Hoặc
16 câu hỏi
Bài 56 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Trong kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa, lớp 10A có 7 học sinh đăng kí thi môn Toán, 5 học sinh đăng kí thi môn Vật Lí, 6 học sinh đăng kí thi môn Hóa học; trong đó có 3 học sinh đăng kí thi cả Toán và Vật lí, 4 học sinh đăng kí thi cả Toán và Hóa học, 2 học sinh đăng kí thi Vật lí và Hóa học, 1 học sinh đăng kí thi cả ba môn. Hỏi lớp 10A có tất cả bao nh...
Bài 55 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Trong đợt thi giải chạy ngắn cấp trường, lớp 10B có 15 học sinh đăng kí thi nội dung chạy 100m, 10 học sinh đăng kí thi nội dung chạy 200m. Biết lớp 10B có 40 học sinh và có 19 học sinh không đăng kí tham gia nội dung nào. Hỏi lớp 10B có bao nhiêu bạn đăng kí tham gia cả hai nội dung?
Bài 54 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Cho hai tập hợp A = [– 1; 4], B = [m + 1; m + 3] với m là tham số. Tìm tất cả các giá trị của m để B A = ∅.
Bài 53 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Gọi A là tập nghiệm của đa thức P(x), B là tập nghiệm của đa thức Q(x), C là tập nghiệm của đa thức P(x)Q(x). So sánh tập hợp A B và tập hợp C.
Bài 52 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Cho các tập hợp A = [– 1; 2), B = (– ∞; 1]. Xác định A ∩ B, A ∪ B, A B, B A, ℝ B; CℝA.
Bài 51 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Dùng kí hiệu để viết mỗi tập hợp sau và biểu diễn mỗi tập hợp đó trên trục số. a) A = {x ∈ ℝ| – 7 < x < – 4}; b) B = {x ∈ ℝ| – 3 ≤ x ≤ 1}; c) C = {x ∈ ℝ| x ≤ 0}; d) D = {x ∈ ℝ| x > – 1}.
Bài 50 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Lập mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề phủ định đó. a) A. “∀n ∈ ℕ*, n > 1n”; b) B. “∃x ∈ ℤ, 2x + 3 = 0”; c) C. “∃x ∈ ℚ, 4x2 – 1 = 0”; d) D. “∀n ∈ ℕ, n2 + 1 không chia hết cho 3”.
Bài 49 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Cho tứ giác ABCD. Xét các mệnh đề. P. “Tứ giác ABCD là hình bình hành”, Q. “Tứ giác ABCD có các cạnh đối bằng nhau”. Hãy phát biểu hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P, sau đó xác định tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó. Nếu cả hai mệnh đề P ⇒ Q và Q ⇒ P đều đúng, hãy phát biểu mệnh đề tương đương.
Bài 48 trang 17 SBT Toán 10 Tập 1. Cho hình thang ABCD. Xét mệnh đề P ⇒ Q như sau. “Nếu hình thang ABCD cân thì hình thang ABCD có hai cạnh bên bằng nhau”. Phát biểu và xét tính đúng sai mệnh đề đảo của mệnh đề trên.
Bài 47 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Nêu mệnh đề phủ định của mỗi mệnh đề sau và xét tính đúng sai của mỗi mệnh đề đó và mệnh đề phủ định của nó. a) A. “Phương trình x2 – x + 1 = 0 có nghiệm thực”; b) B. “Hình bình hành có tâm đối xứng”.
Bài 46 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Cho hai tập hợp A = [–4; 3) và B = (– 2; +∞). A B bằng. A. [– 4; – 2); B. {– 4; – 3; – 2}. C. [3; +∞). D. [– 4; – 2].
Bài 45 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Cho hai tập hợp E = (2; 4] và F = (4; 5). E∪F bằng. A. (2; 5). B. ∅. C. [2; 5). D. (2; 5].
Bài 44 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Cho hai tập hợp A = {x ∈ ℝ| x + 3 < 4 + 2x}, B = {x ∈ ℝ| 5x – 3 < 4x – 1}. Tất cả các số nguyên thuộc cả hai tập hợp A và B là. A. 0 và 1. B. – 1; 0; 1 và 2. C. 1 và 2. D. 1.
Bài 43 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Cho tập hợp A = {x ∈ ℝ| – 3 ≤ x < 2}. A là tập hợp nào sau đây? A. (– 3; 2). B. { – 3; – 2; – 1; 0; 1}. C. {– 3; 2}. D. [– 3; 2).
Bài 42 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Phủ định của mệnh đề “∀n ∈ ℕ, n2 + n là số chẵn” là. A. “∀n ∈ ℕ, n2 + n không là số chẵn”. B. “∃n ∈ ℕ, n2 + n không là số lẻ”. C. “∃n ∈ ℕ, n2 + n là số lẻ”. D. “∃n ∈ ℕ, n2 + n là số chẵn”.
Bài 41 trang 16 SBT Toán 10 Tập 1. Phát biểu nào sau đây không là mệnh đề toán học? A. Số 2 025 chia hết cho 5. B. Nếu hình thang ABCD nội tiếp đường tròn thì hình thang đó cân. C. Nếu bạn Minh chăm chỉ thì bạn Minh sẽ thành công. D. Các số nguyên tố đều là số lẻ.
87.6k
54.7k
45.7k
41.7k
41.2k
38.4k
37.4k
36.2k
34.9k
33.4k