Tràn khí màng phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tràn khí màng phổi là bệnh lý mà không khí trong khoang màng phổi bị tích tụ làm xẹp một hoặc cả hai phổi. Tình trạng này có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn thương từ các thủ thuật y tế. Chẩn đoán bệnh này dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng và chụp X quang ngực. Hầu hết các trường hợp tràn khí màng phổi cần được điều trị bằng cách chọc hút màng phổi bằng kim (catheter) hoặc đặt ống dẫn lưu qua thành ngực.

Nguyên nhân gây ra tràn khí màng phổi

Video: Tràn khí màng phổi nguy hiểm như thế nào?

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xảy ra ở những người không có bệnh phổi tiềm ẩn, điểm hình ở nam giới cao, gầy ở độ tuổi thiếu niên hoặc 20 tuổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là sự vỡ tự phát của các kén khí và túi khí dưới màng phổi vùng đỉnh hình thành do hút thuốc hoặc di truyền. Bệnh thường khởi phát lúc bạn nghỉ ngơi dù một số trường hợp bệnh xảy ra khi bạn hoạt động mạnh và kéo dài. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát cũng xảy ra khi lặn và bay ở độ sâu, cao lớn.

Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát xuất hiện ở những người có bệnh phổi tiềm ẩn. Bệnh thường được gây ra bởi sự vỡ bóng hoặc kén ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) nặng ([FEV1] < 1 L), nhiễm nấm Pneumocystis jirovecii liên quan đến HIV, xơ nang hoặc bất kỳ bệnh nhu phổi nào. Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát nghiên trọng hơn tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát vì nó xuất hiện ở những người có bệnh phổi làm giảm thể tích dữ trữ phổi của họ. 

Tràn khí màng phổi liên quan đến kinh nguyệt là một thể tràn khí màng phổi tự phát hiếm thường xảy ra trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có kinh nguyệt ở phụ nữ tiền man kinh và đôi khi ở cả phụ nữ sau mãn kinh đang dùng estrogen. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là lạc nội mạc tử cung trong lồng ngực, sự di căn của nội mạc tử cung qua cơ hoành hoặc thuyên tắc qua các tĩnh mạch vùng chậu. 

Tràn khí màng phổi sau chấn thương là một biến chứng thường gặp của chấn thương ngực xuyên thấu hoặc cùn. 

Tràn khí màng phổi y sinh gây ra bởi các thủ thuật can thiệp y tế bao gồm chọc hút bằng kim xuyên lồng ngực, nội soi lồng ngực, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, thở máy và hồi sức tim phổi. 

Sinh lý bệnh của tràn khí màng phổi

Áp suất khoang màng phổi thường là âm (thấp hơn áp suất khí quyển) do phổi hướng vào trong còn thành ngực hướng ra ngoài. Khi tràn khí màng phổi xảy ra, không khí đi vào khoang màng phổi từ bên ngoài lồng ngực hoặc từ chính phổi qua các mặt phẳng mô trung thất hoặc thủng màng phổi trực tiếp. Áp lực nội màng phổi tăng và thể tích phổi giảm.

Tràn khí màng phổi áp lực là trường hợp tràn khí màng phổi khiến cho áp lực khoang màng phổi gia tăng tạo nên áp lực dương trong suốt chu kỳ hô hấp và làm xẹp phổi, dịch chuyển trung thất và làm suy giảm tuần hoàn máu tĩnh mạch quay trở về tim. Không khí tiếp tục đi vào khoang màng phổi nhưng không thể thoát ra. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sự suy giảm máu tĩnh mạch trở về có thể gây hạ huyết áp toàn thân, hô hấp và tim ngừng (không có hoạt động điện) trong vài phút. Tràn khí màng phổi áp lực xảy ra phổ biến ở những người thở máy áp lực dương (đặc biệt trong khi hồi sức). Biến chứng hiếm gặp của tràn khí màng phổi do chấn thương xảy ra khi một vết thương ở ngực có vai trò như một van một chiều làm tăng lượng không khí trong khoang màng phổi trong suốt thì hít vào,

Triệu chứng và dấu hiệu của tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi nhỏ đôi khi không xuất hiện triệu chứng. Các triệu chứng tràn khí màng phổi bao gồm khó thở và đau ngực kiểu màng phổi. Bạn có thể đột ngột hoặc từ từ thấy khó thở tùy thuộc vào tốc độ phát triển và kích thước của tràn khí màng phổi. Cơn đau có thể giống với viêm màng ngoài tim, viêm phổi, viêm màng phổi, thuyên tắc phổi, chấn thương cơ xương (khi lan lên vai) hoặc một bệnh lý trong bụng (khi lan xuống bụng). Cơn đau cũng có thể giống tình trạng thiếu máu cục bộ ở tim dù cơn đau do thiếu máu cục bộ không phải đau kiểu màng phổi.

Các dấu hiệu lâm sàng cổ điển bao gồm giảm rung thanh, gõ vang và giảm rì rào phế nang. Nếu tràn khí màng phổi lớn, bên phổi bị ảnh hưởng có thể to ra, khí quản dịch chuyển rõ sang bên đối diện. Trong trường hợp tràn khí màng phổi áp lực bạn có thể bị hạ huyết áp.

Chẩn đoán tràn khí màng phổi

Chụp X quang ngực

  • Tràn khí màng phổi áp lực
Ảnh chụp X quang tràn khí màng phổi áp lực. Nguồn: msdmanuals.comẢnh chụp X quang tràn khí màng phổi áp lực. Nguồn: msdmanuals.com

Chẩn đoán nghi ngờ ở những bệnh nhân ổn định có khó thở hoặc đau ngực kiểu màng phổi và được xác nhận bằng chụp X quang ngực ngực thẳng. Viền khí không cản quang và không có vân phổi giữa phổi hoặc thùy phổi bị teo lại và màng phổi đỉnh là dấu hiệu tràn khí màng phổi. Sự di lệch khí quản và dịch chuyển trung thất xảy ra ở tràn khí màng phổi lớn.

  • Tràn khí màng phổi lớn
Ảnh chụp X quang tràn khí màng phổi lớn. Nguồn: msdmanuals.comẢnh chụp X quang tràn khí màng phổi lớn. Nguồn: msdmanuals.com

Kích thước của tràn khi màng phổi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của phổi tổi thương so với lồng ngực. Tỷ lệ phầm trăm này được ước tính bằng cách lấy tỷ lệ lũy thừa bậc ba của đường kính phổi và đường kính lồng ngực của bên tràn khí, Ví dụ, chiều rộng của nửa tràn khí là 10cm và chiều rộng của phổi là 5cm, tỷ lệ sẽ được tính 53/103=0,125. Do đó, kích thước của tràn khi màng phổi là khoảng 0,125 hay 87,5%. Nếu có sự kết dính giữa phổi và thành ngực, phổi không bị xẹp, tràn khí màng phổi có thể không thuộc vào các loại điển hình hoặc khu trú và tính toán không chính xác.  

Tràn khí màng phổi nhỏ (<10%) đôi khi có thể bị bỏ xót khi chụp X quang phổi. Ở những bệnh nhân có khả năng tràn khí màng phổi, hãy tìm kiếm các dấu hiệu theo rìa của màng phổi trên phim chụp X quang. Các tình trạng giống tràn khí màng phổi trên ảnh chụp X quang bao gồm khí phế thũng, nếp gấp da, tấm trải giường gấp và chồng lên nhau của dạ dày hoặc ruột trên vùng phổi.

Những điểm chú ý và khó khăn

  • Bệnh nhân thở máy bị tụt áp đột ngột cần được nhanh chóng xem xét khả năng bị tràn khí màng phổi áp lực. Nếu bệnh nhân có giảm rì rào phế nang và gõ bang, tràn khí màng phổi áp lực nên được điều trị ngay lập tức mà không cần xác nhận lại qua chụp X quang.

Điều trị tràn khí màng phổi

Xem chi tiết: Điều trị tràn khí màng phổi: 5 nguyên tắc quan trọng nhất

  • Giảm áp bằng kim ngay lập tức đối với tràn khí màng phổi áp lực
  • Quan sát và theo dõi ảnh chụp X quang đối với tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát nhỏ, không có triệu chứng
  • Chọc hút qua catheter đối với tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát nhiều hoặc có triệu chứng
  • Đặt ống dẫn lưu màng phổi đối với tràn khí màng phổi thứ phát hoặc sau chấn thương

Bệnh nhân nên được cung cấp oxy cho đến khi có kết quả chụp X quang ngực do oxy làm tăng khả năng hấp thu khí trong màng phổi. Hướng điều trị sau đó phụ thuộc vào loại, kích thước và ảnh hưởng của tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát <20% và không gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến hô hấp hoặc tim mạch có thể được theo dõi an toàn mà không cần điều trị nếu các kết quả chụp X quang sau 6 và 48 giờ không có tiến triển. Tràn khí màng phổi tự phát lớn hoặc có triệu chứng cần được chọc hút bằng catheter. Một biện pháp khác có thể thực hiện là đặt ống dẫn lưu. 

Chọc hút qua catheter được thực hiện bằng cách đưa một ống thông tĩnh mạch nhỏ hoặc ống thông đuôi lợn vào trong ngực tại khoang liên sườn 2 đường giữa đòn. Catheter được gắn vào ba chạc và bơm tiêm không khí được lấy ra từ khoang màng phổi qua ba chạc vào trong ống tiêm rồi đẩy ra ngoài. 

Ống dẫn lưu màng phổi thường được chỉ định để điều trị tràn khí màng phổi thứ phát và sau chấn thương. Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sau khi thực hiện thủ thuật y tế có triệu chứng được điều trị tốt nhất bằng phương pháp chọc hút khí. 

Tràn khí màng phổi áp lực là trường hợp cấp cứu y khoa và cần được chẩn đoán dựa trên lâm sàng; không nên lãng phí thời gian để xác nhận bằng ảnh chụp X quang ngực. Bệnh này cần được điều trị ngay bằng cách đưa kim 14G hoặc 16G với một ống thông qua thành ngực tại khoang liên sườn thứ hai ở đường giữa đòn. Âm thanh của khí có áp suất cao thoát ra sẽ giúp xác định chẩn đoán. Catheter có thể để mở ngoài không khí hoặc gắn với van Heimlich. Giảm áp cấp cứu phải được thực hiện ngay bằng ống dẫn lưu sau khi rút catheter. 

Biến chứng tràn khí màng phổi

3 vấn đề chính có thể gặp phải khi điều trị tràn khí màng phổi

  • Rò khí
  • Phổi không nở
  • Phù phổi tái giãn

Rò khí thường bị gây ra bởi khiếm khuyết nguyên phát (sự rò rỉ khí từ phổi vào khoang màng phổi), nhưng có thể là do khí rò rỉ từ xung quanh vị trí đặt ống dẫn lưu nếu vị trí này không được khâu lại đúng cách. Rò rỉ khí xảy ra phổ biến hơn ở trần khí thứ phát so với tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát. Các hiện tượng này thường sẽ tự khỏi dưới 1 tuần. 

Những lý do sau đây khiến phổi không nở: 

  • Rò khí dai dẳng
  • Tắc nghẽn nội phế quản
  • Phổi không giãn nở
  • Ống dẫn lưu đặt sai vị trí

Gây dính màng phổi bằng máu, van nội phế quản, nội soi màng phổi hoặc mở lồng ngực sẽ được xem xét nếu tình trạng bị rò khí hoặc phổi không giãn nỡ kéo dài quá 1 tuần.

Phù phổi do phổi giãn nở  xảy ra khi phổi nở ra quá nhanh khi ống dẫn lưu được nối với ấp lực âm sau khi phổi đã xẹp hơn 2 ngày. Cách điều trị là hỗ trợ bằng oxy, thuốc lợi tiểu và trợ tim nếu cần. 

Phòng ngừa tràn khí màng phổi

Tỷ lệ tái phát gần lên đến 50% trong 3 năm sau lần tràn khí nguyên phát lần đầu. Quy trình phòng ngừa hữu hiệu nhất là phẫu thuật lồng ngực có hỗ trợ video (VATS), trong đó các vết rách được khâu và gây dính màng phổi được thực hiện bằng cách chà xát màng phổi, cắt bỏ màng phổi thành hoặc phun bột talc. Ở một số trung tâm y tế, phẫu thuật mở lồng ngực vẫn được sử dụng. Các thủ thuật này được khuyến khích khi đặt catheter không giải quyết được tình trạng tràn khí màng phổi tự phát, thứ phát. Tỷ lệ tái phát sau khi thực hiện các thủ thuật này rơi vào dưới 5%. Nếu không thể thực hiện được hoặc chống chỉ định nội soi lồng ngực thì có thể thực hiện gây dính bằng hóa chất thông qua ống dẫn lưu. Thủ thuật này ít xấm lấn hơn nhưng chỉ làm giảm tỷ lệ tái phát xuống khoảng 25% 

Tóm lược

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xuất hiện ở những người không có bệnh phổi, ở những nam giới trẻ tuổi, cao gầy ở độ tuổi thiếu niên và tuổi 20.

Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát xuất hiện ở những người mắc bệnh phổi và thường là kết quả của việc bóng và kén khí bị vỡ ở bệnh nhân COPD mữc độ nặng

Chẩn đoán bằng chụp X quang ngực, ngoại trừ tràn khí màng phổi áp lực cần được chẩn đoán dựa vào lâm sàng ngay khi nghi ngờ có khả năng xảy ra.

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát dưới 20% và không xuất hiện các triệu chứng về hô hấp hoặc tim mạch có thể được theo dõi an toàn không cần điều trị nếu lần chụp X quang ngực sau 6 và 48 giờ không có triển.

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát mức độ lớn hoặc có triệu chứng cần được điều trị bằng cách đặt catheter hoặc đặt ống dẫn lưu màng phổi.

Tràn khí màng phổi thứ phát và sau chấn thương thường được điều trị bằng đặt ống dẫn lưu.

VATS và các thủ thuật khác có thể giúp ngăn ngừa tràn khi màng phổi tự phát tái phát. Nếu không được ngăn ngừa thì tràn khí màng phổi có tỷ lệ tái phát lên đến 50% trong vòng 3 năm.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Đây là căn bệnh nguy hiểm do nhiều nguyên nhân khác nhau vì vậy chúng ta cần bổ sung nhưng loại thực phẩm tốt cho cơ thể: Nước, Trái cây có múi, Rau lá xanh, Cá có dầu,...
Xem thêm
Hội chứng 3 giảm trong tràn dịch màng phổi đây là một thuật ngữ được sử dụng trong y học có thể được hiểu là: giảm âm khi nghe phổi, giảm rung thanh, gõ đục. Hội chứng này thường được phát hiện thông qua việc thăm khám lâm sàng ở những trường hợp nghi ngờ phổi bị tràn dịch.
Xem thêm
Chọc hút dịch màng phổi là thủ thuật quan trong nhằm kết hợp với các biện pháp khác để có chẩn đoán xác định, và hỗ trợ bệnh nhân cải thiện triệu chứng khó thở nếu lượng dịch nhiều.
Xem thêm
Ho: có thể là ho khan ban đầu, khi vận động mạnh hoặc trở mình sẽ khiến cơn ho tăng dần, ho có đờm,… T Đau tức ngực, khó thở, đau ngực nhiều hơn khi ho hoặc hắt hơi, đau âm ỉ ở bên tràn dịch, đau tăng khi nằm nghiêng về phía đối diện hoặc khi hít thở sâu. Sốt: khi bệnh mới khởi phát sẽ có biểu hiện sốt nhẹ. Khi bệnh nặng hơn, bị viêm hay nhiễm trùng phổi và các cơ quan xung quanh sẽ khiến người bệnh sốt cao hơn (khoảng 39 - 40 độ C). Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, sút cân, chán ăn,…
Xem thêm
Nghỉ ngơi hợp lý Tập hít thở sâu Quan tâm đến chế độ ăn uống là cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà đơn giản nhất Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà: Bỏ hút thuốc Uống thuốc Cách điều trị tràn dịch màng phổi tại nhà bằng các bài tập thể dục
Xem thêm
Tràn dịch màng phổi là do nhiều nguyên nhân gây ra nên nếu bạn không xác định được chính xác nguyên nhân, điều trị không đúng cách, không điều trị tận gốc được căn nguyên thì tình trạng tràn dịch màng phổi có thể tái diễn nhiều lần.
Xem thêm
Bệnh có thể tái phát nhanh chóng ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, một số người thì không bị tái phát. Một nghiên cứu trên 288 bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi đã cho thấy tỷ lệ không tái phát là 76,6% sau 6 tháng và 73,3% sau 12 tháng.
Xem thêm
Tràn dịch màng phổi ác tính là do các tế bào ung thư phát triển trong khoang màng phổi gây ra tổn thương màng phổi và dẫn đến tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi ác tính còn gặp trong trường hợp ung thư di căn vào các hạch bạch huyết ở trung thất, làm tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và dẫn đến tràn dịch màng phổi. Những triệu chứng lâm sàng là chưa đủ để chẩn đoán, ngoài ra còn phải kết hợp các phương pháp cận lâm sàng
Xem thêm
Sự mất cân bằng của các yếu tố trên do các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn tới sự rối loạn lưu thông của dịch màng phổi gây ra tràn dịch màng phổi.
Xem thêm
Tràn dịch màng phổi có thể lây. Tuy nhiên, chỉ lây từ người này sang người khác trong trường hợp người bệnh bị tràn dịch màng phổi kết hợp với lao phổi.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tràn dịch màng phổi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!