Hoặc
1,656 câu hỏi
Câu 36. Gia tốc là một đại lượng A. đại số, đặc trưng nhanh hay chậm của chuyển động. B. đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc. C. vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động. D. vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
Câu 35. Pha của dao động được dùng để xác định A. Biên độ dao động. B. Trạng thái dao động. C. Tần số dao động. D. Chu kỳ dao động.
Câu 34. Vectơ cường độ điện trường tại một điểm trong điện trường luôn. A. Cùng hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó. B. Ngược hướng với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó. C. Cùng phương với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó. D. Vuông góc với lực tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
Câu 33. Trong các kết quả dưới đây, kết quả nào là kết quả chính xác của phép đo gia tốc trọng trường trong một thí nghiệm? A. 9,82 ± 0,5m/s2. B. 9,825 ± 0,5m/s2. C. 9,825 ± 0,05m/s2. D. 9,82 ± 0,05m/s2.
Câu 32. Bản chất dòng điện trong chất khí là A. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều điện trường. B. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường. C. dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường. D. dòng chuyển dời...
Câu 31. Khi một tải R nối vào nguồn suất điện động ξ và điện trở trong r, thấy công suất mạch ngoài cực đại thì. A. ξ=I.R B. r=R C. PR=ξ.I D. I=ξr
Câu 30. Một bóng đèn dây tóc có ghi 12 V−15 W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức. A. Bình acquy có hiệu điện thế dưới 12 V. B. Bình acquy có hiệu điện thế 12 V đến dưới 15 V. C. Bình acquy có hiệu điện thế 12 V. D. Bình acquy có hiệu điện thế 15 V.
Câu 29. Một mối hàn của cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động α = 65 μV/K được đặt trong không khí ở 20 0C, còn mối hàn kia được nung nóng đến nhiệt độ 320 0C. Suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện đó là? A. 0,195 V. B. 0,235 V. C. 0,0195 V. D. 2,53 V.
Câu 28. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6 V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5 A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24 V thì cường độ dòng điện qua nó là. A. 1,5 A. B. 2 A. C. 3 A. D. 1 A.
Câu 27. Khi bay từ M đến N trong điện trường đều, electron tăng tốc động năng tăng thêm 250 eV. Hiệu điện thế UMN bằng. A. -250 V. B. 250 V. C. – 125 V. D. 125 V.
Câu 26. Quy tắc nắm tay phải được phát biểu. A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. C. Nắm tay phải, rồ...
Câu 25. Hai điện tích điểm q1=10−8C;q2=4.10−8C đặt tại A và B cách nhau 9 cm trong chân không. Phải đặt điện tích q3 = 2.10−6 C tại C cách A bao nhiêu để điện tích q3 cân bằng? A. Cách A 15 cm. B. Cách A 12 cm. C. Cách A 6 cm. D. Cách A 3 cm.
Câu 24. Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54 km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000 N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại? A. 37,5 m. B. 486 m. C. 19 m. D. 75 m.
Câu 23. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm. 1) Đặt mắt nhìn đúng cách 2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp 3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách 4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định 5) Thực hiện phép đo thời gian Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là. A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 3, 2, 5, 4, 1. C. 2, 3, 1, 5, 4. D. 2, 1, 3, 5, 4.
Câu 22. Hai quả cầu giống nhau bằng kim loại khối lượng m = 5 g, được treo cùng vào một điểm O bằng hai sợi dây không dãn, dài 10 cm. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho mỗi quả cầu thì thấy chúng đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc 600. Tính độ lớn điện tích mà ta đã truyền cho quả cầu. Lấy g =10m/s2. A. 3,58.10-7 C. B. 2,35.10-7 C. C. 5,38.10-7 C. D. 3,38.10-7 C.
Câu 21. Khi cho ánh sáng trắng truyền từ không khí vào nước thì bức xạ nào sau đây có góc khúc xạ lớn nhất? A. Lục. B. Đỏ. C. Lam. D. Tím.
Câu 20. Nguồn sóng ở O dao động với tần số 10 Hz, dao động truyền đi với vận tốc 0,4 m/s theo phương Oy; trên phương này có hai điểm P và Q với PQ = 15 cm. Biên độ sóng bằng a = 1 cm và không thay đổi khi lan truyền. Nếu tại thời điểm t nào đó P có li độ 1 cm thì li độ tại Q là. A. 1 cm. B. -1 cm. C. 0 cm. D. 2 cm.
Câu 19. Một ô-tô chạy trên đường thẳng. Ở 13 đoạn đầu của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 23 đoạn sau của đường đi, ô-tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô-tô trên cả đoạn đường là A. 1207km/h . B. 3607km/h . C. 55 km/h. D. 50 km/h.
Câu 18. Một điện tích điểm Q = −2.10−7 C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2. Vectơ cường độ điện trường do điện tích Q gây ra tại điểm B với AB = 7,5 cm có A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V /m. B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,5.104 V /m. C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V /m. D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.104 V /m.
Câu 17. Ở mặt nước, một nguồn sóng đặt tại O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước với bước sóng λ. M và N là hai điểm ở mặt nước sao cho OM = 6λ, ON = 8λ và OM vuông góc với ON. Trên đoạn thẳng MN, số điểm mà tại đó các phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 16. Một chiếc xe nặng 500 kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần đều. Biết trong giây cuối cùng xe đi được 1 m. Độ lớn lực hãm phanh bằng A. 250 N. B. 500 N. C. 1000 N. D. 1250 N.
Câu 15. Một vật chuyển động thẳng có phương trình vận tốc v=2−2t (m/s). Tốc độ trung bình của vật sau 4 s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là A. -2 m/s. B. 3 m/s. C. -12 m/s. D. 2,5 m/s.
Câu 14. Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100 N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là. A. –0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J.
Câu 13. Một người ngồi trên toa xe lửa đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 17,32 m/s, người này thấy giọt nước mưa vạch trên kính những đường thẳng nghiêng 30° so với phương thẳng đứng. Tính vận tốc của những giọt mưa. Biết các giọt mưa rơi đều theo phương thẳng đứng.
Câu 12. Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu thay bằng điện tích -2Q và giảm khoảng cách đến A còn một nửa thì cường độ điện trường tại A có độ lớn là. A. 8E. B. 4E. C. 0,25E. D. E.
Câu 11. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy. A. Mặt Trời đứng yên và Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng. C. Mặt Trăng đứng yên và Mặt Trời quay quanh Trái Đất. D. Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất đứng yên.
Câu 10. Cùng một lực như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau. Diện tích tác dụng của lực lên vật A lớn gấp bốn lần diện tích lực tác dụng lên vật B. A. Áp suất tác dụng lên vật A lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lên vật B. B. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp đôi áp suất tác dụng lên vật A. C. Áp suất tác dụng lên hai vật như nhau. D. Áp suất tác dụng lên vật B lớn gấp bốn lần áp suất tác dụng lê...
Câu 9. Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ A có khối lượng m. Lần lượt treo thêm các quả cân vào A thì chu kì dao động điều hòa của con lắc tương ứng là T. Hình bên biểu diễn sự phụ thuộc của T2 theo tổng khối lượng ∆m của các quả cân treo vào A. Giá trị của m là. A. 90 g. B. 50 g. C. 110 g. D. 70 g
Câu 8. Một cái thước AB = 1 m đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang, có trục qua O cách đầu A một khoảng 80 cm. Một lực F1=4N tác dụng lên đầu A theo phương vuông góc với thước và lực thứ hai F2 tác dụng lên đầu B của thước và theo phương vuông góc với thước. Các lực đều nằm trên mặt phẳng nằm ngang. Nếu thước không chuyển động thì lực có hướng và độ lớn. A. Bằng 0 B. Vuông góc với F→1 và có độ lớn F2=1...
Câu 7. Một ôtô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ôtô chuyển động chậm dần đều cho tới khi dừng hẳn thì ôtô đã chạy thêm 100 m. Gia tốc của ôtô là bao nhiêu?
Câu 6. Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc. A. Khối lượng lớp chất lỏng phía trên. B. Trọng lượng lớp chất lỏng phía trên. C. Thể tích lớp chất lỏng phía trên. D. Độ cao lớp chất lỏng phía trên.
Câu 5. Theo thứ tự tăng dần về tần số của các sóng vô tuyến, sắp xếp nào sau đây đúng? A. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài. B. Sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng dài, sóng trung. C. Sóng dài, sóng trung, sóng ngắn, sóng cực ngắn. D. Sóng dài, sóng ngắn, sóng trung, sóng cực ngắn.
Câu 4. Chọn câu trả lời đúng. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm và độ lớn của mỗi điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ. A. Không thay đổi. B. Giảm 2 lần. C. Tăng lên 2 lần. D. Tăng lên 4 lần.
Câu 3. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là A. 1,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,0 cm. D. 0,25 cm.
Câu 2. Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 5 kg?
Câu 1. Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực nào? A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu. B. Trọng lực của tàu. C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray. D. Cả ba lực trên.
Câu 50. Khi nằm trên đệm mút ta thấy êm hơn khi nằm trên phản gỗ. Tại sao vậy? A. Vì đệm mút mềm hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. B. Vì đệm mút dầy hơn phản gỗ nên áp suất tác dụng lên người giảm. C. Vì đệm mút dễ biến dạng để tăng diện tích tiếp xúc vì vậy giảm áp suất tác dụng lên thân người. D. Vì lực tác dụng của phản gỗ vào thân người lớn hơn.
Câu 49. Quả cầu nhỏ khối lượng m = 25 g, mang điện tích q = 2,5.10-7 C được treo bởi một sợi dây không dãn, khối lượng không đáng kể và đặt vào trong một điện trường đều với cường độ điện trường E→ có phương nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng là A. 300. B. 450. C. 600. D. 750.
Câu 48. Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong chân không, cách điện tích Q một khoảng r là A. E=9.109.Qr2 B. E=−9.109.Qr2 C. E=−9.109.Qr D. E=9.109.Qr
Câu 47. Đại lượng vật lý được đo bằng độ biến thiên tọa độ của vật là A. vận tốc. B. tốc độ. C. độ dịch chuyển. D. quãng đường.
Câu 46. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho. A. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. B. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. C. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. D. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.
Câu 45. Gia tốc của vật càng lên cao thì. A. không thay đổi. B. giảm rồi tăng. C. càng tăng. D. càng giảm.
Câu 44. Hợp lực của 4 lực đồng quy như hình vẽ là. Biết F1=5N,F2=3N,F3=7N,F4=1N A.22N B. 2 N. C. 8 N. D. 0 N.
Câu 43. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn. A. Bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. B. Tác dụng vào hai vật khác nhau. C. Không bằng nhau về độ lớn. D. Tác dụng vào cùng một vật.
Câu 42. Bạn An có khối lượng 50 kg đang đứng trên mặt sàn nằm ngang. Biết diện tích tiếp xúc của hai bàn chân bạn An là với đất là 0,025 m2. Áp suất bạn An tác dụng lên mặt sàn là A. 20000 Pa. B. 200000 Pa. C. 2000 Pa. D. 200 Pa.
Câu 41. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng mà khi ta hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ TC nào đó thì điện trở của kim loại (hay hợp kim) A. không thay đổi. B. giảm đột ngột đến giá trị bằng không. C. tăng đến vô cực. D. giảm đến một giá trị khác không.
Câu 40. Nam châm điện có cấu tạo gồm. A. Nam châm vĩnh cửu và lõi sắt non. B. Cuộn dây dẫn và lõi sắt non. C. Cuộn dây dẫn và nam châm vĩnh cửu. D. Nam châm.
Câu 39. Hai lực cân bằng không thể có. A. Cùng hướng. B. Cùng phương. C. Cùng giá. D. Cùng độ lớn.
Câu 38. Biết cường độ âm chuẩn là 10-12 W/m2 . Khi cường độ âm tại một điểm là 10-4 W/m2 thì mức cường độ âm tại điểm đó bằng A. 50 dB. B. 60 dB. C. 80 dB. D. 70 dB.
Câu 37. Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích −3.108C . Tấm dạ sẽ có điện tích. A. −3.108C. B. 3.108C . C. −1,5.108C . D. 0.
86.7k
53.8k
44.8k
41.7k
40.2k
37.5k
36.5k
35.2k
34k
32.5k