Thuốc Cozytal - Điều trị ho - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Cozytal thường được dùng để điều trị ho. Vậy thuốc Cozytal được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Cozytal

Cozytal có thành phần chính là Acetaminophen, Chlorpheniramine, Guaifenesin

Acetaminophen là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin thông qua tác dụng phóng bế cạnh tranh các thụ thể H1 của các tế bào tác động, chlorpheniramin tác dụng ở liều rất thấp, ít có tác dụng an thần. Đồng phân hữu tuyền của chlorpheniramin là dexchlorpheniramin tác dụng mạnh hơn so với chlorpheniramin.

Guaifenesin dẫn chất do hóa hợp giữa guaiacol và glycerin (guaiphenesin) làm loãng đờm nhày dính bằng cách làm tăng lượng dịch tiết đường hô hấp. Có tác dụng long đờm.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Cozytal

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang

Với thành phần và hàm lượng

Paracetamol 500 mg

Dextromethorphan.HBr 10mg

Clorpheniramin maleat 2 mg

Giá thuốc: 70.000 VND/Hộp 10 vỉ x 10 viên

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cozytal

Chỉ định

Thuốc được chỉ định trong  cảm cúm, ho, nhức đầu, nghẹt mũi

Cảm cúm, ho, nhức đầu, nghẹt mũi, sổ mũi theo mùa hoặc quanh năm, sung huyết mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang và thanh quản, đau nhức cơ khớp có hay không có sốt, nổi mề đay, phòng ngừa các phản ứng ở những người nhạy cảm khi truyền máu hay huyết thanh.

Chống chỉ định

  • Tiền sử nhạy cảm với Paracetamol, Dextromethorphan HBr, Clorpheniramin maleat.
  • Suy chức năng gan, thận. Người bệnh đang lên cơn hen cấp. Glôcom góc hẹp.
  • Phì đại tuyến tiền liệt.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng.
  •  Người đang lái xe, vận hành máy móc

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Cozytal

Cách sử dụng

Uống với nước, nuốt nguyên viên

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi : uống 1 - 2 viên/ lần, ngày 2 - 3 lần
  • Trẻ em từ 7 - 12 tuổi : uống 1 viên/ lần, ngày 1 - 2 lần

Tác dụng phụ thuốc Cozytal

Nhịp tim nhanh là tác dụng phụ có thể gặp

Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Không rõ tần suất

  • Thần kinh: Ngây ngất, ngủ sâu, hoặc rối loạn thần kinh trung ương, hoảng sợ, khó chịu, kích thích chóng mặt, đau đầu, lo âu, run và thậm chí ảo giác, co giật.
  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, khô miệng, buồn nôn.
  • Toàn thân : Mệt mỏi.
  • Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh.
  • Hướng dẫn cách xử trí ADR: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cozytal

Lưu ý chung

  • Người bệnh ho có quá nhiều đờm, ho mãn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.
  • Người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị suy giảm hô hấp.
  • Người bệnh mạch vành, đau thắt ngực và đái đường.
  • Trẻ em bị dị ứng với dextromethorphan.
  • Tác dụng an thần và chống tiết acetylcholine của thuốc tăng lên khi dùng chung với rượu và nước giải khát có cồn.
  • Người bệnh cao tuổi.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Không dùng thuốc khi đang vận hành máy móc tàu xe vì thuốc gây buồn ngủ và làm chậm phản xạ.

Thời kỳ mang thai

Không dùng thuốc trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Không dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc Cozytal

Thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Bạn cần chú ý không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Thuốc chẹn beta (ví dụ như propranolol), thuốc ức chế catechol-O-methyltransferase (COMT) (ví dụ như tolcapone), furazolidone, indomethacin, isoniazid, thuốc ức chế monoamine oxidase (ví dụ như phenelzine), sodium oxybate (GHB) hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng (ví dụ như amitriptyline) bởi vì nguy cơ mắc các tác dụng phụ của acetaminophen + chlorpheniramine + dextromethorphan + phenylephrine có thể tăng cao;
  • Thuốc chống đông (ví dụ như warfarin), digoxin, hoặc droxidopa bởi vì nguy cơ bị chảy máu, nhịp tim bất thường hoặc đau tim có thể tăng cao;
  • Bromocriptine hoặc các hydantoin (ví dụ như phenytoin) bởi vì acetaminophen + chlorpheniramine + dextromethorphan + phenylephrine có thể làm tăng các tác dụng phụ của các loại thuốc này;
  • Guanadrel, guanethidine, mecamylamine, methyldopa, hoặc reserpine bởi vì acetaminophen + chlorpheniramine + dextromethorphan + phenylephrine có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiền sử mắc các bệnh lý về tuyến thượng thận (ví dụ như u tuyến thượng thận);
  • Bệnh tim mạch;
  • Tăng huyết áp;
  • Tiểu đường;
  • Các bệnh mạch máu;
  • Đột quỵ;
  • Tăng nhãn áp;
  • Tình trạng tắc nghẽn ở dạ dày, bàng quang, hoặc ở ruột;
  • Viêm loét;
  • Khó tiểu tiện;
  • Phì đại tuyến tiền liệt hoặc các bệnh lý khác về tuyến tiền liệt;
  • Co giật;
  • Tăng năng tuyến giáp;
  • Bệnh gan hoặc bệnh thận nặng; nếu bạn uống 3 hoặc nhiều hơn 3 loại thức uống chứa cồn vào mỗi ngày;
  • Tiền sử từng bị hen suyễn;
  • Ho mãn tính, bệnh phổi (ví dụ như viêm phế quản mãn tính, khí phế thủng);
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
  • Nếu bạn hút thuốc hoặc có tiền sử từng nghiện rượu.

Bảo quản thuốc Cozytal

Thuốc nên được bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: Trường hợp quá liều có thể biểu hiện ở bệnh nhân như buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, tê mê, ảo giác. Nặng hơn thì bị suy hô hấp, co giật. Loạn trương lực, loạn nhịp tim, trụy tim mạch.

Điều trị: Chỉ định các biện pháp yểm trợ tổng quát và điều trị thích hợp, sau đó kiểm tra theo dõi lâm sàng. Hỗ trợ bằng cách dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch để giải độc dextromethorphan. Dùng siro ipeca để gây nôn sau đó dùng than hoạt để hấp thu.

Xử trí khi quên liều

Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!