Tại sao mít lại tốt cho bạn? Dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Mít là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, ngày càng được ưa chuộng trong những năm gần đây. Đó là vì mít có một hương vị ngọt ngào đặc biệt và có thể được sử dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau.

Video: Ăn mít thế nào để tốt cho sức khỏe?

Mít cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Bài viết này sẽ thảo luận về những lợi ích của mít và cách sử dụng loại quả độc đáo này trong chế độ ăn uống.

Những thông tin chung về mít

Mít là một loại trái cây được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Loại quả đặc sắc này có nguồn gốc từ Nam Ấn Độ. Mít là một thành viên của họ thực vật Moraceae, bao gồm quả vả, dâu tằm và quả bánh mì. Mít có vỏ ngoài nhiều gai và có màu xanh hoặc vàng.

Một điểm đặc biệt của quả mít là kích thước quả khá lớn. Đây là loại trái cây lớn nhất trên thế giới, nó có thể nặng tới 35 kg.

Mít có một hương vị trái ngọt ngào, thơm ngát, tinh tế. Hương vị này được cho là sự pha trộn hài hòa của các loại trái cây như táo, dứa, xoài và chuối. Những người ăn chay thường sử dụng loại quả này để thay thế thịt do kết cấu của mít tương tự với thịt vụn. Vì mít có thể chịu được khí hậu nhiệt đới nên nó có thể là một nguồn thực phẩm giàu calo và carbohydrat cung cấp cho người dân, đặc biệt là các nước đang phát triển vào thời điểm khó khăn.

Mặc dù mít được trồng ở các khu vực nhiệt đới, nhưng nó đang trở nên phổ biến hơn ở mọi nơi trên thế giới, thậm chí xuất khẩu sang châu Mỹ. Đây là loại quả đặc sản vào mùa hè. 

Múi mít là phần ngon nhất, ngoài ra còn có xơ mít, xơ mít non và xơ mít khi chín đều có thể ăn được. Xơ mít có thể được chế biến trong các món ăn ngọt và mặn, bao gồm cả món tráng miệng và cà ri. Hạt mít cũng có thể luộc lên và ăn được, vị bùi.

Tóm tắt: Mít là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo có hương vị ngọt thơm đặc sắc được ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể ăn mít trực tiếp hoặc chế biến theo nhiều cách khác nhau.

Thành phần dinh dưỡng của mít

Mít là loại quả giàu dinh dưỡng. Nguồn: HealthlineMít là loại quả giàu dinh dưỡng. Nguồn: Healthline

Mít là loại quả giàu chất dinh dưỡng. Mít chứa một lượng calo vừa phải, một khẩu phần (165g) múi mít cung cấp 155 calo. Trong đó, lượng tinh bột trong mít cung cấp đến 92% calo, còn lại là từ protein và một lượng nhỏ chất béo. Hơn nữa, mít chứa hầu hết mọi loại vitamin và khoáng chất mà bạn cần, cũng như có một lượng chất xơ.

Một khẩu phần (165g) múi mít cắt lát cung cấp các chất dinh dưỡng như sau:

  • Lượng calo: 155 calo
  • Tinh bột (carbs): 40 gam
  • Chất xơ: 3 gam
  • Chất đạm: 3 gam
  • Vitamin A: 10% RDI (giá trị cho phép hàng ngày)
  • Vitamin C: 18% RDI
  • Riboflavin: 11% RDI
  • Magiê: 15% RDI
  • Kali: 14% RDI
  • Đồng: 15% RDI
  • Mangan: 16% RDI

Điều làm nên sự độc đáo của mít so với các loại trái cây khác là hàm lượng protein trong mít. Một khẩu phần mít cung cấp hơn 3 gam protein, cao hơn so với loại quả khác, chẳng hạn như táo và xoài cung cấp từ 0-1 gam protein.

Mít cũng giàu chất chống oxy hóa, có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Tóm tắt: Mít là loại quả bổ dưỡng và an toàn. Mít cung cấp một lượng calo vừa phải nhưng kèm nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.

Ăn mít giúp kiểm soát đường huyết

Mít có một số đặc tính có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đó là bởi vì, mít có chỉ số đường huyết (GI) khá thấp. GI là thước đo lượng đường trong máu tăng nhanh như thế nào sau khi ăn một loại thực phẩm. GI thấp là do chất xơ trong mít cao, chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp ngăn ngừa sự tăng đột biến đường huyết sau khi ăn. Chế độ ăn uống bao gồm nhiều thực phẩm có GI thấp đã được chứng minh là hữu ích giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Hơn nữa, mít cũng cung cấp một số protein, có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng quá nhanh sau bữa ăn. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng, những người trưởng thành tiêu thụ một lựơng chất chiết xuất từ hạt mít có sự cải thiện đáng kể lượng đường trong máu.

Ngoài ra, một nghiên cứu trên chuột mắc bệnh đái tháo đường cho thấy chiết xuất từ lá mít giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói và giúp kiểm soát đường huyết lâu dài. Những tác dụng này được cho là do hàm lượng chất chống oxy hóa flavonoid trong mít, một loại hoạt chất có khả năng giúp kiểm soát đường huyết tốt. Mặc dù kết quả từ những nghiên cứu này đầy hứa hẹn, nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu về những người ăn mít tươi để xác nhận những lợi ích tiềm năng này.

Tóm tắt: Mít có chỉ số đường huyết thấp nhưng lại cung cấp một lượng chất xơ, protein và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. 

Mít giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật

Mít có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Chất chống oxy hóa này bảo vệ các tế bào khỏi quá trình oxy hóa và giúp chống viêm. Các gốc tự do tác động lên cơ thể trong quá trình oxy hóa gây ra những phản ứng tiêu cực. Chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các tác động tiêu cực đó.

Các chất chống oxy hóa có nhiều nhất trong mít như:

Vitamin C: Mít có chứa một lượng lớn vitamin C, có tác dụng ngăn ngừa quá trình viêm và việc hình thành các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và ung thư.

Carotenoid: Carotenoid đã được chứng minh là giúp giảm viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác nhau, chẳng hạn như đái tháo đường típ 2 và bệnh tim mạch.

Flavanones: Flavanones chứa các đặc tính chống viêm có thể giúp giảm lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp và mức cholesterol máu. Nhờ đó, flavanones giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường típ 2 và bệnh tim mạch. 

Tóm tắt: Mít có chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi giúp ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Các lợi ích sức khỏe tiềm năng khác

Mít được cho là có một số lợi ích sức khỏe khác, tuy nhiên vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể.

Tăng sức khỏe miễn dịch: Hàm lượng vitamin A và C trong mít giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật.  Đã có nghiên cứu cho thấy rằng, ăn trái cây này cũng giúp làm giảm nguy cơ nhiễm virus.

Ngăn ngừa các vấn đề về da: Loại quả này cung cấp một số chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, có thể cải thiện sức khỏe làn da. Có một bằng chứng cho thấy rằng ăn mít có thể làm chậm quá trình lão hóa da, tuy nhiên độ chắc chắn của nghiên cứu chưa cao.

Sức khỏe tim mạch: Mít có thể có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhờ hàm lượng kali, chất xơ và chất chống oxy hóa. Hơn nữa, hạt mít và chiết xuất từ hạt đã được sử dụng trong y học cổ truyền của Ấn Độ và Sri Lanka để điều trị một số bệnh như: hen phế quản, tiêu chảy và loét dạ dày, tuy những tác dụng này chưa bao giờ được chứng minh một cách khoa học. 

Mặc dù những lợi ích kể trên chưa được chứng minh đầy đủ bởi các nghiên cứu khoa học, nhưng bổ sung mít vào chế độ ăn uống là điều hoàn toàn khả thi và an toàn, giúp cải thiện sức khỏe cho mọi người.

Tóm tắt: Mít có nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn được biết đến, tuy nhiên chúng chưa được chứng minh đầy đủ bằng các nghiên cứu khoa học.

Rủi ro khi ăn mít

Mặc dù mít an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng một số người có thể cần hạn chế hoặc tránh ăn mít. Một số người có thể bị dị ứng với mít, đặc biệt là những người bị dị ứng với phấn hoa bạch dương sẽ có nguy cơ cao hơn.

Hơn nữa, do khả năng làm giảm lượng đường trong máu, những người mắc bệnh đái tháo đường có thể cần phải thay đổi liều lượng thuốc nếu họ ăn mít thường xuyên.

Tuy nhiên, việc ăn mít chưa bao giờ ghi nhận có tác dụng phụ nghiêm trọng nào. Do đó, nó an toàn cho hầu hết mọi người.

Tóm tắt: Hiện không có bất kỳ ghi nhận nào liên quan đến việc ăn mít, ngoại trừ những người bị dị ứng với mít.

Chế biến mít như thế nào

Nhút mítNhút mít

Mít có thể được chế biến và sử dụng nhiều cách, tạo ra nhiều món ăn. Để chế biến, trước tiên bạn hãy bổ quả mít làm đôi, bóc múi, bỏ vỏ và tách hạt. Bạn có thể làm thủ công với dao. Cần lưu ý là phần nhựa mít màu trắng bên trong quả mít rất dính, vì vậy bạn nên đeo găng tay khi bổ mít.

Mít có thể được dùng để ăn kèm hoặc nấu thành các món ngọt và mặn, tùy thuộc vào độ chín của quả. Trái cây chưa chín thường chế biến các món ăn mặn, ví dụ: Xơ mít muối (nhút mít), xơ mít xào, nhút mít nấu canh cá, kho cá nhút mít cũng rất ngon.... Còn múi mít chín có vị ngọt thơm đậm, là món tráng miệng rất tuyệt vời.

Mít tươi có thể khó mua những khi trái mùa. Tuy nhiên, mít đóng hộp sẵn thì luôn tiện lợi, có sẵn trong cửa hàng thực phẩm. 

Những người ăn chay và ăn chay trường thường sử dụng mít thay thịt do có kết cấu giống nhau. Ví dụ, bạn có thể sử dụng múi mít để thay thế thịt trong món bánh tét mít bằng cách nấu chín rồi kết hợp với rau và gia vị. Ngoài ra, bạn có thể cho mít vào món cà ri hoặc súp. Trái cây chín cũng có hương vị tuyệt vời khi được ăn kèm với sữa chua hoặc bột yến mạch.

Hạt mít cũng có thể ăn được. Chúng có thể được rang hoặc luộc và tẩm với gia vị. Thậm chí có thể sử dụng hạt mít để làm sốt hummus.

Tóm tắt: Mít là loại thực phẩm khá đa năng. Múi mít có thể ăn trực tiếp, có thể chế biến món chay thay cho thịt, xơ mít non hoặc xơ mít chín chế biến nhiều món mặn. 

Những điểm cần nhớ

Mít là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có nhiều lợi ích. Nó chứa nhiều dưỡng chất và cả các chất chống oxy hóa. Mít giúp kiểm soát lượng đường trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch và đái tháo đường. 

Bạn có thể dễ dàng đưa mít vào chế độ ăn uống của mình bằng nhiều cách: ăn trực tiếp, hoặc chế biến thành các món ăn khác nhau. Mít là thực phẩm thay thế thịt, làm nên các món ăn chay tuyệt vời.

Mít tươi thường có vào mùa hè, nhưng bạn có thể tìm thấy mít đóng hộp ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa quanh năm.

Quả mít và các món chế biến từ xơ mít, múi mít đều rất ngon, tốt cho sức khỏe và là một loại thực phẩm độc đáo, đáng để thử. Bạn hãy thưởng thức những múi mít thơm ngon, sữa chua mít, chè mít, và thử chế biến các món mặn làm từ xơ mít, múi mít nhé.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Giúp giảm cân Giảm cholesterol xấu Tốt cho người bệnh tiểu đường Giúp tăng tuổi thọ Ngăn ngừa ung thư ruột kết
Xem thêm
Hạt mít rim ngũ vị hương Bánh hạt mít nướng Hạt mít kho đậu phụ
Xem thêm
Hệ miễn dịch Hormone Giải tỏa căng thẳng Ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của thai nhi Hàm lượng muối thấp nhưng hàm lượng chất xơ cao Cung cấp năng lượng Ổn định huyết áp Các khoáng chất khác Ảnh hưởng của mít đối với bà bầu: Tốt cho dạ dày
Xem thêm
Như vậy, câu trả lời cho tiểu đường có được ăn mít không là có thể ăn được. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho biết, mít cung cấp nhiều chất xơ và chất đạm, nhờ đó quá trình tiêu hóa diễn ra từ từ và kiểm soát được lượng đường máu tốt. Ngoài ra, chất xơ trong mít còn giúp no lâu, giảm cơn thèm ăn, vì vậy hỗ trợ giảm cân một cách khoa học cho người bị tiểu đường nhưng thừa cân rất tốt.
Xem thêm
Mít là một trong những loại quả rất giàu vitamin và có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu cho biết, ăn mít nhiều có thể khiến cơ thể chúng ta bị nóng và nổi mụn. Điều này cũng khá dễ hiểu, bởi mít là loại trái cây có chứa lượng đường cực kỳ cao. Đối với các tình trạng da, cơ địa nhạy cảm, dễ nổi mụn nhọt thì ăn mít nhiều chắc chắn sẽ gây nổi mụn.
Xem thêm
Hầu hết phụ nữ thường nghĩ rằng sẽ gây nóng cho cơ thể và gây nổi mụn. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, mít không hề gây nóng cho cơ thể. Mít là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng quan trọng trong chế độ ăn của mỗi người, vì ăn trực tiếp không qua nấu nướng nên có thể giữ nguyên được hàm lượng vitamin và khoáng chất Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, hay bị chắp lẹo mắt không nên ăn nhiều vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu - nguyên nhân gây nên tình trạng mụn nhọt, chốc lở.
Xem thêm
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ ăn mít có thể làm tăng lượng đường trong máu, do mít có chứa ít chất xơ nhưng nhiều carbs. Điều quan trọng là bạn nên tiêu thụ mít một cách điều độ với khẩu phần phù hợp, chẳng hạn như 1⁄2 chén mít (75 gram) sẽ cung cấp khoảng 18 gram carbs. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết (GI) của mít chỉ trung bình ở mức từ 50 – 60 so với thang điểm 100. Do đó, người bị tiểu đường thai kỳ ăn mít ở mức vừa phải sẽ không khiến cho lượng đường trong máu bị tăng nhanh so với việc tiêu thụ các loại thực phẩm khác có mức GI cao hơn.
Xem thêm
Nếu bạn bị dị ứng với mít, bạn nên hạn chế ăn Nếu bạn thích ăn mít và không bị dị ứng, bạn cũng không nên ăn quá nhiều. Việc ăn quá nhiều sẽ khiến bạn có thể tiêu chảy do hàm lượng chất xơ cao. Nếu bạn bị rối loạn máu, ăn mít có thể khiến máu đông nhanh, làm tình trạng này trở nên tồi tệ hơn. Mít có thể làm thay đổi lượng đường ở những phụ nữ bị tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường, hãy hạn chế ăn mít trong thời gian mang thai. Nếu bạn đã từng cấy ghép mô, đừng ăn mít trong thời gian mang thai.
Xem thêm
Về cơ bản, kết hợp mít trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm lượng thịt tiêu thụ từ đó giúp việc giảm cân trở nên hiệu quả hơn, nhưng cũng không nên quá lạm dụng mà chỉ sử dụng mít, hãy kết hợp cùng các loại hạt và trái cây khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Mít
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!