Video ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai
Nếu quá trình thụ thai diễn ra, phôi sẽ làm tổ ở nội mạc tử cung. Các bệnh lý nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như:
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung
- Hội chứng Asherman (dính tử cung)
- Ung thư nội mạc tử cung
- Polyp nội mạc tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- Khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể
- Nội mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày
- Nhiễm virus
Sinh lý hoạt động của nội mạc tử cung
Tử cung được tạo thành từ ba lớp: thanh mạc, cơ tử cung và nội mạc tử cung. Thanh mạc là lớp bên ngoài của tử cung. Lớp này tiết ra một chất dịch lỏng để ngăn cản sự ma sát giữa tử cung và các cơ quan lân cận. Cơ tử cung là lớp giữa tử cung. Đây là lớp dày nhất của tử cung. Lớp này được tạo thành từ các mô cơ trơn dày. Trong thời kỳ mang thai, cơ tử cung giãn nở theo sự phát triển của thai nhi. Trong quá trình chuyển dạ, các cơn co thắt của cơ tử cung sẽ hỗ trợ quá trình sinh nở.
Nội mạc tử cung tạo nên lớp lót bên trong của tử cung. Nó là một lớp niêm mạc và có độ dày thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Nội mạc tử cung cũng được tạo thành từ ba lớp:
- Lớp nền: Còn được gọi là lớp đáy, đây là lớp nội mạc tử cung sâu nhất nằm trên cơ tử cung. Nó không thay đổi nhiều trong suốt chu kỳ. Lớp đáy là cơ sở mà từ đó các lớp thay đổi của nội mạc tử cung phát triển.
- Lớp xốp: Đây là lớp trung gian xốp của nội mạc tử cung.
- Lớp đặc: Đây là lớp ngoài cùng của nội mạc tử cung. Nó mỏng hơn và nhỏ gọn hơn so với các lớp nội mạc tử cung khác.
Lớp xốp và lớp đặc thay đổi đáng kể trong suốt chu kỳ kinh nguyệt. Do đó hai lớp này được gọi là lớp chức năng. Lớp chức năng trải qua ba giai đoạn cơ bản mỗi chu kỳ.
Giai đoạn tăng sinh
Đây là lúc nội mạc tử cung dày lên, để chuẩn bị phôi thai. Giai đoạn này bắt đầu vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và tiếp tục cho đến khi rụng trứng. Hooc môn estrogen rất quan trọng để hình thành nội mạc tử cung.
Nếu nồng độ estrogen quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho nội mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày.
Nội mạc tử cung cũng tham gia vào hệ thống mạch máu trong thời gian này thông qua các động mạch thẳng và xoắn ốc. Các động mạch này cung cấp lưu lượng máu cần thiết cho nội mạc tử cung.
Giai đoạn bài tiết
Trong giai đoạn này, nội mạc tử cung bắt đầu tiết ra các chất dinh dưỡng và chất dịch. Progesterone là hooc môn cần thiết cho giai đoạn này. Giai đoạn này bắt đầu sau khi rụng trứng và tiếp tục cho đến khi hành kinh. Các tuyến của nội mạc tử cung tiết ra protein, lipid và glycogen. Những chất này cần thiết để nuôi dưỡng phôi thai. Chúng cũng ngăn nội mạc tử cung bị thoái hóa.
Nếu phôi thai tự làm tổ vào thành nội mạc tử cung, nhau thai khi phát triển sẽ bắt đầu tiết ra hCG. Hooc môn này đưa tín hiệu cho hoàng thể (trên buồng trứng) tiếp tục sản xuất progesterone, chất duy trì nội mạc tử cung.
Nếu phôi thai làm tổ vào nội mạc tử cung, thì hoàng thể sẽ bắt đầu bị thoái hóa, dẫn đến giảm nồng độ progesterone. Khi progesterone giảm xuống, các tuyến của nội mạc tử cung sẽ ngừng tiết ra chất dịch để duy trì.
Ngoài ra, khi progesterone giảm, các động mạch xoắn ốc cung cấp máu cho nội mạc tử cung bắt đầu co lại. Điều này dẫn đến sự phá vỡ lớp chức năng của nội mạc tử cung. Cuối cùng, nội mạc tử cung được tống ra khỏi tử cung qua kinh nguyệt và chu kỳ bắt đầu lại.
Độ dày nội mạc tử cung
Nếu bạn đang điều trị hiếm muộn, bác sĩ sản khoa có thể đánh giá độ dày nội mạc tử cung qua siêu âm đường âm đạo. Không có tiêu chuẩn rõ ràng về khái niệm “quá mỏng” hoặc “quá dày”. Mỗi bác sĩ có quan điểm khác nhau về vấn đề này.
Điều chúng ta cần biết là nội mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày có thể làm giảm khả năng thành công khi thụ thai. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình làm tổ của phôi hoặc làm tăng tỷ lệ sảy thai. Nội mạc tử cung mỏng cũng có thể là một dấu hiệu của việc giảm khả năng sinh sản nói chung.
Giảm đáp ứng của buồng trứng có liên quan đến nội mạc tử cung mỏng. Bên cạnh đó, việc sử dụng lặp lại thuốc hỗ trợ sinh sản Clomid có tác động tiêu cực đến độ dày nội mạc tử cung.
Việc sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng được nghi ngờ là có thể gây mỏng nội mạc tử cung tạm thời. Chán ăn (dẫn đến chỉ số khối cơ thể thấp) có thể ảnh hưởng đến niêm mạc nội mạc tử cung và khiến nó mỏng đi.
Suy hoàng thể
Giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu sau khi rụng trứng và trải qua giai đoạn bắt đầu hành kinh. Như đã nói ở trên, trong giai đoạn hoàng thể, hooc môn progesterone đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích nội mạc tử cung tiết ra các chất và dinh dưỡng cần thiết. Các chất này vừa duy trì nội mạc tử cung vừa tạo ra một môi trường thích hợp cho phôi thai.
Suy hoàng thể là một nguyên nhân tiềm ẩn của vô sinh. Điều này xảy ra khi nồng độ progesterone không đủ cao hoặc không duy trì đủ lâu để giữ nội mạc tử cung nguyên vẹn và chuẩn bị cho quá trình làm tổ của phôi.
Suy hoàng thể (Luteal Phase Defects - LPD) được chẩn đoán qua sinh thiết nội mạc tử cung. Thủ thuật đôi khi vẫn được thực hiện. Các khiếm khuyết ở giai đoạn hoàng thể có thể được chẩn đoán qua xét nghiệm máu thông thường xác định nồng độ progesterone. Nếu nồng độ không đủ cao hoặc không duy trì đủ lâu, điều này có thể cho thấy sự thiếu hụt pha hoàng thể.
Các dấu hiệu khác của khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể là xuất hiện sau khi rụng trứng nhưng trước khi bắt đầu kinh nguyệt và / hoặc giai đoạn hoàng thể ngắn (dưới 12 đến 14 ngày) trên biểu đồ thân nhiệt cơ bản.
Những phụ nữ lập biểu đồ nhiệt độ cơ thể cơ bản có thể nhận ra dấu hiệu bất thường này trước khi nhận ra mình có vấn đề về khả năng sinh sản. Đây là một trong nhiều ưu điểm của biểu đồ.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung xuất hiện bên ngoài tử cung. Đây là một nguyên nhân phổ biến của vô sinh. Trong khi lạc nội mạc tử cung chủ yếu được xác định là do mô nội mạc tử cung phát triển ở những vị trí không đúng chỗ, nó cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường tử cung, bản thân nội mạc tử cung và quá trình rụng trứng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực đến việc phôi làm tổ ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung, trong khi có những nghiên cứu không chứng minh được điều này.
Polyp nội mạc tử cung hoặc polyp tử cung
Polyp nội mạc tử cung là sự phát triển quá mức của nội mạc tử cung. Các polyp này thường không phải ung thư và mang tính chất lành tính, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sự hiện diện của một polyp nội mạc tử cung có thể gây vô sinh.
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ polyp. Điều này có thể giúp thụ thai mà không cần điều trị hỗ trợ sinh sản khác.
Lạc nội mạc trong cơ tử cung (Adenomyosis)
Adenomyosis là tình trạng nội mạc tử cung phát triển thành lớp cơ tử cung. Bệnh có thể gây đau và chảy nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Dị tật lạc chỗ đôi khi được gọi là “lạc nội mạc tử cung”. Bệnh phổ biến hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh, nhưng cũng có thể gặp ở phụ nữ ở độ tuổi cuối 30 và 40.
Các phương pháp điều trị chính là cắt bỏ nội mạc tử cung (bao gồm nội mạc tử cung) hoặc cắt bỏ tử cung. Cả hai phương pháp điều trị này đều không thích hợp nếu vẫn muốn có con. Đối với những phụ nữ muốn duy trì khả năng sinh sản, có các phương pháp như:
- Thuyên tắc chọn lọc (chỉ nhắm vào vùng u tuyến và không phải toàn bộ nội mạc tử cung)
- Điều trị nội tiết với chất chủ vận GnRH (như Lupron)
- Kết hợp điều trị nội tiết tố và phẫu thuật
Hội chứng Asherman
Hội chứng Asherman là tình trạng kết dính trong tử cung hình thành bên trong tử cung. Đây là mô sẹo phát triển bên trong tử cung. Nguyên nhân có thể do nong và nạo nhiều lần, nhiễm trùng vùng chậu, mổ lấy thai và phẫu thuật tử cung. Đôi khi, không rõ nguyên nhân.
Hội chứng Asherman có thể gây ra khó khăn khi thụ thai và sẩy thai nhiều lần. Hội chứng này có thể được điều trị bằng nội soi tử cung, giúp chẩn đoán và loại bỏ mô sẹo.
Nhiễm trùng nội mạc tử cung do virus
Nhiễm virus nội mạc tử cung có thể gây vô sinh và sảy thai nhiều lần. Mặc dù đây vẫn là giả thuyết và đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, tuy nhiên tình trạng có thể giải thích một số trường hợp vô sinh “không rõ nguyên nhân”.
Một nghiên cứu nhỏ mang tính đột phá đã tìm ra mối liên hệ có thể có giữa virus herpes HHV-6A và vô sinh. Khi nghĩ đến bệnh herpes, mọi người thường nhắc đến bệnh lây truyền qua đường tình dục là virus herpes simplex 2, hoặc HSV-2. Tuy nhiên, herpes simplex chỉ là một loại virus.
Virus herpes cũng là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu, tăng bạch cầu đơn nhân và mụn rộp thông thường. HHV-6 được cho là có thể lây truyền qua nước bọt và được biết đến nhiều nhất là nguyên nhân gây phát ban do virus phổ biến ở trẻ em, ban đỏ.
Giống như các loại virus herpes khác, ngay cả sau khi đợt lây nhiễm ban đầu kết thúc, virus vẫn hoạt động trong cơ thể. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ HHV-6 có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác, ngoài chứng phát ban ở trẻ em.
Một nghiên cứu ở Ý trên 30 phụ nữ vô sinh và 36 phụ nữ ở nhóm chứng (đã sinh ít nhất một con) đã đánh giá mối liên quan của HHV-6A với vô sinh hay không. Tất cả phụ nữ trong nghiên cứu đều được sinh thiết nội mạc tử cung. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số những phụ nữ hiếm muộn, 43% có bằng chứng của virus HHV-6A trong các bệnh phẩm nội mạc tử cung.
Tuy nhiên, không có phụ nữ nào trong nhóm đối chứng (khả năng sinh sản) có dấu vết DNA của HHV-6A trong bệnh phẩm sinh thiết. Cần thực hiện các nghiên cứu lớn hơn và hiện nay vẫn chưa có cách điều trị hiệu quả nhất cho những phụ nữ nhiễm virus HHV-6A.
Một số hướng nghiên cứu có tính khả thi trong tương lai như: thuốc kháng virus hoặc phương pháp điều trị miễn dịch (có nghĩa là làm dịu phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể đối với virus có thể cản trở quá trình làm tổ hoặc tấn công phôi trước khi nó có thể phát triển).
Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung đôi khi còn được gọi là ung thư tử cung. Bệnh gây chảy máu bất thường nên ung thư này thường được chẩn đoán sớm. Chẩn đoán sớm có thể cho phép điều trị bảo tồn khả năng sinh sản.
Chưa đến 5% trường hợp ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ dưới 40 tuổi nên đôi khi không cần quan tâm đến điều trị bảo tồn khả năng sinh sản. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Điều trị tích cực ung thư nội mạc tử cung có thể gây vô sinh. Chẩn đoán sớm là điều cần thiết. Ngoài ra, điều quan trọng là phải trao đổi với bác sĩ rằng bạn còn mong muốn có con trước khi điều trị.
Có những phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản khi chẩn đoán sớm. Ví dụ, điều trị nội tiết tố (thay vì điều trị phẫu thuật) ung thư nội mạc tử cung có thể bảo tồn khả năng sinh sản tốt hơn.
Với điều trị phẫu thuật bảo tồn, phụ nữ sau điều trị ung thư nội mạc tử cung có thể gặp tình trạng mỏng nội mạc tử cung. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ làm tổ và tăng khả năng sẩy thai.
Xem thêm: