Giải SGK Toán 7 Bài 14 (Kết nối tri thức): Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Toán lớp 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 7 Bài 14. Mời các bạn đón xem:

Giải Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

Video giải bài tập Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác 

Mở đầu

Mở đầu trang 70 Toán 7 Tập 1Trong thực tế, nhiều khi ta không thể đo được hết các cạnh của hai tam giác để khẳng định được chúng có bằng nhau hay không. Khi đó, có cách nào khác giúp ta biết được điều đó?

Lời giải:

Sau bài học này chúng ta sẽ giải quyết được câu hỏi trên như sau:

Ngoài cách sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh để khẳng định hai tam giác bằng nhau thì có thể sử dụng hai trường hợp bằng nhau khác để khẳng định hai tam giác bằng nhau.

Trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh (c.g.c): Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

Trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc (g.c.g): Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau. 

1. Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh - góc - cạnh (c.g.c)

Giải Toán 7 trang 70 Tập 1

HĐ 1 trang 70 Toán 7 Tập 1: Vẽ xAy^=60°. Lấy điểm B trên tia Ax và điểm C trên tia Ay sao cho: AB = 4 cm, AC = 3 cm.

Nối điểm B với điểm C ta được tam giác ABC (H.4.27).

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC của tam giác ABC.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh BC ta được kết quả BC = 3,6 cm. 

HĐ 2 trang 70 Toán 7 Tập 1Vẽ thêm tam giác A'B'C' với B'A'C'^=60°,A'B' = 4 cm và A'C' = 3 cm (H.4.28).

Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa để so sánh độ dài các cạnh tương ứng của hai tam giác ABC và A'B'C'.

- Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?

- Độ dài các cạnh BC và B'C' của hai tam giác em vừa vẽ có bằng các cạnh AB và A'B' của hai tam giác các bạn khác vẽ không?

- Hai tam giác em vừa vẽ có bằng hai tam giác mà các bạn khác vẽ không?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

 Tài liệu VietJack

+) Sau khi dùng thước thẳng có vạch chia (hoặc compa) ta thấy hai tam giác ABC và A'B'C' có: AB = A'B', BC = B'C', AC = A'C'.

Do đó ΔABC=ΔA'B'C'(c.c.c).

+) Độ dài các cạnh BC và B'C' của hai tam giác em vẽ bằng các cạnh BC và B'C' của hai tam giác các bạn khác vẽ.

+) Hai tam giác em vừa vẽ bằng hai tam giác các bạn khác vẽ.

Giải Toán 7 trang 71 Tập 1

Câu hỏi trang 71 Toán 7 Tập 1Trong Hình 4.29, hai tam giác nào bằng nhau?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Hai tam giác ABC và tam giác MNP có:

AB = MN, BAC^=NMP^, AC = MP (với BAC^ , NMP^ lần lượt là góc xen giữa hai cạnh tương ứng bằng nhau của mỗi tam giác).

Do đó ΔABC=ΔMNP (c.g.c).  

Luyện tập 1 trang 71 Toán 7 Tập 1Hai tam giác ABC và MNP trong Hình 4.31 có bằng nhau không? Vì sao?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

ΔABC,ΔMNP; AB = MN, AC = MP;

A^=60°, N^=50°, P^=70o. 

KL

Hai tam giác ABC và MNP có bằng nhau không?

Tài liệu VietJack

Chứng minh (hình vẽ trên):

Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác cho tam giác MNP ta có: M^+N^+P^=180°. 

Suy ra M^=180°N^P^ 

M^=180°50°70° 

M^=60°. 

Do đó A^=M^=60°. 

Xét hai tam giác ABC và MNP có:

AB = MN (theo giả thiết);

A^=M^ (chứng minh trên);

AC = MP (theo giả thiết).

Vậy ΔABC=ΔMNP (c.g.c).  

Vận dụng trang 71 Toán 7 Tập 1Cho Hình 4.32, biết OAB^=ODC^, OA = OD và AB = CD. Chứng minh rằng:

a) AC = DB;

b) ΔOAC=ΔODB.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

ΔOAD, OAB^=ODC^,OA = OD, AB = CD.

KL

a) AC = DB;

b) ΔOAC=ΔODB.

Tài liệu VietJack

Chứng minh (hình vẽ trên):

a) Ta có: AC = AB + BC; BD = BC + CD.

Mà AB = CD (theo giả thiết), do đó AC = DB.

b) Xét tam giác OAC và tam giác ODB có:

OA = OD (theo giả thiết);

OAC^=ODB^ (do OAB^=ODC^ (theo giả thiết));

AC = DB (chứng minh câu a).

Vậy ΔOAC=ΔODB (c.g.c). 

2. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác:  góc - cạnh - góc (g.c.g)

Giải Toán 7 trang 72 Tập 1

HĐ 3 trang 72 Toán 7 Tập 1Vẽ đoạn thẳng BC = 3 cm. Vẽ hai tia Bx và Cy sao cho xBC^=80°,yCB^=40° như Hình 4.33.

Lấy giao điểm A của hai tia Bx và Cy, ta được tam giác ABC (H.4.33).

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài hai cạnh AB, AC của tam giác ABC.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Dùng thước thẳng có vạch chia đo độ dài cạnh AB và AC ta được:

AB = 2,2 cm; AC = 3,4 cm.

HĐ 4 trang 72 Toán 7 Tập 1Vẽ thêm tam giác A'B'C' sao cho B'C' = 3 cm, A'B'C'^=80°,A'C'B'^=40°(H.4.34).

Dùng thước thẳng có vạch chia hoặc compa so sánh độ dài các cạnh của hai tam giác ABC và A'B'C'. Hai tam giác ABC và A'B'C' có bằng nhau không?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Tài liệu VietJack

Dùng thước thẳng có vạch chia ta đo độ dài cạnh A'B' và A'C'  được:

A'B' = 2,2 cm, A'C' = 3,4 cm.

Do đó AB = A'B'; AC = A'C'; BC = B'C'.

Vậy ΔABC=ΔA'B'C' (c.c.c).  

Câu hỏi trang 72 Toán 7 Tập 1Hai tam giác nào trong Hình 4.35 bằng nhau?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

Xét tam giác ABC và tam giác MNP có:

ABC^=MNP^; BC = NP; ACB^=MPN^. 

Vậy ΔABC=ΔMNP (g.c.g).

Các tam giác còn lại tuy có các góc bằng nhau nhưng các cạnh bằng nhau lại không phải cạnh xen giữa các góc. 

Giải Toán 7 trang 73 Tập 1

Luyện tập 2 trang 73 Toán 7 Tập 1Chứng minh hai tam giác ABD và CBD trong Hình 4.37 bằng nhau.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

ΔABD,ΔCBD; 

ADB^=CDB^,ABD^=CBD^.    

KL

ΔABD=ΔCBD.

Tài liệu VietJackChứng minh (hình vẽ trên):

Xét tam giác ABD và tam giác CBD có:

ADB^=CDB^ (theo giả thiết);

DB là cạnh chung;

ABD^=CBD^ (theo giả thiết).

Vậy ΔABD=ΔCBD (g.c.g).

Thử thách nhỏ trang 73 Toán 7 Tập 1Bạn Lan nói rằng: “Nếu tam giác này có một cạnh cùng một góc kề và góc đối diện tương ứng bằng một cạnh cùng một góc kề và góc đối diện của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” (H.4.38). Theo em bạn Lan nói có đúng không? Vì sao?

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

ΔABD,ΔA'B'C'; ABC^=A'B'C'^, BAC^=B'A'C'^, AC = A'C'.

KL

ΔABC và ΔA'B'C' có bằng nhau không?

Tài liệu VietJack

Chứng minh (hình vẽ trên):

Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác cho tam giác ABC và tam giác A'B'C' ta có:

Trong tam giác ABC: BAC^+ABC^+BCA^=180°, suy ra BCA^=180°BAC^+ABC^

Trong tam giác A'B'C': B'A'C'^+A'B'C'^+B'C'A'^=180°,

Suy ra B'C'A'^=180°B'A'C'^+A'B'C'^

Mà ABC^=A'B'C'^, BAC^=B'A'C'^ (theo giả thiết).

Do đó BAC^+ABC^=B'A'C'^+A'B'C'^.

Nên 180°BAC^+ABC^=180°B'A'C'^+A'B'C'^

Hay BCA^=B'C'A'^.

Xét tam giác ABC và tam giác A'B'C' có:

BAC^=B'A'C'^ (theo giả thiết);

AC = A'C' (theo giả thiết);

BCA^=B'C'A'^(chứng minh trên).

Vậy ΔABC=ΔA'B'C' (g.c.g). 

Vậy bạn Lan nói đúng.

Bài tập

Bài 4.12 trang 73 Toán 7 Tập 1: Trong mỗi hình bên (H.4.39), hãy chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

+) Hình 4.39 a)

GT

ΔABD,ΔCDB; 

ABD^=CDB^, AB = CD. 

KL

Chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau. Giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Tài liệu VietJack

Xét tam giác ABD và tam giác CDB có:

AB = CD (theo giả thiết);

ABD^=CDB^ (theo giả thiết);

BD là cạnh chung.

Vậy ΔABD=ΔCDB (c.g.c).

+) Hình 4.39 b)

GT

ΔOAD,ΔOCB;OA = OC, OD = OB.

KL

Chỉ ra một cặp tam giác bằng nhau. Giải thích vì sao chúng bằng nhau.

 Tài liệu VietJack

Xét tam giác OAD và tam giác OCB có:

OA = OC (theo giả thiết);

AOD^=COB^ (hai góc đối đỉnh);

OD = OB (theo giả thiết).

Vậy ΔOAD=ΔOCB (c.g.c).  

Bài 4.13 trang 73 Toán 7 Tập 1Cho hai đoạn thẳng AC và BD cắt nhau tại điểm O sao cho OA = OC, OB = OD như Hình 4.40.

a) Hãy tìm hai cặp tam giác có chung đỉnh O bằng nhau.

b) Chứng minh rằng ΔDAB=ΔBCD.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

OAC,OBD, OA = OC, OB = OD.

KL

a) Tìm hai cặp tam giác có chung đỉnh O bằng nhau;

b) Chứng minh ΔDAB=ΔBCD. 

Tài liệu VietJack

a) Hai cặp tam giác có chung đỉnh O bằng nhau là:

 +) Tam giác OAB và tam giác OCD

Giải thích:

OA = OC (giải thuyết)

OB = OD (giải thuyết)

AOB^=COD^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ΔOAB=ΔOCD (c – g – c)

+) Tam giác OAD và tam giác OCB.

Giải thích:

OA = OC (giải thuyết)

OD = OB (giải thuyết)

AOD^=COB^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ΔOAD=ΔOCB (c – g – c)

b) ΔOAB=ΔOCD (Chứng minh ở câu a) nên ABO^=CDO^ (hai góc tương ứng) hay ABD^=CDB^. 

ΔOAD=ΔOCB(Chứng minh ở câu a) nên ADO^=CBO^ (hai góc tương ứng) hay ADB^=CBD^. 

+) Xét tam giác DAB và tam giác BCD có:

ABD^=CDB^ (chứng minh trên);

BD là cạnh chung;

ADB^=CBD^ (chứng minh trên).

Vậy ΔDAB=ΔBCD (g.c.g). 

Bài 4.14 trang 73 Toán 7 Tập 1Chứng minh rằng hai tam giác ADE và BCE trong Hình 4.41 bằng nhau.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

ΔADE,ΔBCE;AE = BE, DAE^=CBE^.  

KL

ΔADE=ΔBCE.

Tài liệu VietJack

Chứng minh (hình vẽ trên):

Xét tam giác ADE và tam giác BCE có:

DAE^=CBE^ (theo giả thiết);

AE = BE (theo giả thiết);

AED^=BEC^ (hai góc đối đỉnh).

Vậy ΔADE=ΔBCE (g.c.g). 

Bài 4.15 trang 73 Toán 7 Tập 1Cho đoạn thẳng AB song song và bằng đoạn thẳng CD như Hình 4.42. Gọi E là giao điểm của hai đường thẳng AD và BC. Hai điểm G và H lần lượt nằm trên AB và CD sao cho G, E, H thẳng hàng. Chứng minh rằng:

a) ΔABE=ΔDCE;                             

b) EG = EH.

Tài liệu VietJack

Lời giải:

GT

AB = CD, AB // CD;

E là giao điểm của AD và BC;

GAB,HCD;

G, E, H thẳng hàng.

KL

a) ΔABE=ΔDCE;

b) EG = EH.

 Tài liệu VietJack

a) Từ AB // CD (theo giả thiết) suy ra DAB^=ADC^ (hai góc so le trong) và ABC^=DCB^ (hai góc so le trong).

Hay EAB^=EDC^ và ABE^=DCE^.

Xét tam giác ABE và tam giác DCE có:

EAB^=EDC^ (chứng minh trên);

AB = DC (theo giả thiết);

ABE^=DCE^ (chứng minh trên).

Vậy ΔABE=ΔDCE (g.c.g).

b) Từ ΔABE=ΔDCE(chứng minh câu a) suy ra AE = DE (hai cạnh tương ứng).

Xét tam giác AEG và tam giác DEH có:

EAG^=EDH^ (do EAB^=EDC^);

AE = DE (chứng minh trên);

AEG^=DEH^ (hai góc đối đỉnh).

Vậy ΔAEG=ΔDEH (g.c.g).

Suy ra EG = EH (hai cạnh tương ứng).

Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 13: Hai tam giác bằng nhau. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác

Luyện tập chung trang 68

Luyện tập chung trang 74

Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!