Rách cơ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Rách cơ là tình trạng nặng, thường gặp ở vận động viên do chấn thương ở gân hoặc cơ bị kéo giãn quá mức, dẫn đến rách.

Dấu hiệu và triệu chứng rách cơ 

Các triệu chứng của rách cơ là đau vùng  bị tổn thương và cơ sưng to hơn, căng cơ. Rách cơ làm tụ máu trong cơ, khoang và gây huyết khối. Vì vậy, khi bị tình trạng này, hãy đi khám và điều trị các biến chứng nếu có.

Nguyên nhân của rách cơ

Nguyên nhân gây rách cơ là do vận động nặng và quá nhiều, dẫn đến đứt và rách các sợi cơ. Một nguyên nhân khác là do khởi động chưa kỹ trước khi chơi thể thao. Vì vậy, bạn hãy cố gắng khởi động thật kĩ trước khi chơi bất kỳ môn thể thao nào.

Chẩn đoán rách cơ

Nhiều vết rách nhỏ có thể tự khỏi tại nhà, nhưng bạn cần đến gặp bác sĩ để được xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

Bác sĩ có thể khám vết thương và chỉ định các xét nghiệm khác như X-quang hoặc MRI để xác định mức độ rách cơ và loại trừ khả năng gãy xương.

Tùy thuộc vào mức độ chấn thương, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đeo dây hoặc nẹp để cố định chi bị thương trong thời gian hồi phục.

Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tình trạng rách cơ có phải do một bệnh lý nào gây ra không. Nếu có, bạn cần phải được điều trị ngay lập tức. Các bệnh có thể gây ra rách cơ gồm:

  • Hội chứng chèn ép khoang: Nếu bạn bị đau nghiêm trọng, kèm theo cảm giác tê như kim châm, chi bị thương tái nhợt và bị siết chặt, hãy đi khám bác sĩ ngay
  • Đứt gân Achilles: Đau ở dọc mu bàn chân, đặc biệt khi duỗi mắt cá chân. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ bó bột chân bị thương để gân có thời gian phục hồi.

Điều trị rách cơ

Đối với các chấn thương nhẹ ở cơ, chăm sóc tại nhà có thể điều trị được tình trạng này, gồm:

  • Nghỉ ngơi: Bạn nên để cơ bị thương nghỉ ngơi trong một thời gian, tránh vận động nhiều. Nếu sau hai tuần nghỉ ngơi, bạn vẫn còn đau, hãy đi khám bác sĩ
  • Chườm lạnh: Bạn dùng túi vải chườm đá lên vết thương từ 15–20 phút, cách mỗi 2 giờ trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương. Nhiệt lạnh sẽ giảm chảy máu, sưng và viêm
  • Băng nén: Bạn có thể dùng băng thun để bảo vệ vết thương trong 48–72 giờ đầu. Lưu ý không nên băng quá chặt vì máu sẽ không lưu thông được
  • Nâng cao chi bị thương: Bạn có thể nâng chi bị thương cao hơn mức tim để giảm sưng. Nếu không thể, cố gắng nâng chi song song với mặt đất
  • Tránh các yếu tố làm nặng thêm vết thương: Bạn tránh làm bất cứ điều gì làm trầm trọng thêm vết thương trong 72 giờ đầu, gồm: 
  • Chườm nhiệt
  • Sử dụng cồn hoặc uống rượu bia. Rượu bia có thể làm tình trạng chảy máu nặng hơn
  • Vận động mạnh
  • Xoa bóp vùng bị thương.

Bạn cũng có thể dùng các thuốc điều trị rách cơ nếu quá đau hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn, gồm:

  • Acetaminophen: Acetaminophen được dùng trong 2 ngày đầu sau khi chấn thương vì nó không làm gia tăng chảy máu. Sau đó, bạn có thể dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofennaproxen
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc chống viêm không steroid để bôi lên vết thương nhằm giảm đau và sưng tại chỗ
  • Nếu cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau như codein: Tuy nhiên, thuốc này rất nguy hiểm, vì vậy bạn nên tuân theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Bạn cũng có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ bị rách nhanh hồi phục và khôi phục chức năng vận động.

Dự phòng 

Mộ số mẹo sau đây có thể giúp hồi phục rách cơ như:

  • Uống từ 2–3 lít nước lọc mỗi ngày để loại bỏ độc tố
  • Bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là protein và sữa
  • Bổ sung vitamin C để cải thiện mô tổn thương và giảm viêm.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Câu hỏi liên quan

Cơ bắp chân được cấu tạo từ 3 cơ (cơ sinh đôi cẳng chân, cơ gan bàn chân, cơ dép) dính với gân Achilles nằm ở mặt sau phía dưới chân. Rách cơ bắp chân là tình trạng cơ, gân bị căng, rách do hoạt động quá mạnh, chấn thương hoặc luyện tập thể thao sai cách.
Xem thêm
Thời gian phục hồi rách cơ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Đối với rách cơ độ 1 và 2, có thể mất từ 3 – 5 tuần để bệnh nhân dần dần trở lại hoạt động bình thường. Trong trường hợp rách cơ độ 3 hoặc khi phẫu thuật được yêu cầu, thời gian hồi phục có thể mất đến 6 tháng cùng với vật lý trị liệu.
Xem thêm
Rách cơ đùi là một chấn thương phổ biến, đặc biệt ở những người thường xuyên chơi thể thao.
Xem thêm
Rách cơ là tình trạng cơ hoặc gân (gắn vào cơ) bị rách hoặc căng ra do chấn thương hoặc cơ bắp mệt mỏi. Rách cơ là một dạng chấn thương thể thao vì nó thường xảy ra ở những người thường xuyên vận động và chơi thể thao. Rách cơ có thể xảy ra ở bắp chân, ở đùi hoặc ở bắp tay.
Xem thêm
Rách cơ chóp xoay vai (Rotator Cuff Tear) là hiện tượng các cơ quay của khớp vai bị rách một phần hay toàn phần (đứt). Đây là bệnh lý phổ biến ở khớp vai.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Rách cơ
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!