Video: Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một dạng GER tiến triển nặng và dai dẳng hơn gây kích thích thực quản. Nếu không được điều trị, nó thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Phân biệt trào ngược axit dạ dày (GER) và bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD)
Hiểu được điểm khác biệt giữa GER và GERD có thể giúp chúng ta có những cách điều trị phù hợp
Thế nào là trào ngược dạ dày- thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản (GER) còn được gọi là trào ngược axit hoặc ợ chua. Nó xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Điều này gây ra cảm giác nóng và căng tức ở vùng ngực và vùng thượng vị.
Trong quá trình nuốt bình thường, cơ thực quản co bóp để đẩy thức ăn xuống dạ dày. Sau đó, cơ thực quản của bạn mở một van được gọi là cơ vòng thực quản dưới (LES). Cơ này xuất hiện ở lối vào dạ dày của bạn và cho phép thức ăn đi qua. Khi thức ăn đến dạ dày, cơ vòng thực quản dưới sẽ đóng lại để ngăn không cho axit dịch vị và các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản.
Trong khoảng thời gian trào ngược axit, cơ vòng thực quản dưới không thể đóng lại như bình thường. Điều này khiến cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Nó có thể dẫn đến kích ứng và bỏng rát trong niêm mạc thực quản.
Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh chưa trưởng thành hoàn toàn, vì cơ vòng thực quản dưới của chúng cần nhiều thời gian hơn để phát triển. Đây là lý do tại sao trẻ thường bị nôn trớ và ợ hơi sau khi ăn. Tuy nhiên, trào ngược axit có thể trở nên nghiêm trọng nếu kéo dài quá một năm. Khi đó, nó sẽ trở thành bệnh trào ngược axit dạ dày- thực quản.
Trào ngược axit hoặc chứng ợ nóng cũng khá phổ biến ở người lớn. Tình trạng này đặc biệt phổ biến sau khi ăn nhiều bữa, thức ăn khó tiêu hóa hoặc thức ăn làm tăng axit trong dạ dày. Chúng bao gồm thức ăn béo, thức ăn cay, trái cây và nước trái cây có tính axit.
Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày- thực quản?
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một tình trạng bệnh lí do bác sĩ chẩn đoán. Các triệu chứng chính của nó gồm chứng ợ nóng và trào ngược axit tương tự như GER. Tuy nhiên, đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn cần được điều trị để tránh các biến chứng về sức khỏe.
Nếu bị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:
- Ợ chua thường xuyên,
- Đau ngực hơn hai lần một tuần
- Trào ngược thức ăn đã tiêu hóa một phần vào phía sau cổ họng,
- Khó nuốt
- Khó thở tương tự như hen phế quản
- Ho
- Đau họng
- Khàn giọng
- Có vị chua trong miệng
Mặc dù nguyên nhân chính xác của GERD không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng chúng thường liên quan đến các yếu tố làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Nếu bạn bị GERD, cơ vòng thực quản dưới có thể đã bị tổn thương theo một cách nào đó. Kết quả là, một số tác nhân nhất định, chẳng hạn như ăn một bữa ăn lớn hoặc tiêu thụ đồ uống có tính axit, sự suy yếu cơ vòng thực quản dưới cho phép axit dạ dày chảy ngược vào thực quản.
Khi nào trào ngược axit trở thành bệnh trào ngược dạ dày- thực quản?
Nếu bạn bị chứng ợ nóng xảy ra trên hai lần một tuần và các triệu chứng liên quan khác, bạn có thể được chẩn đoán mắc trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).
Điều quan trọng là cần lưu ý bất kỳ thay đổi nào xảy ra trong thói quen tiêu hóa. Bạn đã bắt đầu bị ợ chua trước đây không? Bạn có thấy rằng mình nhạy cảm với một số loại thực phẩm hơn trước đây không? Đây có thể là những tác động tự nhiên của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, điều quan trọng là phải hẹn gặp bác sĩ để tránh các tình trạng sức khỏe nguy hiểm có thể xảy ra khác.
Các yếu tố nguy cơ đối với GERD
Hầu như bất kỳ ai cũng có thể bị trào ngược axit sau khi ăn một bữa ăn lớn hoặc do nằm xuống quá nhanh sau khi ăn. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ của trào ngược dạ dày- thực quản (GERD) thường cụ thể hơn. Bao gồm:
- Di truyền
- Chấn thương thực quản
- Bất thường cấu trúc mô liên kết làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới
- Mang thai
- Thoát vị hoành
- Đái tháo đường
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Hội chứng Zollinger-Ellison
- Sử dụng thuốc steroid đường uống
- Thường xuyên sử dụng NSAID (ví dụ, ibuprofen, naproxen)
Một nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người béo phì mắc trào ngược dạ dày- thực quản chiếm tỷ lệ khá cao.
Các biến chứng của GERD
Axit dạ dày có thể âm thầm phá hủy các tế bào và mô trong thực quản. Điều này có thể dẫn đến việc hình thành các mô sẹo, khiến việc nuốt khó khăn hơn. Những tổn thươn như vậy cũng có thể dẫn đến vết loét trong thực quản, được gọi là loét thực quản. Thậm chí có thể gây ra những thay đổi ung thư trong niêm mạc của thực quản dưới.
Các biến chứng của GERD cũng có thể bao gồm viêm phổi, viêm họng viêm xoang, viêm tai giữa.
Điều trị GERD
Thay đổi lối sống và thuốc có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của GERD.
Chẳng hạn có thể sử dụng thuốc kháng axit giúp giảm nhẹ các triệu chứng của GERD. Tuy nhiên nếu sử dụng chúng quá thường xuyên thì thuốc sẽ giảm hiệu quả. Nếu các triệu chứng của bạn vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể kê các loại thuốc làm giảm sản xuất axit dạ dày của cơ thể và chữa lành tổn thương thực quản. Các loại thuốc như thuốc chẹn kênh canxi (CCB) và nitrat có thể hữu ích trong một số trường hợp nhất định.
Bác sĩ cũng có thể đề nghị chúng ta thay đổi lối sống. Ví dụ, họ có thể khuyến khích bạn:
- Duy trì cân nặng hợp lý,
- Tránh nằm ngay sau khi ăn,
- Tránh thức ăn gây kích thích triệu chứng ợ chua.
- Ăn nhiều bữa nhỏ
- Bỏ thuốc lá và sử dụng các sản phẩm chứa nicotine khác,
- Tránh cafein, sô cô la và rượu.
- Ngừng hoặc giảm thiểu việc sử dụng aspirin và các thuốc NSAID khác
Nếu các triệu chứng của bạn không được kiểm soát tốt bằng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cơ vòng thực quản dưới.
Tóm tắt
Hãy chắc chắn đi khám bác sĩ nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit hoặc các triệu chứng khác của GERD. Mục đích là để giải quyết vấn đề sớm, trước khi xảy ra nhiều tổn thương hơn. Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng GERD bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Xem thêm:
- Nhận biết triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày- thực quản (GERD).
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở trẻ em được điều trị như thế nào?
- Thuốc trung hòa axit trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
- Loại đồ uống có cồn nào tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
- Phân biệt trào ngược họng – thanh quản (LPR) và trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)