Tràn khí màng phổi và những điều cần biết

Tràn khí màng phổi là bệnh lý xảy ra khi không khí tích tụ giữa phổi và thành ngực. Sự tích tụ không khí có thể tạo áp lực lên phổi khiến phổi bị xẹp. Mức độ xẹp xác định biểu hiện lâm sàng của tràn khí màng phổi.

Video: Tràn khí màng phổi nguy hiểm như thế nào?

Không khí có thể tràn vào khoang màng phổi theo hai cơ chế: do chấn thương tạo ra một đường thông qua thành ngực hoặc do vỡ màng phổi tạng. Có hai loại tràn khí màng phổi: gây ra bởi chấn thương và không gây ra bởi chấn thương. Hai loại phụ của tràn khí màng phổi và nguyên phát và thứ phát. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát (PSP) xảy ra bất ngờ mà không có bất kỳ dấu hiệu nào báo trước. Còn tràn khí màng phổi tự phát thứ phát (SSP) xảy ra sau một bệnh phổi tiềm ẩn. Tràn khí màng phổi do chấn thương là kết quả của chấn thương xuyên thấu hoặc cùn. Các trường hợp tràn khí màng phổi có thể được phân ra thành 2 dạng đơn giản là tràn khí màng phổi áp lực hoặc tràn khí màng phổi mở. Tình trạng tràn khí màng phổi đơn giản không làm thay đổi cấu trúc trung thất. Tràn khí màng phổi mở là một vết thương hở trên thành ngực khiến không khí lưu thông vào và ra.

Tràn khí màng phổi trên phim X quangTràn khí màng phổi trên phim X quang

 

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi

Các yếu tố rủi ro gây tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát:

  • Hút thuốc
  • Thể trạng cao gầy 
  • Có thai
  • Hội chứng Marfan
  • Tràn khí màng phổi xuất hiện ở các thành viên khác trong gia đình

Các bệnh liên quan đế tràn khí màng phổi tự phát thứ phát

  • COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính)
  • Hen suyễn
  • HIV liên quan đến viêm phổi Pneumocystic jirovecii
  • Viêm phổi hoại tử
  • Lao
  • ARDS  (sự phát triển của các tập hợp các tế bào viêm)
  • Bệnh xơ nang
  • Ung thư biểu mô phế quản
  • Xơ hóa phổi tự phát
  • ARDS (hội chứng suy hô hấp cấp) nghiêm trọng
  • Bệnh mô bào Langerhans
  • LAM (bệnh phổi khiến các tế bào cơ trơn phát triển bất thường)
  • Bệnh mạch máu collagen 
  • Sử dụng ma túy, cần sa hoặc các chất hút gây nghiện khác
  • Lạc nội mạc tử cung ở ngực

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi y sinh

  • Sinh thiết màng phổi
  • Sinh thiết phổi xuyên phế quản
  • Sinh thiết nốt phổi xuyên thành ngực
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
  • Mở khí quản
  • Đau khối thần kinh liên sườn
  • Thông khí áp lực dương
Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Nguồn: vinmec.comĐặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Nguồn: vinmec.com

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi sau chấn thương 

  • Chấn thương xuyên thấu hoặc cùn
  • Gãy xương sườn
  • Lặn hoặc bay trên cao

Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi áp lực

  • Chấn thương xuyên thấu hoặc cùn
  • Chấn thương do thông khí áp lực dương
  • Mở khí quả qua da
  • Chuyển từ tràn khí màng phổi tự phát sang áp lực
  • Tràn khí màng phổi mở khi bang kín hoạt động như van 1 chiều

Nguyên nhân gây tràn khí trung thất

  • Hen suyễn
  • Sinh con
  • Buồn nôn
  • Ho nghiêm trọng
  • Chấn thương phá vỡ niêm mạc hầu họng hoặc thực quản

Sinh lý bệnh tràn khí màng phổi

Gradien ấp suất bên trong lồng ngực thay đổi khi một người bị tràn khí màng phổi. Áp suất bình thường của khoang màng phổi là âm so với áp suất khí quyển. Khi thành ngực mở rộng ra ngoài, phổi cũng mở rộng ra ngoài do sức căng bề mặt giữa màng phổi thành và tạng. Phổi có xu hướng bị xẹp do co giãn. Khi có sự thông thương giữa phế nang và khoang màng phổi, không khí lấp đầy không gian này thay đổi gradien và đạt đến trạng thái cân bằng hoặc vết thương được bít kín. Tràn khí màng phổi mở rộng, phổi nhỏ lại và áp suất riêng phần của oxy giảm. Biểu hiện lâm sàng của tràn khí màng phổi có thể từ không có triệu chứng đến bị đau ngực và khó thở. Tràn khí màng phổi áp lực có thể gây hạ huyết áp nghiêm trọng (sốc tắc nghẽn) và thậm chí tử vong. Sự gia tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm có thể khiến cho các tĩnh mạch cổ bị căng phồng, tụt huyết áp. Bệnh nhân có thể thở nhanh, khó thở, nhịp tim nhanh và thiếu oxy.

Đa số trường hợp tràn khí màng phổi tự phát xảy ra do các kén khí và túi khí dưới màng phổi bị vỡ. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát là bệnh xuất hiện ở những người không có bệnh phổi tiềm ẩn mà ở các kén khí và túi khí của họ không thể hiện triệu chứng khi phẫu thuật mở lồng ngực. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xảy ra ở những người trẻ tuổi có dáng người cao gầy do áp lực âm nhiều hơn ở đỉnh phổi. Viêm phổi và stress oxy hóa là yếu tố sinh bệnh tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát. Những người hút thuốc làm tăng số lượng các tế bào viêm nhiễm trong các đường thở nhỏ dẫn đến nhiều nguy cơ bị tràn khí màng phổi.

Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát xảy ra ở người có bệnh phổi tiềm ẩn (chủ yếu là COPD). Những bệnh tiềm ẩn khác bao gồm: bệnh lao, bệnh sarcoidosis, bệnh xơ nang, các bệnh ác tính, bệnh xơ phổi vô căn và viêm phổi do pneumocystic jirovecii.

Tràn khí màng phổi y sinh xảy ra do biến chứng của một thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật. Chọc hút dịch màng phổi là nguyên nhân phổ biến nhất.

Tràn khí màng phổi sau chấn thương được gây ra do chấn thương xuyên thấu hoặc cùn, tạo ra van một chiều trong khoang màng phổi (cho phép luồng khí đi vào nhưng không đi ra được) khiến huyết động bị ảnh hưởng. Tràn khí màng phổi áp lực thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân đang thở máy áp lực dương trong khu chăm sóc tích cực.

Tiền sử và thể chất

Triệu chứng phổ biến là đau ngực và khó thở. Nguồn: medicalnewstoday.comTriệu chứng phổ biến là đau ngực và khó thở. Nguồn: medicalnewstoday.com

Ở bệnh nhân mắc tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát thường xuất hiện ít triệu chứng do họ thường là những người khỏe mạnh không có bệnh nền. Các triệu chứng phổ biến là đau ngực và khó thở. Đau ngực dữ dội, đau nhói và lan xuống hai bên vai. Khi bị SSP, tình trạng khó thở sẽ trầm trọng hơn và làm giảm dung tích phổi.

Tiền sử tràn khí màng phổi cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc vì 15-40% trường hợp mắc đều tái phát. 

Những phát hiện ghi nhận được trong quá trình kiểm tra:

  • Khó chịu trong hô hấp
  • Tăng tần số nhịp thở
  • Phổi giãn nở không đối xứng
  • Rì rào phế nang giảm
  • Tăng cộng hưởng gõ nhịp
  • Thở yếu hoặc thở không ra tiếng

Người ta phát hiện ra các điều khác đối với các trường hợp bị tràn khí màng phổi áp lực:

  • Tim đập nhanh: hơn 134 nhịp mỗi phút
  • Huyết áp thấp
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Xanh tím da
  • Suy hô hấp
  • Tim ngừng đập

Một vài trường hợp tràn khí màng phổi sau chấn thương có liên quan đến khí phế thũng dưới da. Tràn khí màng phổi có thể khó được chẩn đoán khi đi khám sức khỏe, đặc biệt là trong khu vực chấn thương ồn ào. Tuy nhiên, chẩn đoán tràn khí màng phổi nên được đưa ra trong các buổi khám sức khỏe.

Đánh giá tràn khí màng phổi

Chụp X quang ngực, siêu âm hoặc chụp CT có thể giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Kết quả chụp X quang cho thấy khoảng trống 2,5cm sẽ tương đương với tràn khí màng phổi 30%. Tuy kết quả chụp CT không đáng kể về mặt lâm sàng nhưng vẫn có thể giúp đưa ra chẩn đoán tràn khí màng phổi. Siêu âm khảo sát tổn thương (E-FAST) ở bụng là một công cụ chẩn đoán tràn khí màng phổi mới xuất hiện gần đây. Thủ thuật này được tiến hành khi không xuất hiện dấu hiệu “phổi trượt”, xảo ảnh đuôi sao chổi nhưng có xuất hiện “điểm phổi”. Phương pháp chẩn đoán này phụ thuộc nhiều vào người thực hiện, độ nhạy khiến độ đặc hiệu thay đổi. Khi được thực hiện bởi những người có chuyên môn, siêu âm có độ nhạy lên đến 94% và độ đặc hiệu là 100% (tốt hơn chụp X quang phổi). Nếu một bệnh nhân có huyết động không ổn định và có nghi ngờ tràn khí màng phổi áp lực thì không được can thiệp mà phải chờ chẩn đoán hình ảnh. Có thể thực hiện dẫn lưu màng phổi bằng kim nếu bệnh nhân có tiền sử huyết động không ổn định và kết quả khám sức khỏe thuyết phục cho thấy có khả năng tràn khí màng phổi áp lực.

Điều trị và kiểm soát tràn khí màng phổi

Cách kiểm soát phụ thuộc vào từng tình huống lâm sàng.

Đối với những bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng kèm theo các dấu hiệu bất ổn, dẫn lưu màng phổi bằng kim là phương pháp điều trị tràn khí màng phổi hữu hiệu nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng kim luôn cỡ 14-16 có bề ngang 4,5cm (lớn hơn xương sườn ở khoảng liên sườn thứ 2 ở đường giữa xương đòn). Sau khi giảm áp lực bằng kim hoặc bệnh nhân tràn khí màng phổi đang ổn định thì bước tiếp theo là đặt ống thông lồng ngực. Ống này thường được đặt ở phía trên xương sườn thứ 5 trước đường giữa mao mạch. Kích thước của ống thường phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng của bệnh nhân và liệu bệnh nhân có bị tràn máu màng phổi không. 

Vết thương hở “hút” ở ngực trước tiên được điều trị bằng băng kín 3 mặt. Các phương pháp điều trị sâu hơn có thể là đặt ống thống mở lồng ngực hoặc sửa cấu trúc ngực.

Một bệnh nhân mắc tràn khí màng phổi tự phát nhỏ không triệu chứng (độ sâu nhỏ hơn 2cm) thường được xuất viện có theo dõi ngoại trú sau 2-4 tuần. Nếu bệnh nhân có xuất hiện triệu chứng và có độ sâu lớn hơn 2cm thì cần phải thực hiện chọc hút bằng kim. Nếu tình trạng của bệnh nhân cải thiện sau khi chọc hút và chiều ngang dải khí sát màng phổi nhỏ hơn 2cm thì bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên nếu tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện thì bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống mở lồng ngực.

Đối với các trường hợp tràn khí màng phổi tự phát thứ phát, nếu độ sâu của tràn khí nhỏ hơn 1cm và không gây khó thở thì bệnh nhân được nhập viện, cho thở oxy lưu lượng cao và quan sát trong 24 giờ. Nếu độ sâu từ 1-2cm thì sẽ tiến hành chọc hút bằng kim để thấy được phần còn lại của tràn khí màng phổi. Nếu độ sâu sau khi chọc hút bằng kim nhỏ hơn 1cm thì cho bệnh nhân thở oxy và quan sát thêm. Trong trường hợp độ sâu lớn hơn 2cm và gây khó thở, bác sĩ sẽ phẫu thuật đặt ống mở lồng ngực.

Không khí có thể được tái hấp thu từ khoang màng phổi với tốc độ 1,5%/ngày. Sử dụng oxy bổ sung có thể làm tăng tỷ lệ tái hấp thụ này. Bằng cách tăng một phần của nồng độ oxy được hít vào, nitơ trong không khí bị dịch chuyển sẽ làm thay đổi độ dốc áp suất giữa không khí trong khoang màng phổi và mao mạch. Các trường hợp tràn khí màng phổi trên ảnh chụp X quang ngực đạt 25% hoặc hơn thường cần được chọc hút bằng kim nếu có triệu chứng. Nếu không thành công thì bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật đặt ống mở lồng ngực.

Chỉ định can thiệp phẫu thuật (VATS và phẫu thuật mở lồng ngực).

  • Rò rỉ không khí liên tục trong hơn 7 ngày
  • Tràn khí màng phổi hai bên
  • Những người có nghề nghiệp có nguy cơ bị tràn khí màng phổi cao (thợ lặn, phi công,…)
  • Tràn khí màng phổi một bên tái phát
  • Tràn khí màng phổi bên đối diện
  • Bệnh nhân mắc AIDS

Những bệnh nhân từng được phẫu thuật VATS sẽ được gây dính màng phổi. Gây dính màng phổi cơ học với các túi khí/ cắt túi khí làm giảm tỷ lệ tái phát tràn khí màng phổi xuống ít hơn 5%. Các lựa chọn cho phương pháp gây dính màng phổi cơ học bao gồm tước màng phổi đỉnh thay vì sử dụng dụng cụ mài mòn hoặc gạc khô. Gây dính màng phổi bằng hóa chất là lựa chọn cho những bệnh nhân không chịu được phương pháp cơ học. Các lựa chọn hóa chất bao gồm talc, tetracycline, doxycycline hoặc minocycline. Tất cả đều là những chất gây kích ứng niêm mạc màng phổi.

Các chẩn đoán khác tràn khí màng phổi

Các chẩn đoán phân biệt tràn khí màng phổi:

  • Nhiễm trùng phổi cấp tính, viêm phổi do vi khuẩn và vi rút
  • Lóc tách động mạch chủ
  • Nhồi máu cơ tim
  • Thuyên tắc phổi
  • Viêm màng ngoài tim cấp tính
  • Chứng co thắt thực quản
  • Vỡ thực quản
  • Gãy xương sườn
  • Chấn thương cơ hoành

Tiên lượng tràn khí màng phổi

PSP thường lành tính và chủ yếu tự khỏi mà không cần đến các can thiệp y tế lớn. Bệnh có thể tái phát trong vòng 3 năm. Tỷ lệ tái phát trong 5 năm tiếp theo là 30% đối với PSP và 43% đối với SSP. Nguy cơ tái phát tăng lên sau mỗi lần mắc lại tràn khí màng phổi: 30% vào lần mắc đầu tiên, 40% vào lần mắc thứ 2 và hơn 50% sau lần mắc thứ 3. PSP không phải là một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp tử vong. Các trường hợp SSP có tỷ lệ gây tử vong cao hơn, phụ thuộc vào bệnh phổi tiềm ẩn và kích thước của tràn khí màng phổi. Bệnh nhân COPD và HIV có tỷ lệ tử vong cao sau khi tràn khí màng phổi. Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân SSP là 10%. Tỷ lệ tử vong của tràn khí màng phổi áp lực cao nếu không được điều trị thích hợp.

Biến chứng tràn khí màng phổi

  • Suy hô hấp hoặc ngừng thở
  • Tim ngừng đập
  • Áp xe phổi
  • Tràn mủ màng phổi
  • Phù phổi do giãn nở
  • Viêm màng tim
  • Viêm màng phổi
  • Xuất huyết màng phổi
  • Rò phế quản màng phổi
  • Tổn thương bó mạch thần kinh trong khi phẫu thuật đặt ống mở lồng ngực
  • Đau và nhiễm trùng da tại vị trí phẫu thuật đặt ống mở lồng ngực

Giáo dục bệnh nhân

Bệnh nhân cần bỏ hút thuốc. Nguồn: medicalnewstoday.comBệnh nhân cần bỏ hút thuốc. Nguồn: medicalnewstoday.com

Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi không nên đi du lịch bằng đường hàng không hoặc đến những vùng xa xôi cho đến khi khỏi hoàn toàn. Những bệnh nhân làm nghề có nguy cơ mắc tràn khí màng phổi cao như thợ lặn và phi công được khuyên rằng họ không nên đi lặn hay bay cho đến khi xử lý dứt điểm chứng tràn khí màng phổi.

Tất cả các bệnh nhân đều được khuyên nên ngừng hút thuốc. Họ nên được giáo dục và cung cấp các liệu pháp dược liệu nếu họ quyết định bỏ thuốc lá.

Những điểm cần lưu ý và các vấn đề khác

Đừng để kết quả chụp X quang hoặc chụp CT trì hoãn việc giảm áp lực bằng kim hoặt đặt ống thông lồng ngực khi bệnh nhân không ổn định về mặt lâm sàng (tràn khí màng phổi áp lực).

Khí phế thũng dưới da trở nên tồi tệ hơn có thể liên quan đến việc đặt ống thông lồng ngực sai vị trí và một ống mới nên được đặt lại. Không bao giờ được đặt lại ống cũ vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phù thũng.

Những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi chống chỉ định đi máy bay hoặc đi lặn. Nếu bệnh nhân cần di chuyển bằng đường hàng không thì cần phải đặt ống thông lồng ngực trước khi đi.

Những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi dai dẳng hoặc tía phát mặc dù đã được đặt ống thông lòng ngực cần được tư vấn chuyên khoa để có thể phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video (VATS) có hoặc không có gây dính màng phổi hay phẫu thuật mở lồng ngực.

Những bệnh nhân được xuất viện sau khi sau khi đã điều trị tràn khí màng phổi không nên đi máy bay hoặc đi lặn trong vòng tối thiểu 2 tuần. Những bệnh nhân có tiền sử tràn khí màng phổi tự phát không phù hợp với những công việc liên quan đến bay lên cao hoặc lặn sâu với bình dưỡng khí.

Nâng cao kết quả của nhóm chăm sóc sức khỏe

Quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng tràn khí màng phổi thường do các bác sĩ khoa cấp cứu thực hiện. Trong một số trường hợp, bệnh này có thể được kiểm soát bởi nhân viên chăm sóc tích cực hoặc bác sĩ phẫu thuật lồng ngực. Các y tá sẽ chăm sóc bệnh nhân được đặt ống thông lồng ngực. Tất cả các y tá quản lý bệnh nhân đặt ống thông lồng ngực phải biết chức năng của ống. Bệnh nhân cần được khám nghiệm mỗi ca và được kiểm tra ống thông lồng ngực. Bệnh nhân tràn khí màng phổi nhẹ nếu được xuất viện nên được theo dõi trong 24 giờ.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!