bệnh về tim mạch, chẳng hạn như suy tim, bệnh động mạch vành (CAD) và viêm cơ tim
  • Bệnh thận mạn tính
  • Bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
  • Béo phì
  • Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Hệ miễn dịch suy yếu do ghép tạng
  • Bệnh tiểu đường typ 2

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng. 

Bạn có thể làm gì để bảo vệ mình khỏi chủng virus Corona mới?

Đeo khẩu trang

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo tất cả mọi người nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng không thể giãn cách.

Điều này sẽ giúp hạn chế quá trình lây lan từ những người đã nhiễm COVID-19.

Vẫn nên đeo khẩu trang ngay cả khi đã giãn cách.

Lưu ý: Việc dự trữ khẩu trang y tế và khẩu trang N95 cho các nhân viên y tế cũng rất quan trọng. 

Làm theo các mẹo dưới đây để giúp bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bị nhiễm SARS-CoV-2:

  • Rửa tay. Hãy rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Nếu không có xà phòng, hãy sử dụng chất khử trùng chứa ít nhất 60% cồn
  • Hạn chế chạm tay lên mặt. Nếu bạn chạm vào mặt hoặc miệng khi chưa rửa tay, bạn có thể lây truyền virus vào cơ thể qua đường mũi miệng.
  • Giữ khoảng cách. Tránh tiếp xúc gần với những người dương tính và những người có triệu chứng của COVID-19.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân. Các vật dụng sinh hoạt như bát, đũa và ly uống nước có thể là môi trường trung gian lây truyền virus.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Hãy vứt bỏ khăn giấy đã qua sử dụng ngay lập tức.
  • Hãy ở nhà nếu bạn bị ốm. Nếu bạn đã bị ốm, hãy ở trong nhà cho đến khi khỏi bệnh.
  • Vệ sinh bề mặt. Thường xuyên dùng chất sát khuẩn và khăn để vệ sinh các bề mặt dễ tiếp xúc, chẳng hạn như tay nắm cửa, bàn phím và mặt bàn.
  • Tiêm chủng. Tiêm vắc-xin nếu bạn có thể.
  • Thường xuyên cập nhật thông tin. CDC và WHO thường xuyên cập nhật các thông tin về COVID-19. 

Tổng kết

Các triệu chứng chính của COVID-19 là sốt, ho, mệt mỏi và khó thở.

Vì COVID-19 có thể diễn biến nghiêm trọng, nên điều quan trọng là theo dõi các triệu chứng và diễn biến bệnh một cách cẩn thận cũng như xem xét yếu tố dịch tễ khác để phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn mắc COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ, họ có thể giúp xác định liệu xem bạn có cần xét nghiệm COVID-19 hay không.

Tự cách ly tại nhà cho đến khi bạn khỏi bệnh, tuy nhiên hãy gọi cấp cứu y tế nếu bạn có các biến chứng nặng.

Cho đến khi vắc-xin được sử dụng rộng rãi, những biện pháp cơ bản có thể giúp bảo vệ bạn và những người khác bao gồm:

  • Rửa tay thường xuyên
  • Không đưa tay lên mặt
  • Tự cách ly ở nhà khi bị bệnh

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!