11 điều cần biết về collagen với cơ thể của bạn

Collagen là một loại protein mà cơ thể sản sinh ra và nó chiếm khoảng 1/3 tổng lượng protein trong cơ thể. Collagen được tìm thấy có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên cơ thể.

Những điều bạn cần biết về collagen

Video 5 điều cần biết về collagen

  • Collagen làm gì cho cơ thể bạn?

Collagen xuất phát từ tiếng Hy Lạp là “kólla”, nghĩa là keo. Các sợi của collagen hoạt động như keo để giữ mọi thứ lại với nhau trong cơ thể giúp tạo nên: cơ, xương, gân, dây chằng, các cơ quan và da.

  • Các loại Collagen

Những điều bạn cần biết về collagen

Dựa trên thành phần axit amin, collagen được chia làm 28 loại khác nhau. 

Khoảng 90% collagen trong cơ thể là typ 1, được tìm thấy trong da, gân, cơ quan nội tạng và thành phần hữu cơ của xương. 

Phần lớn collagen còn lại trong cơ thể được tạo thành từ các loại sau:

    • Typ 2: Tìm thấy trong sụn.
    • Typ 3: Tìm thấy trong tủy xương và các mô bạch huyết.
    • Typ 4: Được tìm thấy tại màng đáy (các tấm collagen mỏng bao quanh hầu hết các loại mô).
    • Typ 5: Tìm thấy trong tóc và bề mặt của tế bào
  • Sự suy giảm collagen khi già đi

Theo thời gian, cơ thể bạn giảm khả năng tạo thêm ra các collagen. Rất khó để đo chính xác lượng collagen mà bạn có trong cơ thể, nhưng khi collagen giảm, sẽ làm xuất hiện các triệu chứng như đau khớp, cứng gân hay dây chằng, cơ yếu đi và da khô, nhăn nheo hơn. Do vậy, chỉ còn cách là bổ sung collagen để cải thiện bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu muốn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách dùng và liều lượng bổ sung sao cho phù hợp với bản thân.

Các yếu tố tác động xấu đến lượng collagen bạn có?


Các yếu tố tác động xấu đến lượng collagen bạn có?

Bên cạnh yếu tố thời gian, ba điều sau sẽ làm giảm lượng collagen của bạn bao gồm: ánh sáng mặt trời, hút thuốc và đường. 

  • Ánh nắng mặt trời ảnh hưởng rất xấu đến da, chẳng hạn như sinh ra các nếp nhăn. Việc tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím làm cho các sợi của collagen bị bong ra, từ đó làm giảm lượng collagen.
  • Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất có thể làm hỏng collagen, góp phần làm da chảy xệ và nhăn nheo. 
  • Đường. Lượng đường dư thừa trong máu không được sử dụng sẽ gắn vào protein, chất béo trên da rồi glycat hóa chúng, hậu quả là tạo ra các gốc tự do có hại AGEs (Advanced Glycation End products). Các chất này làm cho các sợi collagen cũng như elastin trở nên cứng, khô, giòn, từ đó da tổn thương và dần nhăn nheo. 

Collagen trong thẩm mỹ

Collagen trong thẩm mỹ

Nghiên cứu cho thấy các chất bổ sung collagen giúp cải thiện độ đàn hồi, đông thời giảm khô da hiệu quả.

  • Tiêm filler môi giúp thay thế lượng collagen và mô mỡ bị mất, giúp môi đầy đặn trở lại.  
  • Cấy collagen tươi là giải pháp lý tưởng để cải thiện sẹo lồi hay sẹo lõm.
  • Việc sử dụng các mũi tiêm collagen với mục đích làm đầy và căng da cũng dần phổ biến. Lượng collagen này vào cơ thể sẽ giúp tạo ra nhiều collagen hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải tiêm nhắc lại theo lộ trình này vài tháng đến một năm sau để duy trì tác dụng của collagen.  

Collagen không thể làm gì? 

Collagen không thể làm gì?  

Collagen không thể điều trị tình trạng viêm da dị ứng

Không có bằng chứng nào cho thấy collagen điều trị các tình trạng da như chàm hoặc viêm da dị ứng, mặc dù collagen có thể giúp điều trị sẹo mụn.

Dù có giả thiết nhưng cũng chưa có nghiên cứu rõ ràng cho thấy bổ sung collagen có thể ngăn chặn hay điều trị mụn trứng cá

Collagen có thể giảm cân cũng vậy, dù giả thuyết rằng bổ sung collagen có thể giúp no lâu, ngăn chặn sự thèm ăn và giảm cảm giác thèm ăn đường có vẻ thuyết phục nhưng để chăc chắn vẫn cần thêm những nghiên cứu rộng rãi hơn.

Kem Collagen bôi da có hiệu quả cao không?

Kem Collagen bôi da có hiệu quả cao không?

Thực chất các phân tử collagen quá lớn để có thể thẩm thấu qua lớp biểu bì, trung bì vào sâu mang lại hiệu quả thật sự cho da của bạn, mặt khác khi được bôi lên da, collagen này chỉ tạo ra một hàng rào bảo vệ trên da và có tác dụng ngăn ngừa mất nước mà thôi. Nó chỉ tiếp xúc với bề mặt da và sẽ bị trôi đi khi rửa sạch 

Kem dưỡng da cũng có thể tốt trong việc bảo vệ làn da của bạn khỏi tác dụng có hại của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là khi bạn thuộc loại da nhạy cảm.

Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn collagen dạng bôi với tiêu chí sau có thể mang lại hiệu quả như sản xuất theo công nghệ hiện đại (Nano technology) và có thành phần là các phân tử collagen siêu nhỏ để có thể thẩm thâu sâu vào da mà collagen thông thường không làm được

Thực phẩm giúp bổ sung collagen

Thực phẩm giúp bổ sung collagen

 Để tạo ra collagen, trong cơ thể diễn ra quá trình gắn kết các acid amin như glycine và proline với nhau. Các axit amin này được thấy rất phong phú trong  thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá, thịt bò, trứng, sữa và đậu.

Thực phẩm chứa các chất như vitamin C, kẽm và đồng cũng giúp tăng lượng collagen trong cơ thể.

Vitamin C có trong các loại quả họ cam quýt, cà chua và rau xanh. Còn kẽm và đồng dồi dào trong động vật có vỏ như hàu, cua, sò, hến, và các loại hạt,ngũ cốc nguyên hạt, đậu.

Nước hầm xương và collagen

Nước hầm xương và collagen

Nước hầm xương được thấy có chứa nhiều collagen, và nó được biến đổi thành gelatin khi nấu chín. Gelatin chứa glycin, các axit amin chống viêm mạch, và các chất dinh dưỡng khác gồm magie, proline và arginine.   

Nước hầm xương là loại nước tạo nên hương vị thơm ngon của nhiều món ăn. Bạn có thể mua nước dùng xương ở ngoài hoặc tự làm.

Làm nước hầm xương cũng rất đơn giản , bạn  chỉ cần đun lửa nhỏ xương động vật như thịt lợn, bò, gà trong nước trong khoảng 1-2 ngày. Thời gian này sẽ giúp một số protein collagen từ xương được giải phóng ra và tan vào nước dùng. Nước dùng chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

Khi vào cơ thể lượng collagen này không được hấp thụ ngay vào da hoặc khớp mà cơ thể sẽ phá vỡ cấu trúc protein thành các axit amin từ đó để giúp tạo mô mới. 

Lượng collagen mà bạn cần?

Một bài báo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients vào tháng 5 năm 2019 đã đặt ra câu hỏi này. Và kết quả là bổ sung 2,5 - 15g collagen peptide có thể được đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày một cách an toàn trong khi vẫn duy trì sự cân bằng axit amin bình thường.

Làm thế nào nhận biết được liệu cơ thể bạn đang thiếu collagen?

Nếu bạn đang gặp phải bất kỳ điều nào sau đây, thì có thể bạn cần bổ sung thêm collagen

  • Da nhão và nhăn nheo
  • Da mỏng
  • Tóc hoặc móng tay giòn
  • Đau cơ hoặc đau khớp
  • Xương giòn, gãy xương chậm lành
  • Sần da cam.

Bạn có cần bổ sung collagen?


Bạn có cần bổ sung collagen?

Nếu bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cơ thể bạn có thể tạo ra đủ collagen cho nhu cầu của nó. 

Hầu hết các nghiên cứu về bổ sung collagen diễn ra trên phạm vi nhỏ, vì vậy chúng ta cần nhiều nghiên cứu lớn hơn để hiểu rõ ràng hơn

Các nghiên cứu đều cho rằng chất bổ sung collagen là những  sản phẩm an toàn không có tác dụng phụ, tuy nhiên một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra. Các sản phẩm này thường ở dạng bột và bạn có thể ăn kèm đồ uống hoặc nước sốt.

Có quy định nào về việc bổ sung Collagen hay không?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) không quy định việc bổ sung collagen với mức độ nghiêm ngặt như thuốc. Điều này có thể hiểu các công ty sản xuất các sản phẩm collagen không phải chứng minh về việc chúng có hiệu quả hoặc an toàn trước khi đưa ra thị trường.

Nếu bạn mua các sản phẩm chứa collagen, hãy tìm những từ khóa này trong thành phần của sản phẩm: collagen hydrolysate, hydrolyzed collagen hoặc collagen peptides. Điều đó có thể giúp ích cho bạn.

  • Chúng có thích hợp cho người ăn chay không?

 Xu hướng sản xuất chính của các sản phẩm này là việc sử dụng xương và protein từ động vật nên hầu hết các chất bổ sung collagen không thích hợp cho người ăn chay. 

Tuy nhiên một số lựa chọn collagen thuần chay và ăn chay cũng có, mặc dù không dễ tìm, bạn có thể tham khảo trên amazon.

Các biện pháp giúp ngăn ngừa mất collagen

Liệu pháp laser có thể giúp điều trị các vết rạn da, vì nó có thể kích thích sự phát triển của collagen, elastin và melanin.

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp cơ thể sản xuất collagen. Các chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ sự hình thành collagen bao gồm:

  • Proline: Trong lòng trắng trứng, thịt, phô mai, đậu nành và bắp cải.
  • Anthocyanidin: Trong quả mâm xôi đen, quả việt quất, anh đào và quả mâm xôi đỏ.
  • Vitamin C: Trong cam, dâu tây, ớt và bông cải xanh.
  • Đồng: Trong động vật có vỏ, các loại hạt, thịt đỏ.
  • Vitamin A: Xuất hiện trong thực phẩm có nguồn gốc động vật và trong thực phẩm thực vật dưới dạng beta-carotene.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!