Hệ thống cơ xương khớp: Giải phẫu, chức năng và tình trạng bệnh lý

Hệ thống cơ xương khớp bao gồm xương, cơ, gân, dây chằng và các mô mềm phối hợp cùng nhau để nâng đỡ trọng lượng của cơ thể và giúp di chuyển. Chấn thương, bệnh tật và lão hóa có thể gây đau, cứng khớp và các vấn đề vận động và chức năng khác. Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh bằng cách khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Hệ cơ xương khớp là gì?

Video: Khám phá hệ xương: Cấu tạo và chức năng của xương

Hệ thống cơ xương bao gồm xương, sụn, dây chằng, gân và các mô liên kết. Bộ xương là khung cố định cho cơ bắp và các mô mềm khác. Chúng cùng nhau nâng đỡ trọng lượng cơ thể, duy trì tư thế và giúp bạn di chuyển.

Một loạt các rối loạn và tình trạng bệnh lý có thể dẫn đến các vấn đề trong hệ thống cơ xương. Lão hóa, chấn thương, dị tật bẩm sinh và bệnh tật có thể gây đau và hạn chế vận động.

Bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh bằng cách quản lý sức khỏe tổng thể, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, duy trì cân nặng hợp lý, tập thể dục thường xuyên và khám sức khỏe thường xuyên.

Hoạt động của hệ cơ xương khớp

Hệ thống thần kinh (trung tâm chỉ huy của cơ thể) kiểm soát các chuyển động cơ bắp theo ý muốn. Các cơ tự chủ là những cơ mà bạn kiểm soát một cách có chủ ý. Một số nhóm cơ lớn thực hiện các hoạt động mạnh như nhảy. Tuy nhiên, những nhóm cơ nhỏ có thể phát sinh các động tác đơn giản hơn, như bấm nút điều khiển. Chuyển động xảy ra khi:

  • Hệ thống thần kinh gồm não và dây thần kinh gửi một thông điệp để kích hoạt các cơ tự chủ.
  • Các sợi cơ co lại (căng lên) để đáp lại tín hiệu từ hệ thần kinh.
  • Khi cơ kích hoạt hoặc co lại sẽ kéo theo gân. Gân gắn cơ với xương.
  • Gân kéo xương, làm cho xương cử động.
  • Để thư giãn cơ, hệ thống thần kinh sẽ gửi một tín hiệu khác, kích hoạt các cơ thư giãn hoặc ngừng hoạt động.
  • Cơ được thả lỏng sẽ dãn ra và di chuyển xương về trạng thái nghỉ ngơi.

Hệ cơ xương gồm những bộ phận nào?

Cấu trúc cơ, xương và dây chằng khớp gối. Nguồn ảnh: main.biooxigenclinic.roCấu trúc cơ, xương và dây chằng khớp gối. Nguồn ảnh: main.biooxigenclinic.ro

Hệ thống cơ xương khớp hoạt động giúp chúng ta đứng, ngồi, đi, chạy và vận động. Cơ thể người trưởng thành có 206 xương và hơn 600 cơ, được nối với nhau bằng dây chằng, gân và mô mềm.

Các bộ phận của hệ thống cơ xương là:

Xương: Xương có mọi hình dạng và kích thước hỗ trợ cơ thể, bảo vệ các cơ quan và mô, dự trữ canxi, chất béo và sản xuất tế bào máu. Vỏ xương cứng bên ngoài bao quanh một trung tâm xốp. Xương là bộ phận cấu trúc và tạo hình dạng của cơ thể. Xương phối hợp với cơ, gân, dây chằng và các mô liên kết khác để giúp cơ thể di chuyển.

Sụn: Một loại mô liên kết, sụn đệm cho xương bên trong khớp, dọc theo cột sống và trong lồng ngực. Sụn cứng chắc giúp bảo vệ xương không cọ xát với nhau. Ngoài ra, sụn còn có ở mũi, tai, xương chậu và phổi.

Các khớp: Các xương kết hợp với nhau để tạo thành khớp. Một số khớp có phạm vi chuyển động lớn, chẳng hạn như khớp vai. Các khớp khác như đầu gối, cho phép xương di chuyển trên mặt phẳng nhưng không xoay.

Cơ bắp: Mỗi cơ được tạo ra từ hàng nghìn sợi cơ co giãn. Cơ bắp cho phép bạn di chuyển, ngồi thẳng lưng và giữ nguyên tư thế. Một số cơ giúp chạy, nhảy và nâng vác đồ. 

Dây chằng: Được cấu tạo từ các sợi collagen dẻo dai, dây chằng kết nối các xương và giúp khớp ổn định.

Gân: Gân kết nối cơ với xương, được cấu tạo từ mô sợi và collagen, gân rất dai nhưng không co giãn nhiều.

Những tình trạng ảnh hưởng đến hệ cơ xương khớp

Thoái hóa đốt sống cổ gây đau và hạn chế vận động. Nguồn ảnh: extremnews.comThoái hóa đốt sống cổ gây đau và hạn chế vận động. Nguồn ảnh: extremnews.comHàng trăm tình trạng có thể gây ra các vấn đề với hệ thống cơ xương khớp. Chúng có thể ảnh hưởng đến cách di chuyển, nói và tương tác với thế giới. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của đau cơ xương khớp và các vấn đề về vận động là:

Lão hóa: Trong quá trình lão hóa tự nhiên, mật độ khoáng xương giảm dần. Xương giảm mật độ có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương. Khi già đi, khối lượng cơ bắp giảm và sụn bắt đầu mòn đi dẫn đến đau, cứng và giảm phạm vi vận động. Sau một chấn thương, thời gian hồi phục có thể không nhanh như khi còn trẻ.

Viêm khớp: Đau, viêm và cứng khớp do viêm. Người lớn tuổi có nhiều khả năng bị viêm xương khớp do sụn bên trong khớp bị phá hủy nhưng tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Các loại viêm khớp khác cũng gây đau và viêm, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớpbệnh gút.

Các vấn đề về lưng: Đau lưng và co thắt cơ cạnh sống có thể do căng cơ hoặc tổn thương như thoát vị đĩa đệm. Một số tình trạng, bao gồm hẹp ống sống và cong vẹo cột sống gây ra các vấn đề về cấu trúc ở lưng, dẫn đến đau và hạn chế khả năng vận động.

Ung thư: Một số loại ung thư ảnh hưởng đến hệ thống cơ xương khớp, bao gồm cả ung thư xương. Các khối u phát triển trong mô liên kết (sarcoma) có thể gây đau và giảm tầm vận động khớp.

Bất thường bẩm sinh hay được gọi là dị tật bẩm sinh: Các bất thường bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến hình dáng, cấu trúc và chức năng của cơ thể. Bàn chân khoèo là một trong những dị tật cơ xương khớp thường gặp ở trẻ sơ sinh gây co rút và giảm phạm vi chuyển động.

Bệnh tật: Một loạt các bệnh ảnh hưởng đến cách hoạt động của cơ xương khớp và các mô liên kết như hoại tử xương làm cho xương bị phá hủy và chết. Các rối loạn khác, chẳng hạn như chứng loạn sản xơ và bệnh giòn xương khiến xương dễ gãy. Các tình trạng ảnh hưởng đến cơ xương bao gồm hơn 30 loại loạn dưỡng cơ.

Chấn thương: Hàng trăm chấn thương có thể ảnh hưởng đến xương, sụn, cơ và các mô liên kết. Các chấn thương có thể do hoạt động quá mức, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay, viêm bao hoạt dịch và viêm gân. Bong gân, rách cơ, gãy xương, chấn thương gân, dây chằng và các mô mềm khác có thể do tai nạn và chấn thương.

Mọi người đều bị đau cơ và khớp theo thời gian. Một trong những bệnh lý cơ xương khớp thường gặp là đau lưng, đặc biệt là đau thắt lưng. Hơn 80% người dân ở Hoa Kỳ bị đau lưng vào một thời điểm nào đó trong đời. Viêm khớp cũng rất phổ biến, hơn 54 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị viêm khớp. Gãy xương, bong gân và căng cơ xảy ra với hàng triệu người mỗi năm. Hầu hết mọi người đều phục hồi sau những chấn thương mà không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài.

Biện pháp giữ cho hệ thống cơ xương khớp khỏe mạnh

Tập thể dục thường xuyên giúp hệ thống cơ xương khớp chắc khỏe. Nguồn ảnh: raisingchildren.netTập thể dục thường xuyên giúp hệ thống cơ xương khớp chắc khỏe. Nguồn ảnh: raisingchildren.net

Cách tốt nhất để chăm sóc hệ thống cơ xương khớp là duy trì tốt sức khỏe một cách tổng thể. Để giữ cho xương và cơ khỏe mạnh nên:

  • Tập thể dục thường xuyên và đảm bảo kết hợp các bài tập kháng trọng lượng và hoạt động tim mạch. Tăng cường sức mạnh cơ bắp có thể hỗ trợ và bảo vệ xương khớp khỏi bị tổn thương.
  • Nghỉ ngơi nhiều để xương và cơ có thể phục hồi và tái tạo lại.
  • Duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng tăng thêm sẽ gây áp lực lên xương và khớp dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe. Nếu tăng cân, hãy trao đổi với bác sĩ để xây dựng một kế hoạch giảm cân hợp lý.
  • Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân bằng trái cây và rau quả, protein và sữa để giúp xương chắc khỏe.
  • Bỏ thuốc lá và tránh hút thuốc. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu khắp cơ thể. Xương, cơ và mô mềm của cần cung cấp máu đầy đủ để khỏe mạnh.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra sức khỏe phù hợp với lứa tuổi. Những người trên 65 tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các xét nghiệm đo mật độ xương.

Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Liên hệ với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng đau, sưng nề, căng cứng, giảm tầm vận động hoặc các vấn đề di chuyển khác. Đi khám ngay nếu có bất kỳ dấu hiệu khởi phát cấp tính nào. Các tình trạng xảy ra đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng.

Những điều cần lưu ý

Mọi người đều bị đau nhức cơ theo thời gian. Mặc dù, không thể phòng ngừa tất cả tình trạng căng cơ, bong gân và gãy xương nhưng bạn có thể giữ cho hệ thống cơ xương của mình khỏe mạnh. Duy trì sức khỏe tổng thể tốt sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh và chấn thương. Giữ gìn sức khỏe sẽ giúp chữa lành tổn thương nhanh hơn. Hãy khám sức khỏe thường xuyên, kiểm soát cân nặng và chăm sóc bản thân để bảo vệ xương cơ khớp chắc khỏe.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!