Điều trị tràn khí màng phổi: 5 nguyên tắc quan trọng nhất

Tràn khí màng phổi là tình trạng phổi bị xẹp, không khí xâm nhập vào khoang màng phổi. Chính lượng khí này ép vào phía ngoài phổi và làm phổi xẹp xuống. Tràn khí màng phổi có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần phổi.

Video Tràn khí màng phổi nguy hiểm như thế nào?

5 nguyên tắc khi điều trị tràn khí màng phổi: loại bỏ khí, giảm rò rỉ khí, bít lỗ rò màng phổi, thúc đẩy tái mở rộng và ngăn ngừa tái phát. Điều trị các bệnh cơ bản, ngăn ngừa và xử lý các biến chứng cũng rất quan trọng. Cốt lõi của các phương pháp điều trị là dựa trên các nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh sinh khác nhau. Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi có bệnh tiềm ẩn không được điều trị kịp thời và dứt điểm thì có thể đẫn dến suy hô hấp. Do đó việc duy trì chức năng hô hấp cần thiết và ổn định huyết động là bước đầu tiên của quá trình điều trị.

Dẫn lưu màng phổi bằng catheter. Nguồn: bd.com 

Loại bỏ khí là bước điều trị tràn khí màng phổi đầu tiên và quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút bằng kim vã dẫn lưu màng phổi bằng catheter. Sự tiến triển dựa trên sự phát triển của vật liệu, vị trí thực hiện thủ thuật và hoàn cảnh đặc biệt. Chọc hút bằng kim giúp loại bỏ khí hoàn toàn từ lần thực hiện đầu tiên. Để tiếp cận mục tiêu thì nên chọc hút ở bất kỳ vị trí nào trên khoang ngực kể cả một số vị trí nguy hiểm như hố thượng đòn và vùng dưới đòn (có hỗ trợ bằng siêu âm hoặc chụp CT). Ngoài ra, phải tránh gây ra tổn thương mới trong quá trình tái giãn nở. Cách tiếp cận hiện nay là sử dụng ống cannula hoặc kim tiêm tĩnh mạch nối với thiết bị van Heimlich một chiều để nâng cao hiệu quả và giúp người bệnh sinh hoạt thuận tiện hơn. Trong tương lai có thể xuất hiện phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tốt hơn sử dụng kim phi kim loại. Bệnh nhân mắc tràn khí màng phổi thứ phát, đặc biệt là những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc bệnh lao có tỷ lệ thực hiện thành công chọc hút bằng kim thấp.

Dẫn lưu màng phổi bằng kim và cả chọc hút dịch màng phổi cần được thực hiện trên các vị trí tối ưu nhất, thao tác an toàn, ít gây đau đơn và ít tắc nghẽn. Những điều này có thể xung đột lẫn nhau. “Dẫn lưu hiệu quả và ít tắc nghẽn hơn” đòi hỏi ống thông lớn hơn, cứng hơn và nhiều lỗ hơn. Tuy nhiên điều này lại khiến việc đặt ống thông trở nên khó khăn và gây đau sau phẫu thuật. Hiện nay, các ống thông dùng một lần với catheter hỗ trợ được sử dụng phổ biến chẳng hạn như ống thông nhỏ có thể được nối với van Heimlich. Ưu điểm của các loại ống này là chúng có chất liệu và thân xốp nên không dễ bị gập, méo, đùn và tắc. Nhờ vào đặc điểm này mà chúng có thể được sử dụng ở một số vị trí nguy hiểm để thoát khí màng phổi cục bộ. Ngày càng có nhiều thử nghiệm cho thấy dẫn lưu bằng catheter có lỗ nhỏ hơn sẽ không kém hiệu quả hơn so với ống có lỗ lớn hơn. Ống thông nhỏ hơn an toàn hơn, xâm lấn tối thiểu, ít đau, ít biến chứng, phục hồi nhanh hơn và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đường kính không nên quá nhỏ, thường 8-10F hoặc 10-12G, 14F là lớn nhất. Tràn khí màng phổi sau chấn thương có thể yêu cầu đặt một ống thông lồng ngực có lỗ lớn hơn.

Theo khuyến cáo trong hướng dẫn tràn khí màng phổi của Hiệp hội Lồng ngực Anh năm 2010, chọc hút bằng kim (14-16G) có hiệu quả giống với dẫn lưu ngực với kim lỗ lớn. Tuy nhiên, nếu thất bại thì không nên sử dụng lại phương pháp chọc hút bằng kim và ống dẫn lưu có lỗ nhỏ (<14F) sẽ là biện pháp thay thế tốt hơn. Mặt khác, ống dẫn lưu ngực có lỗ nhỏ nên là lựa chọn hàng đầu, đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh phổi từ trước.

Dụng cụ dẫn lưu bao gồm bình chống thấm và thiết bị hút áp suất âm. Chưa có tiến triển đáng kể nào đối với bình chống thấm và nó có thể thu thấp chất lỏng được dẫn lưu hoặc nối với bộ điều chỉnh áp suất âm. Vẫn có nhiều tranh cãi về việc hút áp suất âm liên tục vì hút áp suất âm “thích hợp” không chỉ đẩy nhanh quá trình thoát khí và chữa lành vết rò màng phổi mà còn tránh tắc nghẽn ống thông do dính phải màng phổi hoặc các dải xơ. Nếu có hiện tượng rò rỉ khí liên tục hoặc quá trình tái giãn nở không hoàn toàn thì nên cân nhắc hút ấp suất âm. Hiện nay người ta thường sử dụng hệ thống hút áp suất thấp khối lượng cao và bộ điều chỉnh áp suất chung trong phạm vi 5-20cm H2O. Phù phổi tái giãn là biến chứng nguy hiểm nhất nhưng lại hiếm gặp. 

Trong trường tràn khí màng phổi y sinh không có lỗ rò màng phổi, có thể cần quan sát bằng kẹp trước khi rút nội khí quản. Nhóm đồng thuận ACCP cho rằng nên kẹp ống trong khoảng 4 giờ đối với trường hợp tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát và 5-12 giờ đối với tràn khí màng phổi tự phát thứ phát. Vẫn có nhiều thắc mắc về lý do tại sao hướng dẫn năm 2010 của BTS lại không đề cập đến việc quan sát có kẹp.

Tình trạng rò rỉ khí liên tục cần được kiểm soát. Phương pháp điều trị chính là chặn con đường rò của màng phổi bằng kẹp titan, thiết bị ghim tuyến tính nội soi, keo sinh học hoặc các vật liệu kết dính khác. Bên cạnh đó cũng cần loại bỏ hoặc phục hồi các bộ phận bị tổn thương. Các thao tác này được thực hiện trong quá trình phẫu thuật hoặc nội soi lồng ngực. Tuy nhiên, các quy định phẫu thuật của mỗi quốc gia đều khác nhau. Những bệnh nhân có kết quả không như mong muốn, khả năng tái phát cao, nguy hiểm đến tính mạng và cơ chế bệnh lý phức tạp đều có xu hướng muốn phẫu thuật. Với sự phát triển của công nghệ, phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video (VATS) và nội soi lồng ngực y tế không quá khác biệt. Mọi người có xu hướng chọn biện pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực gây ít thương tổn nhất. Một phương pháp khác là sử dụng ống soi lòng ngực bằng kim có video.

Phẫu thuật nội phế quản. Nguồn: medicinenet.comPhẫu thuật nội phế quản. Nguồn: medicinenet.com

Một cách khác để giảm rò rỉ khí là phẫu thuật nội phế quản. Phương pháp này tương đối phức tạp nhưng rất thích hợp đối với những trường hợp tràn khí màng phổi khó chữa. Bước đầu tiên là tìm vị trí rò màng phổi phân thùy hoặc phần thùy phổi bằng cách dùng bóng chặn để quan sát bong bóng tràn trong bình dẫn lưu và sự thay đổi áp suất. Nếu bệnh nhân không mắc bệnh phổi sẵn hoặc phẫu thuật lồng ngực hay chấn thương, thùy trên là vị trí có khả năng bị rò rỉ cao nhất và cần được điều trị sơ bộ. Cần phải dựa vào ảnh chụp CT để tìm ra vị trí cần điều trị.

Có một số phương pháp có điểm chung với chặn nội phế quản và giảm thể tích phổi. Van một chiều hoặc van tự động là dụng cụ dùng để chặn. Trong quá trình phẫu thuật, toàn bộ một thùy, đặc biệt là thùy phải trên cần được kiểm soát hoàn toàn. Nếu không, tình trạng tràn khí màng phổi mới sẽ xuất hiện do sự thông khí tăng mạnh ở các phân đoạn khác. 

Phương pháp cơ bản để chữa lành vết rò là tái tạo hoàn toàn phổi. Điều này có nghĩa là làm cho hai lớp màng phổi khớp với nhau. Các phương pháp khả quan đã được nhắc đến ở phần phía trên của bài viết.

Phổi gần như tái giãn nở và thải khí cùng một lúc. Nhưng để duy trì sự tái giãn nở thì cần giảm rò rit khí và chữa lành các vết nứt. Bệnh nhân cần thực hiện 3 phương pháp điều trị cơ bản là hít thở sâu, ho và luyện tập phục hồi chức năng để giúp tái tạo phổi. Nếu đờm gây xẹp phổi thì cần thực hiện hút nội soi để làm thông đường thở.

Bên cạnh yếu tố chấn thương hoặc y sinh, tràn khí màng phổi cũng là bệnh tái phát, đặc biệt do các bệnh phổi có tên là tràn khí màng phổi thứ phát gây ra. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tái phát lên đến 70% hoặc hơn. Do đó, ngăn ngừa tái phát là một khía cạnh quan trọng khác trong các nguyên tắc điều trị. Có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc vá lại vết thương ngay cả đối với các nốt phỏng, vết thương, những thay đổi giống với khí phế thũng hoặc các lỗ thủng trên màng phổi. Phẫu thuật mở lồng ngực và cắt màng phổi gây ra chấn thương phẫu thuật lớn hơn nhưng lại có tỷ lệ tái phát thấp nhất (khoảng 1%). Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cần phẫu thuật thì họ cần được đánh giá có phù hợp với phương pháp VATS hay không. Tỷ lệ tái phát của phương pháp này tăng nhẹ (khoảng 5%) nhưng nó mang lại nhiều lợi ích về mặt lâm sàng hơn, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh nặng hơn. Nội soi lồng ngực huỳnh quang (FEAT) có thể cho thấy nhiều sự bất thường tiềm ẩn của màng phổi, giúp xác định hướng đi cho cuộc phẫu thuật tiếp theo.

Gây dính màng phổi. Nguồn: verywellhealth.comGây dính màng phổi. Nguồn: verywellhealth.com

Gây dính màng phổi thường được áp dụng với những bệnh nhân bị tràn khí màng phổi khó chữa hoặc tái phát. Phương pháp này đã trở thành một bước tiêu chuẩn trong nội soi lồng ngực hoặc các quy trình phẫu thuật. Màng phổi phải được kết dính với toàn bộ khoang màng phổi đồng đều nhất có thể . Phương pháp gây dính màng phổi bằng hóa chất y tế phù hợp với những bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật. Bột Talc (không quá 5g bột talc vô trùng không chứa amiăng) hoặc các chất gây xơ hóa khác được dùng để đóng khoang màng phổi có thể dẫn đến viêm vô trùng. Kim hoặc ống thông lồng ngực có thể thay thế ống nội soi.

Ngừng hút thuốc, kiên trì tập luyện chức năng hô hấp, tập thở đúng cách và luyện tập khạc đờm cũng là những cách giúp giảm tái phát tràn khí màng phổi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiềm ẩn ảnh hưởng đến cấu trúc phổi. Gần đây, một số bác sĩ phẫu thuật đang cố gắng gia cố màng phổi nội tạng. Tăng cường các bộ phận đang bị tổn thương của màng phổi bang polyme có thể hấp thụ sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các mụn nước dưới màng cứng mới hoặc bệnh khí phế thũng (thường là lý do khiến bệnh tái phát).

Các biến chứng của tràn khí màng phổi bao gồm tràn dịch, xuất huyết, phù thũng, suy hô hấp, tràn khí trung thất, rối loạn nhịp tim và huyết động không ổn định cần được điều trị thích hợp. Biến chứng của việc điều trị có thể là đau đớn, khí thũng dưới da, chảy máu và nhiễm trùng, phù phổi tái giãn hiếm gặp. Điều trị một cách cẩn thận và được tiêu chuẩn hóa là chìa khóa để ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng.

Một số quốc gia đã liên tục ban hành các hướng dẫn điều trị. Mặc dù các phương pháp điều trị gần giống nhau, một số tiêu chí lựa chọn và đánh giá cụ thể lại khác nhau, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau. Hơn nữa, cũng có sự khác biệt rõ rang trong việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, những khó khăn, thuận tiện trong việc điều trị và khả năng tái phát trong tương lai. Các yếu tố gây ảnh hưởng chính như:

  1. Độ tuổi và tình trạng sức khỏe chung: Những bệnh nhân lớn hơn 60 tuổi hoặc có cơ thể ngoại bì thường dễ tái phát và khả năng chịu đựng phẫu thuật kém hơn.
  2. Tiền sử hút thuốc: người hút thuốc lá dễ tía nghiện và dễ gặp các biến chứng, di chứng
  3. Các bệnh tiềm ẩn và tình trạng đặc biệt: Các bệnh nhân mắc COPD, giãn phế quản, lao, xơ nang, bệnh phổi kẽ, AIDS, …Các bệnh nhân thở máy và phụ nữ có thai cần được quan tâm hơn.
  4. Tràn khí màng phổi ban đầu hoặc tái phát: tràn khí màng phổi tái phát cần được điều trị tích cực hơn, có thể cần gây dính màng phổi.
  5. Triệu chứng: mức độ khó thở và suy hô hấp là hai tiêu chuẩn quan trọng nhất. Nếu bệnh kèm theo tình trạng giảm độ bão hòa oxy và huyết động không ổn định thì người bệnh phải được điều trị tích cực và kịp thời.
  6. Kích thước tràn khí màng phổi: ít đáng chú ý hơn các triệu chứng điển hình. Các hướng dẫn chính chỉ đơn giản là phân biệt kích thước lớn hay nhỏ dựa trên khoảng cách của bề mặt màng phổi tới thành ngực trên ảnh chụp X quang. Chụp X quang phổi có thể cho thấy nhiều thông tin hơn. Chụp CT và siêu âm phổi đang dần được sử dụng phổ biến và nhận được nhiều sự chú ý hơn.
  7. Các dạng tràn khí màng phổi đặc biệt: tràn khí màng phổi áp lực, hai bên hoặc có liên quan đến kinh nguyệt.
  8. Khoảng thời gian tràn khí màng phổi: tình trạng tràn khí màng phổi càng kéo dài thì càng khó để thực hiện tái giãn phổi. Tái giãn phổi trong một khoảng thời gian ngắn có thể dẫn đến nguy cao bị cơ phù phổi tái giãn.
  9. Sự tự nguyện của bệnh nhân cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất.

Nhìn chung, những bệnh nhân gặp phải tình trạng bệnh phức tạp thường cần được điều trị sớm, tích cực hơn hoặc thậm chí được chuyển tuyến phẫu thuật sớm hơn. Cung cấp oxy ngay từ ban đầu và quan sát (ngoại trừ sơ cứu) là cần thiết.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!