Video: Trào ngược họng thanh quản (LPRD, không phải GERD)
Tuy nhiên, trào ngược axit không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Đôi khi, nó có thể là nguyên nhân của ho kéo dài hoặc đau họng. Nó được gọi là “ trào ngược thầm lặng” hoặc trào ngược họng - thanh quản. Mặc dù có sự khác nhau về triệu chứng nhưng LPR và GERD có khá nhiều điểm chung trong việc quản lý và điều trị.
Triệu chứng của bệnh trào ngược họng – thanh quản(LPR) và bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ( GERD)
LPR và GERD đều là hai dạng của trào ngược nhưng triệu chứng lại rất khác nhau. GERD là nguyên nhân của nhiều triệu chứng xuất hiện khi bạn nghĩ đến chứng ợ chua. Trái ngược lại, bạn có thể bị LPR mà không có triệu chứng gì cả.
Khi các triệu chứng của LPR xảy ra, chúng thường giống như triệu chứng của cảm lạnh hoặc dị ứng.
Triệu chứng của GERD
Triệu chứng phổ biến là ợ chua, đặc biệt là sau một bữa ăn lớn. Người bị GERD thường có triệu chứng ợ chua tái phát lặp đi lặp lại nhiều lần. Các triệu chứng ợ chua bao gồm:
- Cảm giác bỏng rát ở ngực, có thể kéo dài tới vài giờ.
- Cảm giác bỏng rát ở hầu, họng
- Đau ngực khi bạn nằm xuống hoặc cúi xuống
- Có vị khó chịu ở trong miệng hoặc phía sau cổ họng của bạn
- Nuốt khó
Các triệu chứng ợ chua có thể cần nghĩ đến GERD khi:
- Xảy ra hai lần một tuần hoặc nhiều hơn
- Có vẻ như đang trở nên tồi tệ hơn
- Làm bạn thức giấc vào buổi tối
- Gây đau đớn, khó chịu làm cản trở hoạt động hàng ngày của bạn
- Các triệu chứng đã tái đi tái lại trong một vài năm.
Triệu chứng của LPR
Triệu chứng của LPR có thể sẽ không giống như trào ngược axit. Bạn có thể sẽ không có các triệu chứng của ợ chua hoạc đau ngực. Triệu chứng của bệnh sẽ bao gồm:
- Ho kéo dài
- Đau họng
- Chảy nước mũi sau hoặc có cảm giác có đờm ở sau cổ họng của bạn
- Khàn tiếng
- Sưng, đỏ, hoặc đau thanh thất
- Nuốt khó
Ở một số trường hợp lâm sàng, bạn chỉ có một hoặc hai trong số các triệu chứng trên. Nhiều người có các triệu chứng có vẻ giống như vấn đề của đường thở và trào ngược axit. Điều đó gây nên sự khó chẩn đoán của LPR
Triệu chứng GERD | Triệu chứng LPR |
Khó nuốt | Khó nuốt |
Cảm giác bỏng rát ở ngực | Ho kéo dài |
Đau ngực khi bạn nằm xuống | Khàn tiếng |
Cảm giác bỏng rát ở hầu họng | Đau vùng hầu họng |
Có vị khó chịu ở vùng sau cổ, họng | Chảy nước mũi hoặc có đờm ở vùng hầu, họng |
Cơn đau xảy ra vào buổi đêm, có thể làm bạn thức giấc | Sưng, đỏ, hoặc đau vùng hộp thanh âm |
Triệu chứng xảy ra hai lần một tuần hoặc nhiều hơn |
|
Triệu chứng của bệnh LPR và GERD ở trẻ em
Trẻ em và trẻ sơ sinh có các triệu chứng khác so với người lớn vì các sợi cơ của dạ dày và thực quản còn chưa đủ khỏe và chưa phát triển. Ở những đứa trẻ này, triệu chứng có thể gặp gồm:
- Ngạt thở
- Có vấn đề về hô hấp
- Ngáy
- Ngừng thở khi ngủ
- Thở rít hoặc hen phế quản
- Chậm tăng cân
- Ăn kém
- Chảy nước dãi nhiều
- Da xanh tái
- Đau đến mức cong lưng lại
Căn bệnh này có phổ biến không?
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) rất phổ biến trong cộng đồng. Các nghiên cứu đã chỉ ra có khoảng 20% dân số Mỹ gặp phải tình trạng này. Còn trào ngược họng – thanh quản (LPR) thì ít phổ biến hơn ở người trưởng thành nhưng vẫn gây ảnh hưởng xấu tới hàng triệu người dân Mỹ. Ở trẻ sơ sinh, LPR phổ biến hơn, có thể là do cơ thực quản còn kém phát triển và phần lớn thời gian trẻ sơ sinh thường dành để nằm.
Các nguyên nhân gây bệnh giống và khác nhau như thế nào?
Khi bạn tiêu hóa thức ăn, các vòng đai phía trên và dưới của thực quản, còn được gọi là cơ thắt, co lại để tránh các chất trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Bạn bị trào ngược khi cơ chế này hoạt động không bình thường. Cơ thắt thực quản có thể đã không co lại đúng cách. Chính điều này đã dẫn đến GERD và LPR.
Trong GERD, một số chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác bỏng rát. Trong LPR, chất chứa trong dạ dày bị trào ngược và di chuyển lên cổ họng của bạn gây ho hoặc đau họng.
Điểm giống và khác nhau giữa các yếu tố nguy cơ của hai bệnh trên?
Bất kỳ ai cũng có thể bị LPR hoặc GERD. Cả hai đều là tình trạng chung có thể ảnh hưởng đến người khỏe mạnh. Hiện nay, đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ gây ra chúng. Các yếu tố nguy cơ giống nhau của cả hai bệnh bao gồm:
- Béo phì
- Có thai
- Hút thuốc
- Rượu bia
- Ăn quá nhiều
GERD còn có thể bị gây ra do tác dụng của một số thuốc.
Bạn có thể bị cả LPR và GERD cùng nhau không?
Bạn hoàn toàn có thể bị LPR và GERD vào cùng một lúc. Một số bác sĩ và các nhà nghiên cứu đã coi như LPR là một triệu chứng của GERD. Ngược lại, một số khác lại cho rằng tình trạng này sẽ dễ quản lý hơn nếu chúng ta coi chúng là hai vấn đề riêng biệt.
Các tình trạng này không phải lúc nào cũng đi cùng nhau. Một số người có thể bị GERD nhưng không hề có triệu chứng của LPR. Tương tự, có thể có LPR mà không hề có chứng ợ chua, ợ nóng. Về cơ chế, LPR là sự trào ngược của axit dạ dày vào và sau đó đi xuyên qua thực quản để đến vùng thanh quản. Với nhiều người, hai tình trạng này và các triệu chứng của nó có thể xảy ra cùng nhau.
Chẩn đoán LPR và GERD
Bác sĩ chăm sóc ban đầu có thể chẩn đoán bạn bị LPR hoặc GERD. Bạn sẽ làm kiểm tra để nói cho bác sĩ biết về triệu chứng của bạn, bất cứ phương pháp điều trị tại nhà bạn đã thử và thời điểm các triệu chứng thường xuyên xuất hiện nhất. Bác sĩ sẽ xem xét lại tiền sử bệnh và sử dụng thuốc của bạn để chắc chắn là các triệu chứng của bạn không phải do nguyên nhân nào khác.
Bạn thường không cần làm các xét nghiệm điển hình để chẩn đoán LPR và GERD nhưng bác sĩ cần phải sử dụng chúng trong một số trường hợp. Việc kiểm tra thường dùng để quan sát nếu tình trạng trào ngược xảy ra gây tổn thương cho thực quản hoặc hầu họng của bạn. Để kiểm tra, bạn sẽ phải thực hiện một thủ thuật gọi là nội soi. Trong quá trình làm thủ thuật này, bạn sẽ được đưa một ống sáng có gắn một camera vào trong cổ họng. Camera sẽ ghi lại những hình ảnh để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị.
Một số xét nghiệm khác bạn có thể phải làm ví dụ như test thăm dò axit lưu động. Đối với test thăm dò này, một cái monitor sẽ được đặt trong thực quản của bạn và liên kết với máy tính bạn sẽ đeo. Máy monitor sẽ đánh giá:
- Tần suất axit bị trào ngược lên thực quản
- Lượng axit bị trào ngược là bao nhiêu
- Axit lưu lại trong thời gian bao lâu
Máy monitor của test thăm dò này có thể đặt ở trong cổ họng trong quá trình nội soi.
Bạn có thể sẽ cần gặp một bác sĩ chuyên khoa, đặt biệt là nếu bạn có tổn thương ở hầu họng hoặc thực quản, hoặc nếu triệu chứng của bạn khó kiểm soát. Bạn sẽ được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nếu mắc GERD. Hoặc với LPR, bạn có thể được chuyển đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Điều trị LPR và GERD
LPR và GERD là hai bệnh có triệu chứng khá giống nhau. Bởi vì chúng có cùng nguyên nhân là do axit bị trào ngược lên thực quản và cả hai có thể được điều trị cùng một cách. Trước tiên, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện một số thay đổi lối sống. Họ sẽ tư vấn cho bạn nên ăn cái gì và thời gian ăn trong ngày. Điều này có thể bao gồm hạn chế ăn cay, đồ ăn nhiều chất béo và thức ăn có nhiều tính axit. Họ cũng có thể đề nghị bạn giảm cân và tránh xa các đồ uống có cồn, caffeine và không hút thuốc lá.
Một số phương pháp điều trị bằng thuốc không kê đơn khác như:
- Thuốc trung hòa axit có thể làm giảm nhanh chóng các triệu chứng bạn có như ợ chua. Tuy nhiên chúng chỉ có tác dụng điều trị tạm thời và sẽ không thể ngăn ngừa được các triệu chứng tái diễn hay hồi phục các tổn thương do axit gây ra ở thực quản hoặc cổ họng của bạn.
- Thuốc ức chế thụ thể H2 có thể làm dạ dày tiết ít axit và làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, chúng không làm giảm các triệu chứng của trào ngược mà bạn có ngay lập tức.
- Thuốc ức chế bơm proton thường có hiệu quả hơn thuốc ức chế thụ thể H2. Giống với thuốc chẹn H2, chúng cũng làm giảm lượng axit do dạ dày sản xuất ra nhưng theo con đường khác. Loại thuốc này cũng có thể giúp hồi phục các tổn tương gây ra do trào ngược.
Nếu các thuốc không kê đơn không cải thiện triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ phải kê một số loại mạnh hơn. Họ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc làm tăng sức mạnh của cơ thắt thực quản.
Khi điều trị bằng thuốc không có tác dụng, phẫu thuật có thể là một lựa chọn. Các cuộc phẫu thuật đối với GERD và LPR có thể làm tăng sức mạnh của cơ thắt thực quản giúp tránh trào ngược axit.
Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?
Thi thoảng, chứng ợ chua có thể được kiểm soát tại nhà còn bệnh GERD và LPR thường nghiêm trọng hơn và nên đi khám bác sĩ. Họ không chỉ giúp bạn điều trị triệu chứng mà còn kiểm tra các tổn thương ở thực quản hoặc cổ họng bạn gặp phải.
Một chuyên gia y tế có thể giúp bạn dự phòng các tổn thương. Vì vậy, đặt lịch khám với bác sĩ là một ý tưởng tốt nếu bạn gặp phải các triệu chứng của GERD hoặc LPR trong vài tuần.
Tóm lược
GERD và LPR có cùng nguyên nhân là do trào ngược axit. Khi bạn bị LPR tức là axit dạ dày đã trào ngược qua thực quản đến cổ họng của bạn và gây ra các triệu chứng rất khác với GERD. LPR phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, nhưng nó cũng thường hay xuất hiện ở người trưởng thành. Điều trị cả hai bệnh này khá giống nhau và đều có liên quan đến thay đổi lối sống và sử dung một số loại thuốc ức chế sản xuất axit dịch vị.
Xem thêm:
- Trào ngược dạ dày thực quản có gây ra mồ hôi trộm không?
- Giảm cân và chứng trào ngược dạ dày thực quản
- Trào ngược dạ dày thực quản và buồn nôn
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và dự phòng biến chứng
- Mối liên hệ nào giữa chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD) với sự lo âu