Đề thi Học kì 2 Hóa học 8 có đáp án
Đề thi Học kì 2 Hóa học 8 (Đề 11)
-
481 lượt thi
-
22 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
(Cho nguyên tử khối của C = 12, O = 16, H = 1, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Ca = 40, P = 31, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27, N = 14, S = 32, Mn = 55, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137)
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Khí oxi không tác dụng được với chất nào sau đây?
Đáp án D
Khí oxi tác dụng được với hầu hết các kim loại ở nhiệt độ cao trừ Ag, Au, Pt, ...
Câu 2:
Câu 3:
Đáp án C
Điều chế hiđro trong công nghiệp, người ta dùng phương pháp điện phân nước
Câu 4:
Đáp án A
Sự tách oxi khỏi hợp chất gọi là sự khử. Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa. Vậy:
Quá trình Al tạo thành Al2O3 là sự oxi hóa.
Quá trình Fe2O3 tạo thành Fe là sự khử.
Câu 5:
Đáp án A
Ở một nhiệt độ xác định:
Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.
Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.
Câu 6:
Đáp án B
Ta có: \({n_{{O_2}}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125\,\,mol\)
Phương trình hóa học:
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2↑
Theo phương trình, ta có: \({n_{KMn{O_4}}} = 2.{n_{{O_2}}} = 2.0,125 = 0,25\,mol\)
⇒ \({m_{KMn{O_4}}} = 0,25.158 = 39,5\,gam\)
Câu 7:
Đáp án B
Đổi D = 1,198 g/ml = 1198 gam/lít
Gọi thể tích ban đầu của dung dịch HCl là V lít.
⇒ mdd = V.D = V.1198 (gam)
⇒ mHCl = V.1198.25% = 299,5V (gam)
⇒ \({C_M} = \frac{{\frac{{299,5V}}{{36,5}}}}{V} = 8,2M\)
Câu 8:
Đáp án D
100 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được 36,2 gam NaCl.
⇒ 250 gam nước ở 25oC hòa tan tối đa được:
\[\frac{{250 \times 36,2}}{{100}} = 90,5\]gam NaCl.
Câu 9:
Đáp án B
Oxit axit thường là oxit của phi kim như CO2, SO3, P2O5, …
Câu 10:
Sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng được gọi là sự oxi hóa chậm.
Câu 11:
Đáp án D
Một số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là Na, K, Ca, Ba, …
Câu 12:
Đáp án A
H2SO4 là axit có nhiều nguyên tử oxi.
Tên axit: axit + tên phi kim + ic
⇒ Tên gọi của H2SO4 là axit sunfuric.
Câu 13:
Đáp án A
mdd = 15 + 55 = 70 (gam).
⇒ \[C{\% _{(NaCl)}} = \frac{{15}}{{70}} \times 100\% \approx 21,43\% \].
Câu 14:
Đáp án D
Lấy các mẫu thử cho vào 3 ống nghiệm có đánh số thứ tự.
- Cho ít nước vào các ống nghiệm và lắc đều thấy P2O5, Na2O tan ra tạo dung dịch đồng nhất, còn MgO không tan.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Na2O + H2O ⟶ 2NaOH
- Cho hai mẩu quỳ vào 2 ống nghiệm chứa dung dịch, ta thấy:
+ Quỳ đổi sang màu đỏ ⇒ Chất đầu là P2O5.
+ Quỳ đổi sanh màu xanh ⇒ Chất đầu là Na2O.
Câu 15:
Đáp án D
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2↑ (1)
CuO + H2 Cu + H2O (2)
\[{n_{CuO}} = \frac{{12}}{{80}} = 0,15\](mol).
Theo phương trình hóa học (2): \[{n_{{H_2}}} = {n_{CuO}} = 0,15\](mol).
Theo phương trình hóa học (1): \[{n_{Zn}} = {n_{{H_2}}} = 0,15\](mol).
⇒ \[{m_{Zn}} = 0,15 \times 65 = 9,75\](gam).
Câu 16:
Đáp án B
Các bazơ không tan trong nước là sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, nhôm hiđroxit.
Câu 17:
Đáp án C
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
Câu 18:
Đáp án B
Khối lượng chất tan: \[{m_{CuS{O_4}}} = \frac{{10 \times 50}}{{100}} = 5\](gam).
Khối lượng dung môi (nước): mdm = mdd - mct = 50 - 5 = 45 (gam).
Cách pha chế: hoà tan 5 gam CuSO4 vào cốc đựng 45 gam (hoặc 45 ml) nước cất, khuấy nhẹ.
Câu 19:
Đáp án D
\[{n_{NaN{O_3}}} = \frac{{8,5}}{{85}} = 0,1\] (mol).
⇒ \[{C_M}_{(NaN{O_3})} = \frac{n}{V} = \frac{{0,1}}{{0,2}} = 0,5M\].
Câu 20:
Đáp án C
Độ tan của chất khí sẽ tăng nếu giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Câu 21:
II. Tự luận (4 điểm)
Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a) Điện phân nước.
b) Khí hiđro + oxit sắt từ (Fe3O4) sắt + nước
c) Kali clorat (KClO3) kali clorua + khí oxi.
a) 2H2O 2H2↑ + O2↑
b) 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O
c) 2KClO3 2KCl + 3O2↑
Câu 22:
Cho 5,4 gam nhôm phản ứng hoàn toàn với 500 ml dung dịch axit clohiđric theo sơ đồ:
a) Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng?
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì?
b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở đktc?
c) Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành sau phản ứng?
d) Tính nồng độ mol của dung dịch axit clohiđric đã dùng?
a) Phương trình phản ứng:
2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 + 3H2↑
⇒ Phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
b) Ta có: \({n_{Al}} = \frac{{5,4}}{{27}} = 0,2\,\,mol\)
Theo phương trình: \({n_{{H_2}}} = \frac{3}{2}.{n_{Al}} = 0,3\,\,mol\)
⇒ \({V_{{H_2}}}\)= 0,3.22,4 = 6,72 lít
c) Theo phương trình: \({n_{AlC{l_3}}} = {n_{Al}} = 0,2\,mol\)
⇒ \({m_{AlC{l_3}}}\)= 0,2.133,5 = 26,7 gam.
d) Theo phương trình: \({n_{HCl}} = \frac{6}{2}.n{ & _{Al}} = 3.{n_{Al}} = 0,6\,mol\)
⇒ \({C_{M\,\,(HCl)}} = \frac{{0,6}}{{0,5}} = 1,2M\)