Niêm mạc tử cung: Giải phẫu, sự thay đổi và vai trò trong sinh sản

Niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản của phụ nữ, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như khi mang thai. Niêm mạc tử cung hay còn được gọi là nội mạc tử cung, nó đóng vai trò như lớp thành trong của tử cung, hay dạ con - tổ chức hình quả lê, nơi thai nhi phát triển.

Video ảnh hưởng của niêm mạc tử cung tới khả năng mang thai

Những bất thường của nội mạc tử cung có thể đáng lo ngại như lạc nội mạc tử cung, tăng sinh niêm mạc tử cung và ung thư.

Giải phẫu 

Mô học nội mạc tử cung bình thường (Nguồn ảnh Normal Histology)

 Nội mạc tử cung được tạo thành phần lớn từ mô niêm mạc. Chúng bao gồm hai lớp.

Lớp đầu tiên, lớp nội mạc căn bản (lớp đáy), bám vào lớp mô cơ trơn của tử cung được gọi là myometrium. Lớp này đóng vai trò như nơi nội mạc bên trong tử cung bám vào và không thay đổi.

Lớp thứ hai là nội mạc tuyến (lớp nông). Lớp này chịu tác động bởi những thay đổi hooc môn trong chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Do đó lớp nội mạc tuyến còn được gọi là lớp chức năng. Tại đây trứng đã thụ tinh (hay phôi nang) sẽ làm tổ nếu quá trình thụ thai diễn ra. 

Kinh nguyệt và mang thai

Ngay trước khi rụng trứng (giải phóng trứng từ ống dẫn trứng), lớp chức năng của nội mạc tử cung thường xảy ra những biến đổi. Các cấu trúc tuyến tử cung trở nên dài hơn và tăng sinh các mạch máu nhỏ - một quá trình được gọi là quá trình phân bố mạch máu.

Kết quả là, lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn và chứa nhiều máu để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh và giúp nhau thai - cơ quan phát triển trong thời kỳ mang thai cung cấp oxy, máu và chất dinh dưỡng cho thai nhi.

Nếu quá trình thụ thai không diễn ra sau khi rụng trứng, việc hình thành các mạch máu và mô sẽ tự bong và gây chảy máu. Đây là hiện tượng kinh nguyệt.

Máu của kinh nguyệt được tạo thành từ các tế bào bong ra khỏi lớp chức năng của nội mạc tử cung, trộn với máu từ các mạch máu nhỏ bao quanh các tuyến tử cung.

Tuy nhiên ở những người chưa có kinh nguyệt và trong thời kỳ mãn kinh không diễn ra những thay đổi này. Lớp nội mạc tử cung sẽ tương đối mỏng và ổn định.

Các phương pháp kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố cũng có thể có tác dụng tương tự. Những người sử dụng biện pháp tránh thai chỉ dùng progesterone như dụng cụ tử cung Mirena hoặc que cấy tránh thai Nexplanon, cả hai đều ngăn cản sự hình thành lớp chức năng của nội mạc tử cung, kinh nguyệt thường diễn ra nhẹ nhàng hơn.

Bệnh lý nội mạc tử cung

Hầu hết thời gian, lớp nội mạc tử cung có những thay đổi nhất định theo chu kỳ - giống như việc bạn biết mình có đang trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, điều này có thể bị thay đổi do sự bất thường của lớp nội mạc tử cung. Dưới đây là những bệnh lý phổ biến nhất mà phụ nữ có thể gặp phải.

Lạc nội mạc tử cung

Khi lớp nội mạc tử cung dày lên, nó sẽ phát triển bên ngoài tử cung và hình thành ở những khu vực như buồng trứng, ống dẫn trứng hoặc lớp mô khung chậu.

Mặc dù nằm ngoài tử cung, lớp mô này cũng phát triển và sau đó bong ra khi hành kinh. Do lớp mô không nằm trong tử cung nên máu và mô không được tống ra khỏi cơ thể và đọng lại. Cuối cùng, lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến u nang buồng trứng được gọi là u nội mạc tử cung, hình thành các mô sẹo và sự kết dính khiến các cấu trúc trong khung chậu dính vào nhau.

Triệu chứng chính là đau dữ dội - không chỉ khi hành kinh mà còn khi giao hợp, đại tiện hay tiểu tiện. Máu kinh ra nhiều bất thường và bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, đầy hơi hoặc buồn nôn.

Lạc nội mạc tử cung có thể được điều trị bằng thuốc, liệu pháp hooc môn hoặc phẫu thuật, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Khoảng 40% những người bị lạc nội mạc tử cung có khả năng bị vô sinh. Tình trạng vô sinh có thể xảy ra ở một mức độ nào đó do các biến chứng của lạc nội mạc tử cung, chẳng hạn như mô sẹo và sự kết dính trong và xung quanh ống dẫn trứng cùng với mức progesterone thấp có thể ảnh hưởng đến sự hình thành của niêm mạc tử cung— một tình trạng được gọi là không có pha hoàng thể.

Tăng sinh nội mạc tử cung

Đây là tình trạng lớp nội mạc tử cung trở nên quá dày. Điều này thường xảy ra do sự mất cân bằng nội tiết tố. Sự dư thừa của estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, có thể kết hợp với sự thiếu hụt progesterone nếu quá trình rụng trứng không diễn ra.

Đặc điểm của tình trạng này là lớp nội mạc tử cung không bong ra và các tế bào tiếp tục tăng sinh. Tăng sản nội mạc tử cung có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh khi quá trình rụng trứng không đều, hoặc sau khi mãn kinh, khi chu kỳ kinh nguyệt không xảy ra. Bệnh cũng có thể xảy ra ở những người dùng thuốc có tác dụng như estrogen (không có progestin hoặc progesterone) hoặc những người dùng liều cao estrogen sau khi mãn kinh trong một thời gian dài.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm kinh nguyệt không đều, đặc biệt ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), vô sinh hoặc béo phì: Các tế bào mỡ cũng sản xuất ra lượng estrogen dư thừa. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng nội mạc tử cung và cuối cùng là kinh nguyệt nhiều hơn.

Các triệu chứng của tăng sinh nội mạc tử cung như chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường; thời gian ngắn hơn bình thường; hoặc chảy máu bất thường sau khi mãn kinh. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng trên, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa.

Tăng sinh nội mạc tử cung có thể có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, vì các tế bào tăng sản có thể trở nên bất thường. Bệnh có thể thường được điều trị bằng progestin.

Ung thư

Ung thư nội mạc tử cung là do sự phát triển của các tế bào bất thường. Khoảng 90% những người được chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung đều có triệu chứng chảy máu âm đạo bất thường. Các triệu chứng khác có thể có như: tiết dịch âm đạo không có máu, đau vùng chậu, cảm thấy có khối ở vùng chậu hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khi được chẩn đoán sớm (ở giai đoạn 0), tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư nội mạc tử cung được điều trị là 96% .

Nếu kỳ kinh thay đổi đáng kể (chẳng hạn như chảy máu nhiều hơn hoặc kéo dài hơn) hoặc bạn bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh hoặc sau thời kỳ mãn kinh, hãy đến gặp bác sĩ. Có những nguyên nhân ít nghiêm trọng hơn gây ra những triệu chứng này, nhưng tốt nhất bạn nên cẩn thận nếu gặp tình trạng này.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!